Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4. Áp dụng các lý thuyết nghiên cứu về hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc
Là tổ chức quốc tế lớn nhất lớn nhất được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 1945 nhằm thực hiện 4 mục đích:
“1. Duy trì hồ bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành
những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hịa bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hịa bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hịa bình, bằng phương pháp hịa bình theo đúng ngun tắc của cơng lý và pháp luật quốc tế;
2. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tơn trọng ngun tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hồ bình thế giới;
3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tơn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo;
4. Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.” [UN,1945, Điều 1]
Như vậy, để thực hiện được các mục đích nói trên, LHQ đảm nhận hai vai trò: - Thứ nhất, LHQ là chủ thể thực hiện việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, phát triển các mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo;
- Thứ hai, LHQ là diễn đàn cho các quốc gia thành viên có cơ hội bày tỏ nguyện vọng và ý kiến đối với các vấn đề quốc tế có thể liên quan hoặc khơng liên quan đến lợi ích quốc gia của mình [UN, 1945, Điều 10]
Ngồi ra, LHQ được đánh giá là nơi bảo vệ lợi ích quốc gia của từng thành viên. Về lý thuyết, lợi ích quốc gia của từng thành viên đã được chuyển thành lợi ích chung khi họ tham gia vào LHQ. Nhưng một số quốc gia ở vị thế có lợi hơn so
với các thành viên khác (ví dụ: các thành viên thường trực tại HĐBA) nên vô hình chung LHQ được xem là có vai trị làm cơng cụ để họ bảo vệ tốt hơn lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế [Hurd I., 2011, tr.2].
Khi LHQ tham gia vào HTNĐ quốc tế, câu hỏi thường xuyên đặt ra đối với tổ chức này là làm thế nào để nâng cao hiệu quả HTNĐ hơn nữa. Để giải đáp được câu hỏi này, Luận án dựa vào Lý thuyết quan hệ quốc tế và Lý thuyết về Tổ chức để phân tích các đặc điểm của hệ thống thiết chế và cơ chế điều phối hoạt động, những thành tựu và hạn chế cũng như cơ hội và thách thức được xem là các nhân tố thúc đẩy hay cản trở hiệu quả của hoạt động HTNĐ của LHQ nói riêng và mạng lưới HTNĐ quốc tế nói chung.
2.1.4.1. Lý thuyết quan hệ quốc tế Chủ nghĩa Hiện thực
Quan điểm của các học giả theo trường phái chủ nghĩa hiện thực ln cho rằng nhà nước là chủ thể chính trong QHQT và có quyền lực gây ảnh hưởng đến chính trị thế giới. Các hành vi của nhà nước trong QHQT được dẫn dắt bởi lợi ích quốc gia với mục tiêu tận dụng và khai thác điểm yếu của kẻ khác sẽ tạo nên sức mạnh cho mình. Ở cấp độ quốc tế, nhà nước luôn tìm cách duy trì và mở rộng quyền lực đối với các nhà nước khác. Điều này dễ gây ra xung đột lợi ích trong một thế giới vơ chính phủ và khơng có một cơ chế cưỡng chế nào ở trên quốc gia. Việc duy trì sự cân bằng quyền lực là cách thức duy nhất bảo đảm cho sự ổn định và an ninh giữa các quốc gia. Với quan điểm nhà nước là trung tâm thì các tổ chức liên chính phủ như LHQ được xem là công cụ cho việc thực hiện chính sách đối ngoại giữa các nhà nước [Bannet, Finnemore, 1999, tr.703]. Nói cách khác, thơng qua việc tham gia vào LHQ, quyền lực nhà nước được mở rộng [Risse, 2003, tr.259]. Các quốc gia thỏa thuận lập ra LHQ cho nên nó phải phục vụ cho việc duy trì bá quyền của họ, đặc biệt là các nước lớn lợi dụng diễn đàn này để thương lượng hoặc đấu tranh, mặc cả lợi ích. Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa hiện thực, LHQ và các IGO khác chỉ giữ vai trị là cơng cụ phục vụ lợi ích quốc gia.
