Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1. Nhận xét chung
4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, do những điều kiện khách quan và chủ quan nên trong quá trình triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở của Thái Bình vẫn còn những hạn chế, thiếu sót.
4.1.2.1. Hạn chế
- Một là, thực hiện dân chủ ở cơ sở ở một số nơi còn làm hình thức, chưa
rộng khắp, chưa đi vào chiều sâu.
Việc quán triệt và thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ về xây dựng và thực QCDC ở một số địa phương còn làm một cách hình thức, chưa chủ động, tổ chức thực hiện chưa rộng khắp; còn mang tính chất đối phó, mới chú ý đến bề rộng, chưa chú ý đến chiều sâu. Do đó, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết dân chủ ở cơ sở chưa thật đầy đủ, nắm và quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, huyện còn hạn chế. Cán bộ, công chức nói nhiều về dân chủ nhưng ít thực hiện những điều người dân đề đạt. Số lượng cuộc họp được tổ chức trở thành chỉ số của sự thành công của dân chủ, chất lượng trong các cuộc họp còn hạn chế. Nhiều nơi, người dân được tham gia họp bàn nhưng các cuộc thảo luận còn ít cởi mở, chưa phát huy ý kiến đóng góp của nhân dân. Một số địa phương tuy đã xây dựng được quy chế, quy ước, hương ước nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế. Vẫn có cán bộ nói không đi đôi với làm, miệng nói dân chủ nhưng trong mối quan hệ với dân lại quan liêu, hách dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở. Một số cán bộ, đảng viên còn ngại khó, sợ va chạm, xa dân, xa cơ sở, nhất là tâm lý sợ mất quyền lực khi mở rộng dân chủ, xem việc trao quyền cho người dân sẽ làm giảm quyền hành của chính quyền, tiếng nói của cán bộ sẽ mờ nhạt.
Về phía người dân còn một bộ phận chưa ý thức hết được ý nghĩa, tác dụng của thực hiện dân chủ ở cơ sở, theo thói quen từ trước vẫn cho rằng việc làng, việc xã là việc của chính quyền, của cán bộ nên thờ ơ với ý thức trách nhiệm của một công dân. Bên cạnh đó, do phải lo toan mưu sinh kiếm sống nên người dân chưa quan tâm đến quyền được biết, được bàn, được quyết định, được kiểm tra, giám sát của mình. Vẫn còn tâm lý chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân cho cuộc sống riêng hơn là vấn đề phát triển cộng đồng. Số đông người dân chú ý đến những vấn đề kinh tế - xã hội hơn là quan tâm đến đến các lĩnh vực chính trị và văn hóa. Việc thống nhất ý kiến của nhân dân về các công việc của địa phương còn gặp nhiều khó khăn.
Trong các doanh nghiệp ở Thái Bình, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở còn nhiều hạn chế. Vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp chưa thực sự được phát huy; trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người lao động còn thấp. Nhiều chủ doanh nghiệp vi phạm Luật Lao động, chưa quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân; đóng bảo hiểm xã hội thấp hoặc không đóng bảo hiểm cho người lao động. Còn thiếu cơ chế ràng buộc đối với các tổ chức kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Chế tài xử lý chưa nghiêm trong việc thực hiện dân chủ… Điều đó đã làm giảm đi ý nghĩa, giá trị của thực hiện dân chủ cơ sở ở các doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Trong việc quản lý các hoạt động văn hóa ở Thái Bình cũng còn một số tồn tại như: công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nội quy, quy chế lễ hội, gìn giữ tôn nghiêm nơi thờ tự, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường… chưa được thường xuyên; ý thức chấp hành nội quy, quy chế lễ hội gìn giữ tôn nghiêm nơi thờ tự... của một số người tham gia lễ hội chưa cao, vẫn còn tình trạng ăn mặc tùy tiện, phản cảm thiếu văn hóa khi đi lễ hội; hiện tượng vứt rác bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường còn khá phổ biến tại các lễ hội… đã làm ảnh hưởng đến mỹ quan trong lễ hội và di tích.
