Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.2. Những kinh nghiệm lịch sử
4.2.3. Công tác tuyên truyền quán triệt thực hiện dân chủ ở cơ sở phải liên tục, có
tục, có chiều sâu tác động đến nhận thức và thực hành dân chủ trong tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân
Từ nhận thức về vị trí vai trò của dân chủ cơ sở, công tác tuyên truyền về dân chủ cơ sở được đặc biệt quan tâm. Ban chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Thái Bình đã tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy cơ sở gắn việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng phát triển KT - XH. Các kế hoạch phát triển KT - XH; phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế; các chính sách hỗ trợ của tỉnh, ngân sách của huyện và địa phương cho phát triển sản xuất; kinh phí hỗ trợ cho sản xuất cây vụ đông; kinh phí hỗ trợ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi; mức thu các loại phí, lệ phí .. được các địa phương thông báo công khai cho nhân dân biết với nhiều hình thức như: thông báo trên đài phát thanh của thôn, xóm, tổ dân phố; niêm yết tại hội trường thôn, xóm, tổ dân phố, xã, phường; thông báo qua các tổ chức đoàn thể như hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… Việc công khai không mang tính hình thức hoặc thông báo chung chung mà được thông báo rất cụ thể, rõ ràng, có kế hoạch, lộ trình đến từng đối tượng, thông báo nhiều lần trước khi triển khai thực hiện.
Cùng với việc thông báo công khai, chính quyền các địa phương đã tổ chức hội nghị tại các thôn, tổ dân phố để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những nội theo quy định của Pháp lệnh dân chủ như: Các quy định, kế hoạch sử dụng đất đai;
công tác dồn điền đổi thửa; đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng; dồn chuyển đất 5% vào các vị trí quy hoạch công trình phúc lợi; đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thôn, xóm, tổ dân phố… với hình thức thực hiện là họp để lấy biểu quyết hoặc phát phiếu đến các gia đình để lấy ý kiến người dân. Nhờ đó, đã nhận được sự thống nhất cao trong nhân dân, tạo thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện.
Tỉnh ủy Thái Bình đã chỉ đạo các địa phương sử dụng và phát huy tốt các phương tiện công cụ làm công tác tư tưởng, đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền miệng, tăng cường các hình thức đối thoại trực tiếp. Coi trọng nêu gương người tốt, việc tốt, những cơ sở làm tốt cuộc đấu tranh chống tham nhũng, sớm ổn định được tình hình, phát huy được nội lực, KT - XH phát triển. Bảo đảm chuyển tải nhanh chóng, kịp thời tới cán bộ, đảng viên và nhân dân các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của Trung ương, của Tỉnh ủy và các thông tin cần thiết khác.
Từ thực tiễn thực hiện dân chủ ở cơ sở, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã kịp thời đúc kết kinh nghiệm, tuyên truyền biểu dương các điển hình tiên tiến, đồng thời phê phán những địa phương chưa thực hiện nghiêm túc dân chủ ở cơ sở. Công tác tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa của việc thực hiện và phát huy dân chủ ở cơ sở giúp các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thông suốt về tư tưởng, chuyển biến nhận thức về dân chủ XHCN; vai trò, vị trí của dân chủ XHCN đối với việc huy động trí tuệ, sức mạnh toàn dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết vướng mắc nảy sinh ngay từ cơ sở, đồng thời tạo điều kiện cho ban chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở hoạt động và phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tích cực giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện dân chủ mới thực sự phát huy tác dụng trong việc thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Kiên quyết khắc phục tình trạng người dân, cán bộ không biết hoặc không nắm được đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đẩy mạnh việc đưa nội dung dân chủ ở cơ sở vào sinh hoạt định kỳ của hệ thống tổ chức
chính trị và phát tài liệu liên quan đến việc xây dựng và triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở đến từng hộ gia đình; kết hợp với phát huy cao độ các loại hình thông tin đại chúng và thông tin cơ sở trong công tác tuyên truyền. Phải tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Phải có sự chuẩn bị chu đáo về tài liệu, địa điểm, đặc điểm các đối tượng cần tuyên truyền.
Để cán bộ, đảng viên, công chức trong bộ máy công quyền ở cơ sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, Tỉnh ủy Thái Bình đã yêu cầu các cấp, các ngành rà soát, đánh giá, phân loại trình độ, năng lực, sở trường của đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở đó, từng cấp ủy, từng ngành có kế hoạch kiện toàn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở; xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tập trung đào tạo bồi dưỡng cán bộ về chính trị, về quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, về công tác hành chính, văn phòng, tư pháp... Tính đến năm 2013, Đề án số 26 của tỉnh đã đào tạo được 2.923 cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học; 1.520 cán bộ cấp xã đang tiếp tục được đào tạo [171, tr. 7].
Thực hiện nhiều biện pháp để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân đã tạo được bầu không khí phấn khởi, tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền cơ sở, giúp Thái Bình huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân tập trung phát triển KT - XH.