Biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 47 - 50)

1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

2.1.4. Biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân

Thứ nhất, chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích của riêng mình,

không quan tâm đến lợi ích chung của cách mạng, của nhân dân.

Sống trong xã hội, mỗi cá nhân là một nhân tố cấu thành xã hội, do đó, cá nhân có quyền đón nhận và hưởng thụ những thành quả lao động chính đáng của mình từ phía xã hội. Song cũng phải có nghĩa vụ cống hiến cho xã hội, đó là trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân với tư cách thành viên của xã hội. Chính sự điều chỉnh cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ mà xã hội loài người mới tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa cá nhân dẫn dắt con người đến sự phá vỡ sự cân bằng đó, vì vậy, nó cũng là nguyên nhân phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và xã hội. Có thể thấy biểu hiện nổi bật của chủ nghĩa cá nhân là tính ích kỷ, hẹp hòi, chỉ đòi hỏi quyền lợi của cá nhân mà không nghĩ đến nghĩa vụ của mình; chỉ đòi hỏi nhân dân phục vụ mình mà không nói đến mình phục vụ nhân dân như thế nào. Cho nên động cơ và mục đích của người cá nhân chủ nghĩa trong hoạt động của mình bao giờ

cũng tuân theo nguyên tắc có lợi cho bản thân, “việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể “miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy” [96, tr.90]. “Đứng trong hàng ngũ chiến đấu của Đảng mà họ không có dũng khí cách mạng, ít lo nghĩ về trách nhiệm của mình, không quyết tâm vươn lên phía trước. Họ hững hờ như người không có lý tưởng, đến đâu hay đó, qua tháng qua ngày” [97, tr.468]. hi “có ít nhiều thành tích thì họ muốn Đảng “cảm ơn” họ. Họ đòi ưu đãi, đòi danh dự và địa vị. Họ đòi hưởng thụ. Nếu không thỏa mãn yêu cầu của họ thì họ oán trách Đảng, cho rằng họ “không có tiền đồ”, họ “bị hy sinh”. Rồi dần dần họ xa rời Đảng, thậm chí phá hoại chính sách và kỷ luật của Đảng” [94, tr.607]. “Họ tự cho mình có quyền sống xa hoa, hưởng lạc, từ đó mà đi đến tham ô, trụy lạc, thậm chí sa vào tội lỗi” [97, tr.469]. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân, “về vật chất thì chỉ muốn hưởng thụ, công việc thì không muốn xung phong” [95, tr.335]. “Họ không có tinh thần đoàn kết, thiếu tính tổ chức, kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân” [98, tr.547]. Con người cá nhân chủ nghĩa, do đó, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, bất chấp cả đạo đức và luật pháp để thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích của mình. Đây chính là nguyên nhân tạo nên sự tha hóa về đạo đức, lối sống, sự coi thường kỷ cương pháp luật trong xã hội. Bởi thế, Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân, nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư, nết xấu... Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, của chủ nghĩa xã hội” [96, tr.90].

Thứ hai, chủ nghĩa cá nhân là tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành,

tham nhũng quyền lực.

Tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành, tham nhũng quyền lực cũng là một trong những biểu hiện nổi bật của người cá nhân chủ nghĩa. Theo Hồ Chí Minh,

những người này “khi có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo xa xỉ,

phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác, mà biến thành người có tội với cách mạng” [90, tr.361]. Họ cho mình cái quyền sở hữu quyền lực chính trị mà nhân dân ủy thác cho họ thành “của riêng” để ban ơn, để kéo bè kéo cánh, tham nhũng tập thể, kể cả thủ đoạn tham nhũng quyền lực. Ở cương vị phụ trách thì tự cho mình

quyền hơn hết thảy, định đoạt mọi việc; ở ngành nào, địa phương nào thì coi đó như một giang sơn riêng, không biết đến lợi ích toàn cục. “Họ coi thường những quyết định của tổ chức, họ là những “ông quan liêu”, chỉ thích dùng mệnh lệnh đối với đồng chí và nhân dân” [97, tr.469]. Hồ Chí Minh cũng chỉ r họ chính là những người, “coi Đảng như một cái cầu thang để thăng quan phát tài” [97, tr.469], ỷ thế vào quyền hạn và trách nhiệm được trao, ỷ thế vào quyền lực tại các cơ quan công quyền, để kéo bè kéo cánh, chăm chú cho lợi ích của nhóm mình, dòng họ và địa phương mình mà không nhìn đến lợi ích của toàn bộ. Đối với họ, “ai hẩu với mình thì dù nói không đúng cũng nghe, tài không có cũng dùng. Ai không thân với mình thì dù họ có tài cũng tìm cách dìm họ xuống, họ nói phải mấy cũng không nghe” [88, tr.88]. Những người như vậy thường biến chất một cách nhanh chóng từ “người cán bộ cách mạng” thành các “ông quan cách mạng”, thành bọn “cường hào mới” trong những lĩnh vực, những cơ quan, đơn vị, địa phương mà họ được nắm quyền lãnh đạo, quản lý. úc này, “lợi ích” không còn được hiểu một cách đúng đắn là cơ sở của đạo đức mà đã trở thành động lực thúc đẩy những hành vi vô đạo đức của những người có trong tay quyền lực.

Thứ ba, chủ nghĩa cá nhân biểu hiện ở tệ quan liêu, mệnh lệnh; xa rời, xem

khinh quần chúng.

Nguồn gốc làm nên sức mạnh của Đảng là sống và trưởng thành trong lòng nhân dân và dân tộc. Đó là bản chất của Đảng ta. Hơn nữa, Đảng là “đứa con nòi xuất thân từ giai cấp lao động”, “một lòng một dạ tận tụy phụng sự nhân dân”, vì “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam”, “không thiên tư thiên vị” nên sinh thành, sống trong lòng và trưởng thành từ trong lòng nhân dân là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, những kẻ cá nhân chủ nghĩa lại luôn đi ngược lẽ tự nhiên ấy. Họ sống và làm việc theo kiểu “bề trên” quan liêu, xa lạ với nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng, đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi nơi, không đi sâu vào vấn đề, chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn. “Nói tóm lại, vì

những người và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấu suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững, kết quả là những người xấu tha hồ tham ô, lãng phí” [90, tr.357]. Họ thường không đi sâu, đi sát phong trào, không nắm được tình hình cụ thể của địa phương, của ngành mình, không gần gũi, lắng nghe và học hỏi nhân dân; thích ngồi bàn giấy, “chỉ tay năm ngón”, “đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình”; cái gì cũng chung chung, đại khái, không có biện pháp cụ thể để giải quyết công việc; rất sợ phê bình, không giữ đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, ngại tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, với cấp dưới nhưng lại hay áp đặt ý kiến cá nhân hoặc buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, hay vi phạm lỷ luật, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân. Chính vì vậy, để nhắc nhở cán bộ, đảng viên của Đảng luôn hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, Hồ Chí Minh đã căn dặn: Ai không còn chỗ đứng trên nền nhân dân, không sống trong lòng nhân dân và dân tộc, không có trách nhiệm với nhân dân là không còn xứng đáng là “đứa con nòi của nhân dân lao động”.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)