Trong các đơn vị giáo dục ở Thái Bình cũng còn những hạn chế trong thực
hiện dân chủ ở cơ sở như: Công tác phổ biến, quán triệt các văn bản về thực hiện
QCDC ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, có nơi còn hình thức; hoạt động của ban đại diện hội cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGD&ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số trường còn hạn chế; cá biệt có trường trong việc huy động các khoản đóng góp của học sinh chưa có sự thống nhất giữa nhà trường với phụ huynh…
Thực hiện QCDC trong ngành y tế Thái Bình cũng còn một số tồn tại như: vẫn còn cơ sở y tế chưa công khai giá bán thuốc, chưa có đường dây nóng để giải quyết những bất cập khi xảy ra trong khám chữa bệnh; vẫn còn cán bộ ngành y có thái độ chưa đúng đối với người bệnh; vẫn còn hiện tượng cán bộ ngành y nhận quà của người bệnh… Những hạn chế trên đòi hỏi ngành y tế Thái Bình cần có những giải pháp giải quyết.
- Hai là, công tác tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở chưa tiến hành thường xuyên, liên tục.
Từ thực tiễn triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở của tỉnh Thái Bình cho thấy, công tác tuyên truyền về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở chưa tiến hành thường xuyên, liên tục. Ở một số xã, phường, thị trấn còn xem nhẹ công tác tuyên truyền, chưa chú ý đến hiệu quả của công tác này. Cán bộ ở địa phương đó với suy nghĩ cho rằng tuyên truyền không bằng triển khai thực hiện cụ thể nên một số công việc cần thông báo trước dân còn qua loa, hình thức mang tính lấy vì như: quy định về hoạt động của lễ hội thôn, làng; việc ma chay, cúng bái; việc bình xét hộ nghèo; xây dựng nhà tình nghĩa... Vì vậy, khi triển khai thực hiện vào các hoạt động của địa phương đã gặp không ít khó khăn.Có nơi người dân còn khiếu nại việc bình xét hộ nghèo, đối tượng chính sách hưởng trợ cấp xã hội chưa công khai, chưa chính xác tạo dư luận không tốt trong nhân dân.
- Ba là, cơ chế công khai, dân chủ, kiểm tra giám sát chưa cao.
Trong thực hiện dân chủ cơ sở ở một số nơi của Thái Bình mới chỉ quan tâm đến việc công khai các khoản đóng góp, công khai về chế độ chính sách, công khai về quyền và nghĩa vụ công dân là chủ yếu. Việc công khai chi tiết; việc giám sát, kiểm tra; việc tham gia góp ý với chủ trương, biện pháp của cấp ủy, chính quyền về phát triển KT - XH còn ở mức độ. Nhiều nội dung không được đưa ra thảo luận với dân hoặc chỉ thảo luận hình thức. Một số cán bộ không muốn dân biết, không muốn dân giám sát mình. Cá biệt có địa phương, cán bộ lãnh đạo còn lẩn tránh tiếp xúc với dân, không ra chất vất trực tiếp với dân, ngại va chạm... Chính vì vậy, QCDC chưa thực sự phát huy đầy đủ tác dụng trong việc thực hiện quyền làm chủ của người dân, đã dẫn đến một vài địa phương vẫn còn khiếu kiện của người dân, vẫn còn sự hoài nghi trong nhân dân về sự minh bạch trong các hoạt động của chính quyền địa phương.
Công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện dân chủ ở cơ sở của ban chỉ đạo ở một số cấp ủy chưa được thường xuyên. Xuất hiện tư tưởng chủ quan trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở. Một số
được phân công phụ trách, lơ là, sao nhãng nhiệm vụ được giao. Ở một số địa phương sau khi tình hình ổn định, KT - XH có bước phát triển, cấp ủy và chính quyền đã buông lỏng công tác kiểm tra, đôn đốc trong việc thực hiện quyền làm chủ của người dân. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở một số địa phương còn hình thức, đối phó, chiếu lệ chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm đối với việc giám sát, kiểm tra ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở và làm giảm lòng tin trong nhân dân.
- Bốn là, thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách hành chính, thay đổi tác
phong cách, lề lối làm việc, năng lực của cán bộ chưa theo kịp yêu cầu phát triển của xã hội.
Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách hành chính, phong cách, lề lối làm việc của công chức nhà nước tuy có chuyển biến, nhưng vẫn còn một số hạn chế. Cải cách hành chính có lĩnh vực còn chậm, chất lượng hoạt động theo hình thức “một cửa” chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác tiếp dân ở một số địa phương đạt hiệu quả chưa cao, lịch tiếp dân theo định kỳ chưa đảm bảo; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân còn chậm…
Trong giải quyết công việc đòi hỏi người cán bộ, công chức đảm bảo tính khách quan, trung thực theo đúng các nguyên tắc, trình tự và quy định của pháp luật. Do đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải có trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, vận dụng đúng đắn pháp luật để giải quyết tốt công việc được giao. Tuy nhiên, ở Thái Bình vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn, chưa được đào tạo cơ bản ở lĩnh vực công việc đảm nhiệm; kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu, thậm chí có lĩnh vực còn thiếu cán bộ chuyên trách… diễn ra chủ yếu ở những cán bộ, công chức sắp đến tuổi nghỉ hưu, ngại đi học nâng cao trình độ vì cho rằng học xong thì về hưu nên cũng không có tác dụng. Hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc ở cơ sở.
4.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Một là, nguyên nhân chủ quan của khuyết điểm trên là do nhận thức của một số
cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội cũng như nhân dân chưa thật sự hiểu đúng về dân chủ ở cơ sở.
Một số cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, công chức chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở dẫn đến việc chỉ đạo còn chiếu lệ, hình thức, thiếu sâu sát cụ thể, phong cách làm việc vẫn còn quan liêu, mất dân chủ, thiếu tôn trọng dân, ít quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Một số thành viên trong ban chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở do phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên ít giành thời gian cho hoạt động của ban chỉ đạo.
Ở một số nơi, các cấp ủy đảng, chính quyền chưa quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ QCDC. Việc quán triệt Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị và các nghị định của Chính phủ về xây dựng và thực hiện QCDC còn làm một cách hình thức mới chỉ chú ý đến chiều rộng chưa chú ý đến chiều sâu, chưa chủ động tổ chức thực hiện. Một số địa phương mới chỉ thực hiện quyền dân biết, dân bàn và dân làm, còn quyền dân giám sát, kiểm tra chưa thực hiện thường xuyên. Việc rà soát, ban hành, bổ sung chính sách, cơ chế chưa đồng bộ, chưa kịp thời, nhất là những chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân. Vẫn còn địa phương xem nhẹ công tác cải cách hành chính, chưa mạnh dạn phân cấp, đổi mới phương thức quản lý cho phù hợp với tình hình mới.
Tổ chức đoàn thể ở một số địa phương chưa phát huy đầy đủ vai trò người đại diện của nhân dân, vẫn còn nể nang trong công việc, chậm triển khai các hình thức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở một số nơi còn chậm đổi mới phương thức hoạt động, chưa thực sự phát huy vai trò đại diện cho quyền lợi, nguyện vọng của nhân dân; chưa tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức cho đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở; chưa thực sự tạo được sức mạnh dư luận và môi trường xã hội thuận lợi để nhân dân tích cực đấu tranh lên án, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ để phục vụ lợi ích cá nhân, cản trở sự sáng tạo của quần chúng ở cơ sở.
- Hai là, nguyên nhân khách quan của khuyết điểm trên là do tác động mặt trái
Việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở chưa đạt được kết quả cao và đồng đều còn do một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức và người dân bị tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường có nhận thức lệnh lạc và việc làm vi phạm pháp luật như: tham ô, nhận hối lộ; gây phiền hà cho người dân trong công việc để nhận qùa cáp, biếu xén… Về phía người dân vẫn còn tư duy khép kín “phép vua thua lệ làng”, việc của làng phải theo lệ làng. Hiện tượng này diễn ra chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa, xã hội; hiện tượng bói toán, mê tín ở một số nơi có chiều hướng gia tăng khi chính quyền sở tại buông lỏng công tác quản lý.
Thiếu thốn về phương diện vật chất (thiếu về phương tiện truyền thông; địa điểm tiếp dân; in tài liệu phát cho người dân; thiếu nguồn kinh phí cho đầu tư phát triển sản xuất và thực hiện chính sách xã hội; thiếu ngân sách để cử cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ…) cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở của tỉnh Thái Bình chưa thực sự đạt hiệu quả cao.