Cơ chế phân phối viện trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hỗ trợ nhân đạo của liên hợp quốc ứng phó với thảm họa thiên nhiên (2000 2015) (Trang 99 - 100)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Cơ chế điều phối hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc

3.3.4. Cơ chế phân phối viện trợ

Những yêu cầu về việc tăng cường hiệu quả hơn nữa nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong cuộc khủng hoảng nhân đạo đã buộc các tổ chức nhân đạo xem xét lại cách thức phân phối viện trợ. HTNĐ bằng hàng hóa được đánh giá là khơng cịn phù hợp, làm chậm trễ quá trình phân phối và tiếp nhận, gia tăng chi phí vận chuyển và hạn chế số lượng người được hưởng lợi. Tác động tích cực của q trình tồn cầu hóa và sự phát triển của cơng nghệ thơng tin đã tạo điều kiện cho sự thay đổi cách thức phân phối viện trợ trong HTNĐ. Chương trình chuyển tiền mặt (Cash Transfer

Program) đã được thừa nhận là mang lại sự linh hoạt, hiệu quả cao hơn và có tác

động tích cực trong hoạt động HTNĐ.

Ý tưởng về Chương trình chuyển tiền mặt cho các nạn nhân của khủng hoảng nhân đạo đã được Amartya Sen nêu ra trong cuốn sách Nghèo và Chết Đói (Poverty and Famines) năm 1981. Ông cho rằng người nghèo bị chết đói khơng phải vì khơng đủ nguồn cung cấp lương thực và cũng khơng phải vì thị trường địa phương thiếu lương thực mà là vì họ khơng có tiền mua lương thực. Ông đã đề xuất việc hỗ trợ bằng tiền mặt để ứng phó và ngăn chặn nạn chết đói. Vào những năm 1990 có sự chuyển biến trong nhận thức và cách tiếp cận của các tổ chức nhân đạo về thay đổi biện pháp phân phối viện trợ. Chương trình chuyển tiền mặt được triển khai ngay sau Tsunami năm 2004 và áp dụng rộng rãi trong các thảm họa ở Somali năm 2011, Philippines năm 2013 v.v. Chương trình chuyển tiền mặt được đánh giá là có nhiều tác động tích cực hơn viện trợ hàng hóa truyền thống khi Chương trình chuyển tiền mặt tạo thêm cơ hội để giúp người dân bị ảnh hưởng bởi THTN nhận tiền nhanh hơn. Qua đó, họ có thể chủ động mua sắm các đồ dùng đáp ứng đúng nhu cầu, thị trường địa phương cũng có điều kiện phục hồi nhanh hơn. Do giảm chi phí vận chuyển nên có thêm nhiều người được nhận sự hỗ trợ. Khu vực kinh tế tư nhân sẵn sàng đưa ra các giải pháp công nghệ để giúp người dân nhận được tiền thơng qua thanh tốn điện tử, như vậy người dân ở những khu vực đi lại khó khăn, xa xơi vẫn có thể nhận được sự hỗ trợ. Đối với các tổ chức nhân đạo và nhà tài trợ, Chương trình chuyển tiền mặt giúp tăng cường trách nhiệm giải trình, tính minh bạch với người dân và chính phủ nước sở tại. Nhưng

cho dù ở phạm vi hẹp hơn, phương thức viện trợ hàng hóa truyền thống vẫn phải được duy trì để cung cấp cho những khu vực mà thị trường địa phương bị tê liệt và hàng hóa khơng có sẵn. Đối với chính phủ nước sở tại, Chương trình chuyển tiền mặt giúp cho họ gắn kết với xây dựng chính sách an sinh xã hội tốt hơn và các chương trình phát triển bền vững lâu dài hơn.

Sau năm 2000, tính chất khủng hoảng nhân đạo có nhiều thay đổi, LHQ đã có nhiều nỗ lực thích ứng với hồn cảnh mới. Cấu trúc hệ thống thiết chế được thành lập trước năm 2000 vẫn được giữ nguyên, nhưng LHQ đã có nhiều cải cách, đặc biệt là Chương trình cải cách năm 2005 và Chương trình chuyển đổi năm 2011 đã bổ sung thêm quyền hạn và nhiệm vụ của IASC và OCHA ở cấp quốc tế và củng cố thêm vị trí và vai trị của Điều phối viên HTNĐ quốc gia và Đội HTNĐ cấp quốc gia thông qua sự lãnh đạo tổng thể các Nhóm phối hợp. Các cơ quan đại diện LHQ cũng được trao thêm quyền lãnh đạo các Nhóm phối hợp và điều phối hoạt động giữa các thành viên. Những thay đổi đó đã đóng góp vào việc cải thiện kết quả HTNĐ của LHQ nói riêng và MLHTNĐ nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hỗ trợ nhân đạo của liên hợp quốc ứng phó với thảm họa thiên nhiên (2000 2015) (Trang 99 - 100)