1. Đánh giá tình hình nghiên cứu
2.2.1. Khái niệm “Chống chủ nghĩa cá nhân”
Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân, của tình trạng đối lập giữa lợi ích cá nhân với lợi ích chung của toàn xã hội. Về điều này, C.Mác đã khẳng định, chế độ tư hữu khiến cho con người trở nên xa lạ với chính mình và làm biến mất
“tồn tại có tính chất người” của con người. Trạng thái tha hóa này được C.Mác chỉ
ra và phân tích rõ nét trong những phần ông viết về sự tích lũy tư bản chủ nghĩa và
về lợi nhuận của tư bản trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 và nhất là,
trong Tưbản. Chẳng hạn, trong Tư bản, khi chỉ ra sự tha hóa của lực lượng tư bản
mới ra đời, C.Mác đã trích dẫn sự mô tả của T.J.Dunning về lòng tham của tư bản như một minh chứng điển hình, đó là:
Tư bản sợ tình trạng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá ít, cũng như giới tự nhiên sợ chân không. Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được bảo đảm 10 phần trăm lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20 phần trăm thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50 phần trăm thì nó trở nên thật sự táo bạo; được 100 phần trăm thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người; được 300 phần trăm thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ [82, tr.1056].
Như vậy, chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chính là cơ sở kinh tế -
xã hội làm nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, do đó, muốn loại bỏ chủ nghĩa cá nhân thì
chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất phải bị thủ tiêu. Đây là một quá trình
đấu tranh gay go, phức tạp và lâu dài, nhưng cuối cùng cơ sở của đạo đức cách mạng phải chiến thắng. Theo đó, V.I. ênin đã cho rằng, chống chủ nghĩa cá nhân tức là “phải thực hiện một bước tiến khổng lồ trong sự phát triển lực lượng sản xuất, phải chiến thắng sự phản kháng (thường là tiêu cực, đặc biệt dai dẳng và đặc biệt khó khắc phục) của nhiều tàn dư của sản xuất nhỏ, phải chiến thắng sức mạnh to lớn của tập quán và thói thủ cựu gắn liền với tàn dư đó” [73, tr.18]. Đồng thời, phải “đập tan mọi sự phản kháng của bọn tư bản, không những về phương diện quân sự và chính trị, mà cả sự phản kháng về phương diện tư tưởng, sự phản kháng sâu sắc nhất và mãnh liệt nhất,… Sự hứng thú và ham muốn của quần chúng muốn học và hiểu biết về chủ nghĩa cộng sản,… là sự đảm bảo cho thắng lợi của chúng ta trong lĩnh vực này” [74, tr.481]. Không những vậy, cần thông qua thực tiễn cách mạng mà xây dựng cho con người lòng tin tưởng và tình yêu sâu sắc, sự trung thành tuyệt đối, tinh thần kiên định thực hiện đến cùng những nhiệm vụ được giao, ý chí nghị lực vững bền vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để đạt tới mục tiêu cao đẹp của cách mạng. Bởi “chính đó là con đường mà chúng ta có thể và phải theo nhằm trước hết làm cho việc nêu gương trở thành một kiểu mẫu về đạo đức” [72, tr.182]. Chỉ có sự phấn đấu của những người như thế mới có xã hội mới, đạo đức mới và giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
Trên cơ sở nhận thức rõ sự nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Cho nên bao giờ Người cũng đặt ra yêu cầu đối với người cách mạng là phải trau dồi đạo đức cách mạng nhưng muốn “nâng cao” đạo đức cách mạng thì dứt
khoát phải “quét sạch” chủ nghĩa cá nhân. Theo Hồ Chí Minh, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân có nghĩa là người cách mạng phải có trách nhiệm tiêu diệt nó, quét sạch nó ra
khỏi đầu óc mình như quét một thứ rác trong nhà của mình vậy. Điều đáng quan tâm là
Người không hô hào chống chủ nghĩa cá nhân một cách chung chung, trừu tượng mà luôn có quan điểm cụ thể, rõ ràng. Từ những quan điểm về nguồn gốc, bản chất, biểu hiện, tác hại của chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những diện mạo cụ thể của
chủ nghĩa cá nhân trong con người và xã hội - mà ta có thể gọi là cái cá nhân chủ
nghĩa, cùng với nguyên tắc và giải pháp cụ thể để ngăn ngừa, phát hiện, loại bỏ căn
bệnh nguy hiểm này. Như thế, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân có thể hiểu là cuộc
đấu tranh nhằm loại bỏ cái thấp hèn để vươn tới cái cao đẹp, loại bỏ cái ác, cái xấu,
cái vô đạo đức để vươn tới cái đạo đức, cái thiện. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân
phải đi đôi với xây dựng đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần phục vụ, vì lợi ích chung của cả cộng đồng, của nhân dân, dân tộc và nhân loại. Nói cách khác, “Muốn gột sạch những vết tích xấu xa của xã hội cũ, muốn rèn luyện đạo đức cách mạng thì chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ
mãi” [94, tr.602]. Theo đó, có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá
nhân là hệ thống quan điểm về chủ thể, nguyên tắc và biện pháp chống chủ nghĩa cá nhân nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa “hồng” vừa “chuyên”, thực đức thực tài, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn cách mạng,
góp phần nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Tóm lại, dựa theo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - ênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, tác giả luận án cho rằng, chống chủ nghĩa cá nhân là hành động hiện
thực nhằm xóa bỏ những cơ sở nảy sinh, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa cá nhân; nhận diện, ngăn ngừa và loại bỏ cái cá nhân chủ nghĩa trong con người và
xã hội nhằm từng bước xây dựng con người mới, xã hội mới với thế giới quan, nhân
sinh quan mới, tốt đẹp, cao thượng, trong đó kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, một người vì mọi người, mọi người vì một người, sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người.