Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.2. Những kinh nghiệm lịch sử
4.2.5. Thực hiện dân chủ ở cơ sở không tách rời thực hiện các nhiệm vụ phát triển
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Thực tiễn ở Thái Bình cho thấy, kinh tế nông nghiệp phần lớn là sản xuất nhỏ, manh mún, lao động thủ công là chính nên năng suất, hiệu quả kinh tế thấp. Do vậy, muốn phát triển được toàn diện tỉnh Thái Bình thì cần phải: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khai thác mọi nguồn lực” [50, tr. 40]. Tuy nhiên, muốn khai thác được nguồn lực trong nhân dân thì phải làm cho dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo và dân làm. Nói cách khác là phải thực hiện và bảo đảm quyền làm chủ của người dân. Cẩm nang để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân được Đảng bộ Thái Bình xác định đó là thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, sáng tạo dân chủ ở cơ sở.
Quá trình triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở của tỉnh Thái Bình cho thấy, không nên hiểu phát huy dân chủ chỉ là tổ chức những cuộc họp lấy ý kiến nhân dân hay thông tin đến người dân những nội dung đơn điệu hoặc bàn bạc không gắn với việc chăm lo giải quyết những vấn đề thiết thực liên quan trực tiếp đến lợi ích và đời sống nhân dân tại cơ sở. Trái lại, KT - XH phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện nâng lên, đây sẽ là tiêu chuẩn quan trọng, là thước đo kết quả của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với nhân dân.
Thực tiễn cho thấy, khi đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn khó khăn thì người dân chưa có điều kiện hoặc sẽ không quan tâm chú ý đến việc tìm hiểu về pháp luật, về quyền lợi và trách nhiệm của công dân. Tình hình mất ổn định ở tỉnh Thái Bình một phần xuất phát từ đời sống của đa số người dân nông thôn còn thấp. Người dân thiếu việc làm, không có thu nhập thêm ngoài nguồn thu chủ yếu từ cây lúa, mảnh ruộng và chăn nuôi mang tính tự cấp, tự túc. Trong khi đó, người dân lại phải nộp nhiều khoản đóng góp không hợp lý do địa phương đặt ra. Sự dồn nén những khó khăn về kinh tế cộng với những bức xúc của nhân dân trước những tiêu
cực về tham nhũng trong hoạt động của cán bộ chính quyền địa phương đã làm người dân phản ứng quyết liệt, gây ra tình trạng mất ổn định ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Do đó, phải xem việc thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là trọng tâm. Chú ý thực hiện tốt các chính sách xã hội, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho những gia đình có công với nước, những người già cả neo đơn, những hộ gia đình nghèo… Chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn thông qua việc khuyến khích các hình thức tạo việc làm như: phát triển nghề và làng nghề; chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi; xuất khẩu lao động đi nước ngoài… để từng bước cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân.
Bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động lao động sản xuất, tăng nguồn thu nhập, cải thiện mức sống vật chất, cần phải đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế… nhằm phục vụ tốt nhu cầu học tập, hưởng thụ văn hóa, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Chỉ khi dân sinh, dân trí được quan tâm và nâng cao thì ý thức người dân thực hiện dân chủ ở cơ sở mới thường xuyên và hiệu quả.
Tiểu kết chƣơng 4
Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong quá trình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013 đã nhận thức, quán triệt sâu sắc và vận dụng linh hoạt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị cụ thể tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh. Từ yêu cầu thực tiễn của tỉnh đặt ra, Đảng bộ Thái Bình đã từng bước xây dựng và hoàn thiện các chủ trương về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy Thái Bình đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể trong tỉnh không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm trong tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở; gắn việc thực hiện dân chủ với các công việc cụ thể ở lĩnh vực phụ trách.
Những chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình cùng với sự đẩy mạnh lãnh đạo tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở là một trong
những nguyên nhân quan trọng đưa đến những kết quả tích cực trong triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở của tỉnh Thái Bình.
Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở, Đảng bộ tỉnh Thái Bình cũng còn những hạn chế, thiếu sót như: Công tác tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở chưa tiến hành thường xuyên, liên tục; việc thực hiện dân chủ ở cơ sở một số nơi còn làm hình thức, chưa rộng khắp, chưa đi vào chiều sâu; cơ chế công khai, dân chủ, kiểm tra giám sát chưa cao… Những hạn chế đó phần nào đã làm giảm đi hiệu quả thiết thực của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở của các địa phương tỉnh Thái Bình
Từ thực tiễn công tác lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2013, luận án đã rút ra năm kinh nghiệm có giá trị cho quá trình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của tỉnh Thái Bình.
KẾT LUẬN
1. Thực hiện và mở rộng dân chủ XHCN được Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức quan tâm trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Lý luận và thực tiễn ngày càng khẳng định những quan điểm đúng đắn của Đảng. Thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam. Dân chủ là bản chất của chế độ. Nhà nước luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhằm tạo ra sức mạnh to lớn, góp phần quyết định vào sự thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
2. Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) và các nghị định của Chính phủ, pháp lệnh của UBTVQH về xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở, thực tiễn triển khai thực hiện đã khẳng định sự đúng đắn, cần thiết, được nhân dân đồng tình ủng hộ và nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành động lực quan trọng trong việc giải quyết và giữ vững ổn định tình hình chính trị ở cơ sở. Thực tế cho thấy, ở đâu thực hiện nghiêm túc, đầy đủ những nội dung của QCDC và Pháp lệnh dân chủ thì ở đó bảo đảm được sự đoàn kết, ổn định vững chắc; phát huy được sức mạnh vật chất, trí tuệ trong các tầng lớp nhân dân; tăng cường niềm tin của nhân dân với chế độ; quan hệ giữa Đảng với dân gắn bó hơn; hệ thống chính trị được vững mạnh; các tệ nạn xã hội và tiêu cực bị đẩy lùi; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển; an ninh - quốc phòng được củng cố.
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, nhân dân Thái Bình có truyền thống yêu nước. Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, các thế hệ người Thái Bình đều có đóng góp to lớn về sức người, sức của. Ở mỗi thời kỳ cách mạng đều có những phong trào quần chúng tiêu biểu đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Thái Bình là tỉnh dẫn đầu về năng suất lúa và huy động sự đóng góp của quần chúng nhân dân cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong những năm 1997 - 1999, tình hình nông thôn trong tỉnh xảy ra mất ổn định, tập hợp khiếu kiện đông người, tập trung tại các công sở, kiến nghị giải quyết các bức xúc của nhân dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
trên, trong đó có nguyên nhân cơ bản là chưa thực hiện dân chủ trong quản lý, điều hành của cơ quan chính quyền ở cơ sở, chưa phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia vào quản lý kinh tế, quản lý xã hội, vào công tác xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước, chưa thực hiện đầy đủ cho người dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra. Vì vậy, chưa tạo ra được sự thống nhất cao trong nhận thức cũng như trong hành động ở Đảng và ngoài nhân dân.
Trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2007, Đảng bộ tỉnh Thái Bình trên cơ sở quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về thực hiện QCDC đã chỉ đạo UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện nhiều giải pháp để đưa QCDC ở cơ sở đi vào cuộc sống. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ tích cực của các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương nên sau một thời gian triển khai thực hiện QCDC, bước đầu tỉnh Thái Bình đã thu được những kết quả tích cực. Tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh đã đi vào ổn định; lĩnh vực kinh tế, văn hóa có bước phát triển mới; vai trò và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng được phát huy; đội ngũ cán bộ - nhất là cán bộ ở cơ sở - có bước trưởng thành mới về nhiều mặt; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao... Qua đó, khôi phục được lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền.
