Thay đổi cách tiếp cận trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hỗ trợ nhân đạo của liên hợp quốc ứng phó với thảm họa thiên nhiên (2000 2015) (Trang 151 - 153)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ nhân đạo ứng phó vớ

4.2.2. Thay đổi cách tiếp cận trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo

Thứ nhất, LHQ nên chuyển từ tập quyền sang phân quyền

Nếu LHQ muốn thu hút thêm nhiều chủ thể phi truyền thống tham gia và gắn kết trong mạng lưới HTNĐ quốc tế, LHQ nên phải thay đổi cách tiếp cận trong hoạt động HTNĐ từ việc quá tập trung quyền lực vào hệ thống nội bộ hướng sang sự phân quyền cho các chủ thể ngoài hệ thống LHQ dựa vào lợi thế so sánh để hướng tới kết quả chung là tăng cường hơn nữa hiệu quả của HTNĐ. Điều đó sẽ làm giảm bớt sự xung đột lợi ích ngay trong bản thân hệ thống HTNĐ của LHQ khi vừa đảm nhận vai trò xây dựng và duy trì các chuẩn mực và luật lệ vừa phải tích cực tìm kiếm các nguồn lực để duy trì hoạt động của tổ chức trực thuộc. Nhưng sự phân công lao động trong mạng lưới HTNĐ quốc tế sẽ khơng làm giảm đi vai trị trung tâm và duy nhất của LHQ trong việc lãnh đạo và điều phối hoạt động HTNĐ.

Thứ hai, LHQ nên thừa nhận Chủ thể địa phương là đối tác thực hiện chương

trình HTNĐ trên hiện trường.

Thay vì coi Chủ thể địa phương là nhà thầu, LHQ cần thừa nhận họ là người chịu trách nhiệm đầu tiên ứng phó với khủng hoảng nhân đạo, từ đó LHQ có chính sách phù hợp giúp trao quyền lãnh đạo cho họ trong tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý rủi ro thảm họa, các tổ chức nhân đạo quốc tế chỉ giữ vai trò hỗ trợ theo đúng tinh thần của Nghị quyết 46/182. Sự đối xử bình đẳng đối tác khơng chỉ là một nguyên tắc tồn cầu mà cịn là một quan điểm cần phải được LHQ thực hiện trong thực tế, cho phép phân cơng trách nhiệm bình đẳng giữa Chủ thể địa phương và chủ thể quốc tế. Điều này có thể hỗ trợ cho LHQ thực hiện tốt vai trò xây dựng và bảo vệ việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực, luật lệ và tư vấn chính sách quản lý rủi ro thảm họa cho quốc gia.

Xem xét về lợi thế so sánh, Chủ thể địa phương có nhiều kinh nghiệm và tri thức địa phương, am hiểu địa hình, tập qn và văn hóa của khu vực bị ảnh hưởng. Đối với khu vực cứu trợ không bảo đảm an ninh, Chủ thể địa phương là đối tượng duy nhất có khả năng tiếp cận với các nạn nhân, đơi khi họ còn được cho là chủ thể trung lập và vô tư hơn so với các chủ thể quốc tế, do đó họ sẽ là người thực hiện cơng tác cứu trợ khẩn cấp đầu tiên sau thảm họa.

Với cách tiếp cận “đặt người dân vào trung tâm của HTNĐ”, vấn đề trao

quyền và tập trung nâng cao năng lực ứng phó với THTN của Chủ thể địa phương đang thu hút nhiều sự quan tâm tại WHS năm 2016 để cố gắng tăng cường tiếng nói của họ trong việc phối hợp triển khai HTNĐ. Chỉ bằng cách này, vai trò của quốc

gia với tư cách là “người chịu trách nhiệm đầu tiên” trong việc chuẩn bị, ứng phó và

tái thiết được đề ra trong Nghị quyết 46/182 mới được thực hiện, đồng thời các nguyên tắc nhân đạo được bảo đảm tuân thủ, khi đó LHQ và các tổ chức khác sẽ đảm nhận vai trị hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách nhiều hơn thay cho can thiệp nhân đạo trực tiếp. Mặc dù vậy, trong những lúc cần thiết, LHQ và các tổ chức nhân đạo quốc tế có thể sẵn sàng “bước vào” những nơi khủng hoảng mà năng lực địa phương không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân [ICM, IPI, 2017, tr.22).

Nhưng điều này không phải dễ dàng thay đổi khi xem xét đến lợi ích của các Cơ quan đại diện LHQ và các NGO quốc tế khác khi họ nhận được nhiều nguồn tài trợ vốn hơn các chủ thể khác. Nhiệm vụ đặt ra đối với LHQ là cần tìm ra những

cách thức mới hay đổi mới cơ chế điều phối và lãnh đạo của phương thức Nhóm phối hợp để trao thêm quyền cho Chủ thể địa phương, đồng thời xác định họ là người chịu trách nhiệm giải trình cho người dân bị ảnh hưởng bởi THTN. Sự cân bằng lợi ích và hài hịa quyền lực giữa hệ thống nhân đạo LHQ với các quốc gia,

xây dựng sự ứng phó nhân đạo tập thể bền vững sẽ giúp HTNĐ có hiệu quả và phát huy hết tác dụng, kịp thời và đầy đủ.

Thứ ba, LHQ nên có các định hướng rõ ràng và chính sách khuyến khích kết

nối HTNĐ và hỗ trợ phát triển

LHQ nên cố gắng thuyết phục các tổ chức tài chính quốc tế và nhà tài trợ

chính phủ biến những cam kết thành hành động để cung cấp nguồn tài chính dự phịng tạo điều kiện kết nối HTNĐ và hỗ trợ phát triển thông qua việc xây dựng các

biện pháp hướng tới mục tiêu chung về quản lý rủi ro thảm họa. Mặc dù nhiệm vụ

chính của HTNĐ là cứu trợ khẩn cấp, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của con người nhưng các tổ chức nhân đạo cũng cần xem xét các yếu tố phúc lợi khác như nhu cầu kinh tế, sự gắn kết xã hội trong việc giải quyết chấm dứt khủng hoảng nhân đạo

hướng tới các mục tiêu phát triển lâu dài, tránh để kéo dài hay tái diễn. Bên cạnh đó, hỗ trợ phát triển có thể giúp các quốc gia đang phát triển đổi mới các chính sách quản lý kinh tế-xã hội, chỉ ra nguyên nhân của tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước

thảm họa, hướng tới xây dựng khả năng chống chịu và thích ứng với những thách

thức toàn cầu ngày càng gia tăng. Do vậy, vấn đề giảm thiểu tính dễ bị tổn thương,

xây dựng năng lực quản lý rủi ro thảm họa cho Chủ thể địa phương sẽ là điểm chung để hai chủ thể này có thể hợp tác và cùng nhau can thiệp vào cuộc khủng hoảng nhân đạo ngay từ khi mới bắt đầu. Trên cơ sở có những đánh giá và phân tích

chung về nhu cầu cần HTNĐ, các chủ thể này mới có thể chỉ ra được những ảnh hưởng của thảm họa đến kinh tế và kết cấu xã hội, từ đó cùng nhau xây dựng các chương trình hỗ trợ ưu tiên có tính chất đa chiều và đa lĩnh vực với mục tiêu thay đổi cuộc sống của người dân: từ việc tiếp nhận sự cứu trợ sang chấm dứt nhu cầu HTNĐ và tiến tới giai đoạn phát triển. Đây là mục tiêu chính của LHQ muốn đạt được khi triển khai HTNĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hỗ trợ nhân đạo của liên hợp quốc ứng phó với thảm họa thiên nhiên (2000 2015) (Trang 151 - 153)