Khái quát các kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giả

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 29)

6. Kết cấu của luận án

1.2. Khái quát các kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giả

quyết

1.2.1. Khái quát các kết quả nghiên cứu

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận án, tác giả nhận thấy những công trình trên cơ bản đã đề cập tới một số vấn đề sau:

- Về nội dung:

+ Một là, các công trình khoa học nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến

dân chủ rất phong phú và đa dạng từ nhiều góc độ như: lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, luật pháp … trên phạm vi cả nước, ở các vùng khác nhau nhưng đều thống nhất và khẳng định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ đối với sự phát triển KT - XH của đất nước, của các vùng, miền và của từng tỉnh riêng biệt. Ở Việt Nam, thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ của người dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo nhằm phát huy mọi tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân để đẩy mạnh phát triển KT - XH, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

+ Hai là, những công trình khoa học nói trên đã bước đầu hệ thống hóa

đường lối, chủ trương của Đảng, của một số Đảng bộ địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Các công trình đã phục dựng lại bức tranh khá toàn diện về tình hình thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới; nêu lên những thành tựu quan trọng cũng như chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dân chủ cơ sở ở một số Đảng bộ địa phương.

+ Ba là, một số công trình trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện dân chủ cơ sở ở một số Đảng bộ địa phương đã rút ra kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hành và phát dân chủ trên phạm vi cả nước, ở một số địa phương trong thời kỳ đổi mới. Các tác giả khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã quan tâm lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở. Để việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân tạo ra động lực to lớn trong phát triển KT - XH, các địa phương, trong đó có tỉnh Thái Bình, cần có những giải pháp, cách làm sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng địa phương.

- Về tư liệu:

Các nhóm công trình đã sưu tập, hệ thống hoá được một số lượng khá lớn các đầu tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ, nguồn gốc lưu trữ của tài liệu… Đây thực sự là định hướng hữu ích cho tác giả luận án trong việc tìm kiếm và xử lý tài liệu nghiên cứu và tài liệu tham khảo, từ trung ương đến địa phương để thực hiện đề tài nghiên cứu.

- Về phương pháp nghiên cứu:

Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ góc độ lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, luật pháp… các công trình nghiên cứu đi trước đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu. Ở một số công trình đã sử dụng phổ biến các phương pháp chủ yếu của khoa học lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic và một số phương pháp khác như phân tích, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học… nhằm làm rõ vai trò, vị trí của việc thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở một số địa phương và ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình. Những phương pháp được sử dụng trong các công trình nghiên cứu có rất nhiều giá trị đối với nghiên cứu sinh trong thực hiện đề tài của mình.

1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Xuất phát từ những vấn đề chưa được giải quyết, trên cơ sở kế thừa tư liệu của những công trình nghiên cứu có liên quan, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu sau:

- Luận án phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Thái Bình; chỉ ra yêu cầu khách quan của việc thực hiện dân chủ cơ sở ở Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2103.

- Luận án phục dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở góp phần ổn định tình hình, phát triển KT - XH trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2013.

- Phân tích một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử mang tính riêng biệt từ thực tiễn Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013; đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho hiện tại.

Tiểu kết chƣơng 1

Trên cơ sở khảo cứu những công trình nghiên cứu về dân chủ, dân chủ ở cơ sở và thực hiện dân chủ cơ sở ở tỉnh Thái Bình có thể thấy, bên cạnh những kết quả đạt được về nội dung, tư liệu và phương pháp nghiên cứu nêu trên, những công trình nghiên cứu về việc thực hiện dân chủ cơ sở ở tỉnh Thái Bình mới chỉ mang tính khái quát; nghiên cứu ở một lĩnh vực nhất định; nghiên cứu về thực hiện dân chủ ở cấp xã mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu trên địa bàn một số huyện. Từ đó, có thể khẳng định, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn lịch sử quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013; những kinh nghiệm lịch sử được rút ra từ quá trình lãnh đạo đó, cũng như những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013. Tác giả lựa chọn đề tài: Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013, nhằm góp phần bổ sung cho những khoảng trống trên.

Chƣơng 2

CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2007 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Thái Bình

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình

* Điều kiện tự nhiên

Thái Bình là một tỉnh ven biển, cách Thủ đô Hà Nội 110 km về phía Đông Nam, nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thái Bình nằm cận kề với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) nên có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng giao lưu KT -XH với các tỉnh trong nước và quốc tế [43, tr. 7].