Từ năm 2008 đến năm 2013, trước những yêu cầu của tình hình mới, trên cơ sở tiếp nối những kết quả đạt được trong lãnh đạo thực hiện QCDC ở thời kỳ 1998 - 2007, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã hoàn thiện hơn về chủ trương thực hiện dân chủ ở cơ sở với cách tiếp cận toàn diện, đồng bộ, sâu sắc - nhất là từ khi có Pháp lệnh dân chủ của UBTVQH ban hành năm 2007; Đảng bộ tỉnh đã chủ động tổ chức quán triệt những nội dung của Pháp lệnh, xây dựng chủ trương thực hiện dân chủ ở cơ sở một cách hệ thống, chặt chẽ nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
3. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, UBND tỉnh và các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ. Thời kỳ này, trên cơ sở tình hình của tỉnh đã được ổn định, Tỉnh ủy Thái Bình đã chỉ đạo xác định trọng điểm trong triển khai
thực hiện Pháp lệnh dân chủ, trong đó đẩy mạnh thực hiện Pháp lệnh dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị - tư tưởng, lĩnh vực văn hóa - xã hội. Sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, của các cấp, các ngành trong phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân đã mang lại cho Thái Bình những kết quả tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội - nhất là những thành tựu quan trọng trong xây dựng nông thôn mới - đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Thái Bình. Qua đó, chứng tỏ tỉnh Thái Bình đã phát huy ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân.
4. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở, Đảng bộ tỉnh Thái Bình vẫn còn những hạn chế như: Việc triển khai và thực hiện QCDC và Pháp lệnh dân chủ chưa đi vào chiều sâu; công tác tuyên truyền thực hiện dân chủ ở cơ sở chưa tiến hành thường xuyên, liên tục; cơ chế công khai, dân chủ, kiểm tra giám sát chưa cao; thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách hành chính, thay đổi phong cách, lề lối làm việc chưa theo kịp yêu cầu phát triển của xã hội. Do đó, đã giảm đi phần nào tác dụng của triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở ở tỉnh Thái Bình.
5. Qúa trình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2013 đã để lại những kinh nghiệm có giá trị. Đảng bộ tỉnh đã nhận thức và quán triệt đúng, đầy đủ về vai trò, vị trí, ý nghĩa của thực hiện dân chủ ở cơ sở trong các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và nhân dân; việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở với công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, của hệ thống chính trị phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc ở các cấp, các ngành và phải phối hợp với sự giám sát của nhân dân; công tác tuyên truyền quán triệt thực hiện dân chủ ở cơ sở phải liên tục, có chiều sâu tác động đến nhận thức và thực hành dân chủ trong tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân; mở rộng và phát huy dân chủ phải đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật, tăng cường pháp chế XHCN; thực hiện dân chủ ở cơ sở không tách rời thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Những kinh nghiệm trên có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở thời gian tiếp theo.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đinh Ngọc Chính (2013), “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2007”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8
(273), tr. 84 - 87.
2. Đinh Ngọc Chính (2015), “Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong công tác cán bộ ở cơ sở
những năm 1998 - 2007”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 226, tr. 124 - 126.
3. Đinh Ngọc Chính (2016), “Đảng bộ tỉnh Thái Bình thực hiện Quy chế dân chủ
trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại của nhân dân (1997 - 2007)”, Tạp
chí Lịch sử Đảng, số 11 (312), tr. 99 - 102.
4. Đinh Ngọc Chính (2018), “Tỉnh Thái Bình thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Ái (2001), Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước, luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Dương An (2005), Thái Bình thời đổi mới, NXB Tài chính, Hà Nội.
3. Viên Thị An (2008), “Phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở Thái
Bình”, Tạp chí Cộng sản (17), tr. 43 - 45.
4. Viên Thị An (2011), Xây dựng mô hình phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh
Thái Bình, luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
5. Lương Gia Ban (chủ biên) (2003), Dân chủ và việc thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1998), Nghị quyết số 06 - NQ/TU, ngày
12/1/1998, Về những chủ trương, giải pháp ổn định tình hình trong tỉnh,
lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình.
7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2007), Nghị quyết số 05 - NQ/TU, ngày
01/3/2007, Về chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giai
đoạn 2007 - 2020 và những năm tiếp theo, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái
Bình.
8. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2011), Nghị quyết số 02 - NQ/TU, ngày
28/4/2011, Về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng