6. Kết cấu của luận án
3.2. Chủ trƣơng đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Thá
3.3.2. Đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở trong lĩnh vực kinh tế
3.3.2.1. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn
Ban chỉ đạo thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Thái Bình đã tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy cơ sở gắn việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng phát triển kinh tế. Các kế hoạch phát triển KT - XH; phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế; các chính sách hỗ trợ của tỉnh, ngân sách của huyện và địa phương cho phát triển sản xuất; kinh phí hỗ trợ cho sản xuất cây vụ đông, kinh phí hỗ trợ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi.. được các địa phương thông báo công khai cho nhân dân biết với nhiều hình thức như: thông báo trên đài phát thanh của thôn, xóm, tổ dân phố; niêm yết tại hội trường thôn, xóm, tổ dân phố, xã, phường; thông báo qua các tổ chức đoàn thể như hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… Việc công khai không mang tính hình thức hoặc
thông báo chung chung mà được thông báo rất cụ thể, rõ ràng, có kế hoạch, lộ trình, thông báo nhiều lần trước khi triển khai thực hiện.
Cùng với việc thông báo công khai, chính quyền các địa phương đã tổ chức hội nghị tại các thôn, tổ dân phố để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những nội theo quy định của Pháp lệnh dân chủ như: Các quy định, kế hoạch sử dụng đất đai; công tác dồn điền đổi thửa; đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng; dồn chuyển đất 5% vào các vị trí quy hoạch công trình phúc lợi; đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thôn, xóm, tổ dân phố… với hình thức thực hiện là họp để lấy biểu quyết hoặc phát phiếu đến các gia đình để lấy ý kiến người dân. Qua đó, đã nhận được sự thống nhất cao trong nhân dân, tạo thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện.
Thực hiện nhiều biện pháp để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân đã tạo được bầu không khí phấn khởi, tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền cơ sở, giúp Thái Bình huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân tập trung phát triển KT - XH. Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp của tỉnh có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII (2005 - 2010), giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh tăng bình quân 5,1%/năm; năng suất lúa đạt 130 tạ/ha/năm; sản lượng thóc đạt trên 1 triệu tấn/năm; diện tích cây vụ đông, cây màu có hiệu quả kinh tế cao được mở rộng. Việc chăn nuôi trang trại, gia trại theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp phát triển khá; giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 9,6%/năm, chiếm 36,4% giá trị sản xuất nông nghiệp. Nuôi trồng thủy, hải sản được mở rộng; năng lực và sản lượng khai thác tăng nhanh chiếm 12,5% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Công tác quản lý nhà nước, chính sách hỗ trợ sản xuất, việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, cơ giới hóa trong nông nghiệp được coi trọng và thực hiện tích cực [50, tr. 11 - 12].
Như vậy, việc đẩy mạnh thực hiện Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình đã mang lại một luồng sinh khí mới cho đời sống xã hội ở cơ sở, tạo động lực làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn trên nhiều lĩnh vực của đời
ủy, chính quyền các cấp; nâng cao uy tín cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân; góp phần giữ vững an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.
Cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nghề và làng nghề ở Thái Bình đã có những bước phát triển mới. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 05 - 6 - 2001 của Tỉnh ủy về phát triển nghề và làng nghề, Thái Bình đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích phát triển các nghề thủ công truyền thống như: Tạo điều kiện trong vay vốn với lãi suất ưu đãi; xúc tiến các hoạt động thương mại; tìm kiếm, khai thác, mở rộng thị trường… Tại các địa phương có nghề và làng nghề, người dân được thông tin chi tiết các chính sách phát triển nghề và làng nghề; được hướng dẫn vay vốn; được tham gia học các lớp dạy nghề miễn phí. Bên cạnh đó, những ý kiến, kiến nghị của nhân dân về nghề và làng nghề đều được chính quyền các địa phương quan tâm giải quyết.
Để bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 07/4/2008 về quy định tiêu chí và quy trình xét, công nhận làng nghề. Việc ban hành Quyết định số 03 nhằm vận động nhân dân các địa phương trong tỉnh xây dựng, phát triển nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới góp phần tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn; làm cơ sở để xét duyệt, công nhận, khen thưởng làng nghề.
Chính sách tích cực và sự chỉ đạo sát sao của tỉnh đối với nghề và làng nghề đã góp phần không nhỏ vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở Thái Bình. Bộ mặt nông thôn Thái Bình từng bước thay đổi; kết cấu hạ tầng dần được hoàn thiện xoá dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn; hình thành các vùng cụm nghề, các thị tứ, thị trấn. Ở những nơi có nghề, làng nghề phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; an ninh trật tự được đảm bảo; nhiều phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân được khôi phục.
Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển nghề và làng nghề Thái Bình còn những tồn tại, hạn chế như: Quy mô làng nghề nhỏ, sản xuất phân tán, chưa có nhiều làng nghề quy mô lớn; sản phẩm làng nghề còn đơn giản, mẫu mã chưa phong
phú, chất lượng và sức cạnh tranh thấp; tình trạng ô nhiễm môi trường và việc khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề gặp nhiều khó khăn, chậm được triển khai…
Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong sản xuất theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm và dân thụ hưởng đã thực sự đưa lại những kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Thái Bình. Hiệu quả kinh tế trong lao động sản xuất đã nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Đó chính là giá trị thiết thực của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở tỉnh Thái Bình.