Tỉnh Thái Bình có 8 đơn vị hành chính gồm: 1 thành phố (thành phố Thái Bình) và 7 huyện (huyện Đông Hưng, huyện Hưng Hà, huyện Quỳnh Phụ, huyện Tiền Hải, huyện Thái Thụy, huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư).

Thái Bình là tỉnh duy nhất trong cả nước không có rừng, địa hình bằng phẳng. Mật độ sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước lớn là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng trong sinh hoạt và cho sản xuất [43, tr. 7]. Với hàm lượng phù sa cao trong các dòng chảy các con sông đã tạo nên cho Thái Bình những cánh đồng tốt tươi màu mỡ, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Về tài nguyên khoáng sản, Thái Bình tuy không có nhiều về chủng loại nhưng có một số tài nguyên có trữ lượng lớn đang được khai thác phục vụ sự nghiệp phát triển KT - XH của tỉnh như: mỏ khí đốt, mỏ nước khoáng ở Tiền Hải. Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu được đánh giá có trữ lượng lớn nhưng nằm ở độ sâu lớn nên chưa được khai thác.

Bên cạnh những thuận lợi trên, điều kiện tự nhiên của Thái Bình cũng có nhiều khó khăn như: Địa hình thấp, giáp biển nên khả năng ngập mặn, nhiễm mặn đất nông nghiệp cao; Thái Bình được dự báo là một trong những tỉnh chịu ảnh

hưởng lớn nhất từ việc nước biển ngày càng dâng cao; nằm trong khu vực gió mùa nên lượng mưa hàng năm ở Thái Bình lớn thường xuyên gây ngập úng mùa màng, cây trồng, con vật nuôi gây tổn thất lớn cho người dân; Thái Bình có tài nguyên khoáng sản ít, không thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp…

Nhìn tổng thể các điều kiện tự nhiên của Thái Bình cho thấy, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở đây phù hợp cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Tận dụng và phát huy được những yếu tố thuận lợi do thiên nhiên ban tặng sẽ giúp Thái Bình có thế mạnh vượt trội trong phát triển nền nông nghiệp sạch tạo động lực cho phát triển KT - XH tỉnh Thái Bình.

* Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Lĩnh vực hạ tầng:

Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, tỉnh Thái Bình đã có bước phát triển tương đối nhanh. Từ một tỉnh được coi là ốc đảo do hệ thống sông bao bọc xung quanh, Thái Bình đã xây dựng phát triển mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy. Với việc hình thành cầu Tân Đệ, cầu Triều Dương, cầu Qúy Cao và quốc lộ 10 đã nối liền đường bộ tỉnh Thái Bình với tỉnh Nam Định và vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ. Cảng biển quốc gia Diêm Điền đã được đầu tư xây dựng đủ khả năng đón tàu 600 tấn ra vào. Thái Bình cũng là tỉnh có hệ thống đường bê tông hóa đến thôn, xã sớm nhất cả nước. Nhờ hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi đã tạo điều kiện để Thái Bình phát triển kinh tế, đẩy mạnh giao thương với các tỉnh trong cả nước.

- Lĩnh vực kinh tế:

Thái Bình là tỉnh nằm cuối lưu vực sông Hồng, địa hình bằng phẳng bằng, phù sa mầu mỡ nên thích hợp với cây trồng nông nghiệp - đặc biệt là lúa nước. Thái Bình là tỉnh đầu tiên của cả nước đạt sản lượng 5 tấn thóc/ha trong thời kỳ trước đổi mới. Phần lớn dân số trong tỉnh sống bằng nghề nông, do đó ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình vẫn còn mang tính chất sản xuất nhỏ, chưa có nhiều hình thức sản xuất trang trại hàng hóa lớn. Hiện nay, tỉnh Thái Bình đang chủ trương dồn điền đổi thửa, tập trung tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất lớn.

+ Về thủ công nghiệp: Ở Thái Bình có một số ngành nghề thủ công truyền thống như làm chạm bạc Đồng Xâm, chiếu An Lễ, dệt đủi Nam Cao, thêu Minh Lãng, mây tre đan Thượng Hiền, dũa Mê Linh… nhưng chưa thực sự được đầu tư nhiều để sản xuất lớn mà vẫn mang tính nghề phụ của người dân.