Chủ nghĩa Tự do
Đối lập với chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do quan tâm nhiều hơn đến sự nhận thức mang tính chuẩn mực về chính trị thế giới và thừa nhận sự tồn tại và quyền tự chủ nhất định của các chủ thể phi nhà nước, trong đó có LHQ. LHQ có thể là bên trung gian độc lập hoặc là chất xúc tác lôi kéo các quốc gia hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề nổi cộm mà có khả năng gây ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều quốc gia như giảm trừ vũ khí, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện MDGs và SDGs. Trong lĩnh vực nhân đạo, LHQ có thể phát lời kêu gọi HTNĐ để huy động các nguồn vốn hỗ trợ cho một quốc gia nào đó đang gặp khủng hoảng nhân đạo do XĐVT hay THTN. Các quốc gia có thể đóng góp vào quỹ chung của LHQ để thực hiện HTNĐ quốc tế hoặc viện trợ trên cơ sở song phương tùy theo cách họ tiếp cận theo quan điểm của chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa hiện thực.
Bổ sung cho quan điểm của chủ nghĩa tự do là chủ nghĩa chức năng cũng cho rằng hợp tác quốc tế có thể thơng qua các tổ chức đảm nhận một số hoạt động nhất định. Các quốc gia càng có nhu cầu hợp tác trong nhiều lĩnh vực hay hoạt động cụ thể thì càng cần có thêm các tổ chức mang tính chức năng ra đời. Đó có thể là lý do của việc LHQ thành lập các cơ quan chuyên môn, tổ chức, chương trình như UNICEF, WHO, FAO, UNDP v.v tương đối độc lập trong hệ thống LHQ để đảm nhận những hoạt động mang tính chức năng cụ thể nhưng khơng ảnh hưởng tới tồn bộ hệ thống LHQ. Bằng các quy tắc và quy định được các quốc gia ký kết hoặc thơng qua, LHQ có những ảnh hưởng hoặc định hướng mang tính chuẩn mực nhất định cho sự hợp tác giữa các quốc gia. Chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa chức năng khuyến khích sự hợp tác thơng qua các tổ chức quốc tế, ví dụ HTNĐ để cùng chia sẻ những giá trị đạo đức và pháp luật chung để giải quyết những thách thức mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt. LHQ được xem là chủ thể tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở hợp tác và sự ủng hộ của các quốc gia.
Chủ nghĩa kiến tạo
Các học giả ủng hộ chủ nghĩa kiến tạo cho rằng hiện thực khơng phải là thực tiễn khách quan mà đó là sự giả tưởng cùng được xây dựng nên mang tính chất xã hội. Các nhân tố để tạo nên sự giả tưởng đó khơng mang tính vật chất, đó là những
yếu tố chủ quan như tư tưởng, ý chí, quan niệm và các giá trị. Tuy nhiên phải có sự tương tác lẫn nhau giữa các quốc gia thì những ý tưởng, giá trị, quan niệm chung mới được hình thành, đồng thời các thể chế được thành lập nhằm mục đích hiện thực hóa các ý tưởng hay giá trị chung đó. Trong mối liên hệ với hoạt động từ thiện hay HTNĐ, cộng đồng quốc tế đều thừa nhận giá trị đạo đức và nhân văn trong việc cứu giúp những người đang lâm vào hồn cảnh khó khăn. ICRC, IFRC, LHQ hay các NGO được thành lập và là nơi để các quốc gia tham gia có cơ hội hiện thức hóa các giá trị đó.
Tóm lại, ngoại trừ chủ nghĩa hiện thực, các lý thuyết khác đều công nhận tổ chức quốc tế là chủ thể QHQT, có cấu trúc và thủ tục rõ ràng để phục vụ cho sự tương tác giữa các thành viên trong phạm vi tổ chức đó. Việc LHQ thiết kế các cơ quan chun mơn, quỹ hay chương trình thực hiện chức năng HTNĐ tạo nên một hệ thống xuyên suốt từ cấp quốc tế đến quốc gia giúp cho việc phối hợp, hợp tác với các chủ thể khác thuận lợi hơn nhằm gia tăng hiệu quả của hoạt động HTNĐ. Qua đó tiếp tục khẳng định việc cộng đồng quốc tế cùng hợp tác và chia sẻ những giá trị văn hóa và niềm tin vào những điều tốt đẹp và nhân văn trong QHQT.
