Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3. Cơ chế điều phối hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc
3.3.3. Phối kết hợp với lực lượng quân sự
Việc sử dụng tài sản quân sự trong HTNĐ vẫn còn được bàn luận nhiều giữa cộng đồng nhân đạo quốc tế. Trong trường hợp có XĐVT, việc sử dụng tài sản quân sự để phục vụ công việc cứu trợ khẩn cấp là cực kỳ nhạy cảm và dễ gây ra hiểu lầm nếu khơng có thơng tin rõ ràng. Đối với THTN, việc sử dụng tài sản quân sự dễ được chấp nhận hơn với điều kiện đó là “phương sách cuối cùng” (only as a last
resort) khi các nguồn lực dân sự và quân sự trong nước, các Nhóm phối hợp của
LHQ khơng đủ khả năng ứng phó kịp thời.
Sự hỗ trợ khẩn cấp của lực lượng hải quân của một số nước như Mỹ, Australia, New Zealand, Singapore, Ấn Độ, Pakistan cho các nước ven biển sau Tsunami 2004 đã cho thấy sự tham gia của lực lượng quân sự trong các vấn đề HTNĐ sau THTN bùng phát trên diện rộng là thực sự cần thiết và được thừa nhận là một chủ thể trong mạng lưới hỗ trợ nhân đạo quốc tế. Năng lực và hậu cần sẵn có của lực lượng quân sự nước ngoài được xem là giá trị bổ sung cho các chủ thể nhân đạo khác.
Bên cạnh đó, LHQ có thể sử dụng Lực lượng gìn giữ hịa bình và Lực lượng xây dựng hịa bình có mặt ở những quốc gia đang trong tình trạng XĐVT hoặc bất ổn về an ninh tham gia HTNĐ sau THTN. Một đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ có trách nhiệm giám sát tổng thể hoạt động quân sự phục vụ cứu trợ khẩn cấp. OCHA được giao hỗ trợ lực lượng quân sự LHQ thông qua việc đào tạo và tư vấn về việc sử dụng tài sản quân sự vào việc cứu trợ nhân đạo khi có thảm họa xảy ra. Tuy nhiên việc sử dụng Lực lượng gìn giữ hịa bình và Lực lượng xây dựng hịa
bình vào cứu trợ khẩn cấp dân sự cũng rất hạn chế vì các lực lượng này thường khơng có đủ trang thiết bị cần thiết nhưng họ có thể giúp duy trì ổn định trật tự và an ninh ở những khu vực đang được HTNĐ.
Để tránh lạm dụng việc cứu trợ nhân đạo dưới hình thức can thiệp quân sự, việc huy động lính và sử dụng các loại tài sản quân sự dùng cho mục đích dân sự phải tuân thủ các nguyên tắc nhân đạo, công bằng và trung lập với sự đồng ý của quốc gia bị ảnh hưởng bởi thảm họa phù hợp với quy định của Bản hướng dẫn của IASC về sử dụng tài sản quân sự và bảo vệ dân sự trong cứu trợ thảm họa (Oslo Guideline )36 và một số thỏa thuận khu vực về vấn đề này37. Ở cấp độ quốc tế, LHQ thiết lập cơ chế điều phối HTNĐ quân sự - dân sự (UN Humanitarian Civil Military
Coordination - UNCMCoord) để tăng cường sự đối thoại và tiếp xúc giữa các chủ
thể dân sự và quân sự nhằm bảo vệ và thực thi các nguyên tắc HTNĐ, tránh cạnh tranh, giảm thiểu sự chồng chéo, thiết lập các kênh thông tin liên lạc và đào tạo nhân viên tham gia HTNĐ chung.
Tuy nhiên, sự hiện diện của lực lượng quân sự nước ngoài trong trường hợp cứu trợ nhân đạo khẩn cấp ở quốc gia khác cũng nảy sinh mối lo ngại nếu như sự hỗ trợ của họ có định hướng chính trị hoặc có thể gây tác động tiêu cực đến nhận thức của người dân địa phương đối với các hoạt động HTNĐ nói chung và các tổ chức nhân đạo quốc tế khác. Mặt khác, sự phối hợp giữa lực lượng dân sự trong nước với lực lượng quân sự nước ngoài gặp nhiều thách thức do sự khác nhau về phương pháp làm việc, văn hóa tổ chức. Trường hợp cứu trợ khẩn cấp sau Tsunami 2004 hay trận động đất ở Haiti năm 2010 đã cho thấy những khó khăn khi thiếu hệ thống kỹ thuật hỗ trợ thơng tin liên lạc hay tìm kiếm sự nhất trí trong q trình ra quyết định giữa hai nhóm này. Do đó, sử dụng lực lượng qn sự nước ngồi trong các tình huống khẩn cấp phức tạp được xem là trường hợp đặc biệt và đặt dưới sự kiểm soát của Điều phối viên HTNĐ quốc gia.
36. “Oslo Guidelines on the use of military and Civil defence assets in disaster relief ” do một số nhà tài trợ là
chính phủ và các tổ chức nhân đạo xây dựng năm 1996 và sửa đổi năm 2006 (xem http://reliefweb.int/node/22914, truy cập 12/6/2016).
37. 1998 Agreement among the Governments of the Participating States of the Balck Sea Economic Co-