Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.2. Những kinh nghiệm lịch sử
4.2.2. Triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở phải luôn gắn liền với công tác kiểm tra,
kiểm tra, giám sát
Muốn thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở đòi hỏi trong quá trình triển khai thực hiện, các cấp, các ngành, các địa phương phải thường xuyên kiểm tra, sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từ đó đưa ra giải pháp, cách làm mới có hiệu quả hơn. Cần huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cơ sở vào việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Việc kiểm tra, đánh giá phải khách quan, chính xác, trung thực, minh bạch, dân chủ. Qua đó, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, đồng thời sớm phát hiện những tồn tại khuyết điểm để ngăn chặn, uốn nắn, sửa chữa bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của người dân. Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải kiên quyết, đồng bộ, không
ngại va chạm, không nể nang, né tránh, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, vướng mắc. Kiên quyết xử lý công khai “không có vùng cấm” những tổ chức, cá nhân tham nhũng, thoái hóa, biến chất vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, vi phạm QCDC và Pháp lệnh dân chủ. Đồng thời nghiêm trị những cá nhân, tổ chức
trật tự, chống phá chế độ. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá sẽ
góp phần đưa việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào nền nếp, phát huy vai trò tác
dụng trong đời sống xã hội, vừa bảo đảm dân chủ hóa đời sống xã hội, vừa giữ gìn kỷ cương phép nước. Thực tiễn cho thấy, công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dân chủ ở cơ sở được duy trì thường xuyên, nghiêm túc có sự tham gia kiểm tra, giám sát của đại diện nhân dân và được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh kịp thời thì hiệu quả sẽ cao hơn. Phải tiến hành công phu, bền bỉ, thường xuyên kiểm tra, sơ kết, đánh giá, uốn nắn, rút kinh nghiệm để đưa ra phương pháp, cách làm mới phù hợp, đúng đắn, hiệu quả hơn.