2.1.4.2. Lý thuyết về Tổ chức
LHQ là một tổ chức có cấu trúc và cơ chế hoạt động phức tạp và mang tính quốc tế. LHQ có đặc điểm là (i) do các quốc gia thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế; (ii) thành viên là quốc gia; và (iii) có tư cách pháp lý độc lập và tự chủ so với các quốc gia thành viên. Khi phân tích vai trò của LHQ trong hoạt động HTNĐ quốc tế, Lý thuyết về Tổ chức sẽ giúp cho việc xác định hai yếu tố cơ bản đó là năng lực tổ chức của chủ thể (ví dụ: xác định các nguồn lực về con người và tài sản, các nhân tố có thể giúp tăng cường năng lực) và tính chính danh của tổ chức được thừa nhận là giữ vai trò trung tâm của sự lãnh đạo và điều phối hoạt động HTNĐ trong mạng lưới HTNĐ quốc tế. Để làm được điều đó, Lý thuyết về Tổ chức cho rằng tổ chức cần phải phát triển cấu trúc, chức năng và các mối liên hệ hợp lý, thơng qua đó tổ chức có thể giải thích về mơi trường xung quanh nó nhằm đáp ứng được yêu cầu khách quan về tính chính danh. Lý thuyết về Tổ chức cũng sẽ giúp nhận dạng
trình thực thi nhiệm vụ HTNĐ quốc tế. Điều đó để cho thấy rằng LHQ khơng thể tiến hành các hoạt động một cách độc lập nếu thiếu nguồn lực từ bên ngồi (ví dụ việc huy động tiền ủng hộ từ các nhà tài trợ chính phủ, sự hợp tác từ các chủ thể khác và các quốc gia).
Về cấu trúc của một tổ chức, Lý thuyết về Tổ chức đưa ra ba kiểu mơ hình:
Thứ nhất, tổ chức được thiết kế và hoạt động theo mơ hình thị trường: Theo lý
thuyết kinh tế, thị trường được mô tả là một cơ chế phối hợp một cách tự phát nhưng phản ánh các hành động tư lợi của các cá nhân và cơng ty. Thị trường đón chào tất cả mọi người nhưng khi có đơng người tham gia thì tính cạnh tranh xuất hiện và khơng cịn sự gắn kết theo kiểu chủ nghĩa vị tha nữa. Thị trường là hình
thức của một tổ chức tự nguyện, là nơi mỗi cá nhân, công ty độc lập có thể thực
hiện đầy đủ nhu cầu và mục đích riêng. Họ có thể phối hợp với nhau trên cơ sở thỏa
thuận nhưng không tạo thành một thể thống nhất [Powell. 1990, tr.5].
Thứ hai, tổ chức được thiết kế theo mơ hình thứ bậc (cấp trên - cấp dưới)
Trong khoa học xã hội, một tổ chức được định nghĩa là sự sắp xếp của các
hoạt động hướng đến mục đích, có cấu trúc, sự phối hợp giữa các bộ phận, đơn
vị bên trong và có sự kết nối với môi trường bên ngoài [Daft, 2004, tr.11]. Xét theo lý thuyết về Tổ chức, tổ chức được hiểu theo nghĩa hẹp là nhằm cung cấp
một sản phẩm hay hàng hóa cụ thể vì lợi nhuận hoặc không. Để đạt được mục đích đó, các hoạt động khác nhau trong tổ chức được sắp xếp và phối hợp theo một trật tự có hệ thống hoặc dây chuyền dựa vào khả năng của từng bộ phận để
tạo ra một sản phẩn đầu ra mang tính tập thể. Điều này làm hạn chế sự tự do của từng bộ phận. Bên cạnh đó, để tăng cường kiểm sốt hoạt động, một cấu trúc về
chỉ huy và kiểm sốt được hình thành theo kiểu thứ bậc. Mỗi cấp có thẩm quyền
quản lý nhất định để phối hợp hoạt động trong phạm vi chức năng được giao. Mỗi người lao động làm việc theo một cơ chế về thủ tục hành chính và phân
cơng vai trị rõ ràng. Tất cả các đơn vị chức năng trong tổ chức gắn với nhau và
phối hợp theo cấu trúc quản trị hình chóp, ra mệnh lệnh từ trên xuống và báo cáo
Thứ ba, tổ chức được thiết kế theo mơ hình mạng lưới
Hình thức hợp tác, liên kết phát triển mạnh từ năm 1980 trong các ngành công nghiệp ở các nước phát triển, kéo theo sự hình thành và tạo ra một hình thức tổ chức, quản trị và thiết lập quan hệ trao đổi giữa các tổ chức. Theo Ebers “khi mạng lưới có thể tạo ra các hình thức khác nhau, tất cả hình thức này có đặc điểm là được tạo nên bởi các mối quan hệ trao đổi thường xuyên giữa các tổ chức nhưng vẫn duy trì quyền kiểm sốt các nguồn lực riêng của mình” [Ebers, 1997, tr.1]. Động cơ thúc đẩy các tổ chức liên kết thành mạng lưới trong ngành công nghiệp được cho là: thứ nhất, thông
qua hợp tác, liên kết các tổ chức cố gắng tìm kiếm thêm doanh thu, tiếp cận thị trường mới, giảm bớt cạnh tranh, đối thủ trở thành đồng minh, tiếp cận được các nguồn lực bổ sung (thời gian, thơng tin, tài sản, tính chính danh v.v); thứ hai, thông qua hợp tác, các tổ chức giảm được chi phí bằng việc cùng tổ chức nghiên cứu, tiếp thị và xúc tiến thương mại; thứ ba, tăng khả năng hiệp lực của nhóm để ứng phó với biến động thị
trường, khả năng tuân thủ pháp luật cao hơn [Alter/Hage, 1993, tr.14].
Đối với các tổ chức phi lợi nhuận, động cơ tham gia mạng lưới của họ được nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra nhận xét khác nhau. Các học giả ủng hộ quan điểm về mạng lưới như Alter & Hage (1993), Thomson (2001) cho rằng nhu cầu chia sẻ kinh nghiệm và phát triển khả năng thích ứng của tổ chức đối với việc thay đổi hoàn cảnh là động cơ thúc đầy tổ chức tham gia mạng lưới. Với quan điểm của Zuckerman & D‟Aunno (1990) về tính phụ thuộc vào nguồn lực cho rằng chính những ràng buộc về môi trường hoạt động và nhu cầu bảo đảm nguồn lực là các nhân tố thúc đẩy tổ chức tham gia mạng lưới. Các học giả như Porvan & Milward (1991) xem xét động cơ của tổ chức theo Lý thuyết về Thiết chế (Institutional
Theory) cho rằng nhu cầu phát triển sự ứng phó chung để giải quyết những vướng
mắc hay vấn đề mà tổ chức đang phải đối mặt hoặc nhu cầu có được tính chính danh đối với một tổ chức đã lôi kéo họ tham gia mạng lưới. Rõ ràng là khơng có quan điểm nào nổi trội có thể giải thích đầy đủ về động cơ tham gia vào mạng lưới của một tổ chức. Do đó, cần có một cách tiếp cận theo Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý để nghiên cứu về sự trao đổi giữa các chủ thể độc lập đạt được mục đích gì khi
hệ giữa các chủ thể với nhau có thể chia sẻ những giá trị chung như thế nào [Sowa.E.J., 2009, tr.1005].
Giống với mơ hình thị trường, trong hình thức tổ chức mạng lưới, các tổ chức thành viên vẫn duy trì được tính độc lập trong việc ra quyết định đối với các lĩnh vực hoặc phạm vi hoạt động riêng của mình. Nhưng điểm khác biệt cơ bản với mơ hình thị trường và thứ bậc là các tổ chức trong mạng lưới có những hoạt động mang tính chất cộng tác hướng tới mục đích chung, tự nguyện tham gia liên kết mạng lưới và khơng có sự áp đặt theo kiểu chỉ huy và kiểm soát. Việc giao quyền điều phối hoạt động của mạng lưới cho một tổ chức đại diện dựa vào sự nhất trí và ủy quyền của các tổ chức thành viên. Theo Lý thuyết về Mạng lưới xã hội (là một nhánh của lý thuyết liên tổ chức), hình thức mạng lưới được xem là “một hệ thống mở, gắn kết lỏng lẻo của các tổ chức độc lập” [Alter, Hage, 1993, tr.4]. Nhược điểm của tổ chức mạng lưới đó là sự ly tâm, các tổ chức vẫn hướng đến lợi ích của mình hơn. Do vậy nếu các tổ chức muốn duy trì và củng cố mạng lưới, họ cần tìm ra một cơ chế