+ Về thương nghiệp: Do công nghiệp chưa trở thành ngành kinh tế chính của

tỉnh nên sản lượng hàng hóa xuất khẩu của tỉnh chưa nhiều, chủ yếu là hàng may mặc và giầy da.

+ Về du lịch: Thái Bình có nhiều tiềm năng để mở rộng và phát triển kinh tế

du lịch. Thái Bình có biển Đồng Châu, Cồn Vành, Cồn Đen đang được quy hoạch xây dựng thành những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc đầu tư khai thác các tour du lịch đồng quê về thăm các làng vườn, làng trồng hoa cây cảnh, làng nghề và thưởng thức các món ăn dân giã nổi tiếng của miền quê lúa Thái Bình như bún riêu cua, bún ốc, canh cá rô… sẽ giúp Thái Bình thu hút một lượng khách du lịch lớn qua đó thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ phát triển.

Trong thời kỳ đổi mới, cơ cấu kinh tế Thái Bình đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của các khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của khu vực nông, lâm và ngư nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm so với một số tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

- Về lao động:

Theo số liệu thống năm 2000, dân số tỉnh Thái Bình là 1.801.000 người, mật độ dân số 1.168 người/km2 [43, tr. 8]. Là nơi hội tụ cư dân từ “chín người mười làng” về hợp cư sinh tồn ở nơi đầu sóng ngọn gió, cửa ngõ của biển Đông nên các thế hệ cư dân ở Thái Bình đã sớm hình thành và vun đắp nên những truyền thống nổi trội như anh dũng, quả cảm, bền bỉ, kiên cường trong chống chọi với thiên nhiên và giặc giã; với những sắc thái văn hóa đa dạng, đặc sắc, giàu truyền thống lịch sử, cách mạng. Với đặc trưng là địa phương gắn liền với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, dân cư phần lớn sống ở nông thôn nên tính cố kết cộng đồng cao, giàu lòng tương thân, tương ái và đoàn kết, giản dị trong sinh hoạt, tiết kiệm trong tiêu dùng… Những phẩm chất này là điều kiện thuận

lợi để Thái Bình triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Thái Bình cũng gặp khó khăn trong triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở khi có số lượng người dân ra ngoài tỉnh làm ăn đông, nên không nắm bắt được đầy đủ, kịp thời những nội dung của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Để đưa Thái Bình vươn lên thành tỉnh có sản xuất nông nghiệp tiên tiến, công nghiệp, thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, Đảng bộ Thái Bình xác định nguồn nhân lực đông, cần cù trong lao động của tỉnh là điều kiện thuận lợi để phát triển KT - XH cho địa phương.

Như vậy, với điều kiện tự nhiên là vùng đồng bằng, dân cư sống tập trung, giàu bản sắc văn hóa với mặt bằng dân trí tương đối cao là những điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thái Bình trong công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở. Kinh tế cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Dân chủ và kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kinh tế tạo điều kiện để xây dựng dân chủ và ngược lại dân chủ cũng tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển thì cơ sở hạ tầng của xã hội cũng phát triển theo, góp phần bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền công dân và quyền con người. Nhưng khi kinh tế phát triển chậm, đời sống người dân khó khăn, sẽ làm cho việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Thái Bình là tỉnh kinh tế chậm phát triển, thu nhập và mức sống người dân còn thấp đã làm cho việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở của tỉnh Thái Bình gặp nhiều khó khăn. Trước năm 1998, Thái Bình là tỉnh đi đầu trong văn minh hóa nông thôn. Phong trào “điện, đường, trường trạm” ở Thái Bình đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, bộ mặt nông thôn vùng lúa Thái bình thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình văn minh hóa nông thôn ở Thái Bình gặp nhiều mâu thuẫn. Thứ nhất, là mâu thuẫn giữa chủ trương đúng đắn của Đảng bộ với cách thức triển khai thực hiện còn thiếu dân chủ, thiếu công khai minh bạch. Thứ hai, mâu thuẫn giữa yêu cầu một nguồn lực tương đối lớn để xây dựng các công trình điện - đường - trường - trạm với sự khó khăn về ngân sách, về hạn chế trong huy động nguồn lực trong dân, dẫn đến việc huy động sức dân quá lớn, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Những hiện tượng mất dân chủ, tiêu cực dẫn

đến việc sử dụng các nguồn lực thiếu hiệu quả, tham ô, tham nhũng… đã gây nên sự căng thẳng xã hội. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến điểm nóng Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)