3.3.2.2. Lĩnh vực công nghiệp
Thực hiện Nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết khoản 3, Điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”… Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Thái Bình đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC của Đảng ủy Khối do đồng chí Bí thư Đảng ủy Khối làm trưởng ban, đồng thời chỉ đạo cấp ủy cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và người lao động nắm bắt đường lối chủ trương của Đảng, các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy quyền dân chủ trực tiếp của người lao động, tạo điều kiện để người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy Khối, nhiều doanh nghiệp ở Thái Bình đã
xây dựng và ban hành các quy chế như: QCDC củadoanh nghiệp, Quy chế đối
thoại định kỳ tại nơi làm việc của đơn vị, Quy chế tổ chức hội nghị người lao động... Việc công khai và tham gia ý kiến của người lao động được thực hiện qua các cuộc họp giao ban cán bộ chủ chốt, các cuộc họp cơ quan, hội nghị công đoàn... Các nội quy, quy chế, quy định được niêm yết, hoặc gửi văn bản đến các phòng, đơn vị trực thuộc, hoặc đăng tải trên hệ thống điều hành nội bộ để người lao động biết. Việc tổ chức đối thoại với người lao động đã được các doanh nghiệp tổ chức theo đúng quy định. Thông qua đối thoại, nhiều doanh nghiệp kịp thời giải quyết những kiến nghị
chính đáng, những vướng mắc của người lao động; quan tâm thực hiện đầy đủ các chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ nghỉ ốm đau, thai sản, trợ cấp thôi việc... Nhờ đó, đã xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp cũng như kết hợp hài hòa giữa lợi ích của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp.
Hàng năm, nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn các xã, phường, thị trấn ở Thái Bình đều tổ chức hội nghị người lao động. Trong hội nghị, người lao động được biết và bàn phương hướng sản xuất, kinh doanh của đơn vị, những chính sách, chế độ với người lao động như sắp xếp lao động, đào tạo công nhân, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, xây dựng nội quy, quy chế của đơn vị… Thực hiện QCDC, người quản lý công ty, quản lý đơn vị bước đầu đã hiểu được trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với quyền và nghĩa vụ của người lao động trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đảm bảo việc thông báo cho người lao động nắm được những nội dung mà người quản lý lao động phải công khai cho người lao động biết, những nội dung người lao động được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát; phối hợp với ban chấp hành công đoàn xây dựng và ban hành nội quy lao động và ký kết thoả ước lao động tập thể. Trên cơ sở những nội dung đã được chủ doanh nghiệp thông báo công khai, người lao động được tham gia ý kiến bằng văn bản, biểu quyết tại hội nghị người lao động, trong những cuộc họp triển khai sản xuất của phòng, ban, tổ, đội sản xuất hoặc thông qua tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, ban nữ công… Người lao động đã dần ý thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện QCDC ở công ty, các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động. Những ý kiến tham gia của người lao động, nhất là những biện pháp, sáng kiến nâng cao năng suất lao động, an toàn lao động và những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động được ban lãnh đạo các doanh nghiệp ủng hộ, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đặc biệt, hoạt động đối thoại giữa giám đốc doanh nghiệp và người lao động đã được một số doanh nghiệp chú trọng hơn trước. Nhờ đó, người lao động có điều kiện chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, hợp lực cùng tháo gỡ khó khăn trong
sản xuất kinh doanh. Thông qua các hoạt động đối thoại, quyền dân chủ của công nhân được phát huy. Qua đó, tham gia nhiều ý kiến hay, sáng kiến có giá trị góp phần cùng doanh nghiệp đẩy lùi khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Đẩy mạnh thực hiện Nghị định 87/2007/NĐ-CP cho thấy, QCDC được thực hiện ở doanh nghiệp không những đã góp phần nâng cao nhận thức, vai trò của công nhân, tạo động lực cho người công nhân hăng hái lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, không ngừng nâng cao năng suất hiệu quả công việc mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao trách nhiệm, sự điều hành của lãnh đạo đơn vị, tạo sự đồng thuận và những động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Từ năm 2006 đến năm 2010, Thái Bình có 209 dự án đăng ký với số vốn lên tới 50.300 tỷ đồng, gấp 11,7 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, tạo việc làm cho gần 90 nghìn lao động [51, tr. 13].
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện QCDC trong các doanh nghiệp ở Thái Bình cũng còn những hạn chế. Vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp chưa thực sự được phát huy; trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người lao động còn thấp; một số chủ doanh nghiệp vi pháp luật lao động, chưa quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân; không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Còn thiếu cơ chế ràng buộc đối với các tổ chức kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân, chế tài xử lý chưa nghiêm trong việc thực hiện dân chủ… Điều đó đã làm giảm đi ý nghĩa giá trị của thực hiện QCDC ở các doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
3.3.2.3. Một số lĩnh vực khác
Thực hiện Pháp lệnh dân chủ không chỉ giúp Thái Bình có những chuyển biến tích cực trong sản xuất công - nông nghiệp mà còn đạt nhiều thành tựu ở những lĩnh vực khác.
Gắn thực hiện Pháp lệnh dân chủ với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới, các xã, phường, thị trấn tỉnh Thái Bình đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy chế, quy định
cho phù hợp với nội dung trong Pháp lệnh số 34 để chỉ đạo thực hiện. Những nội dung công khai cho nhân dân biết được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của xã, thông qua các buổi họp thôn. Nhân dân được bàn, được thảo luận và thống nhất các nội dung về xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, điện - đường - trường - trạm… Những chính sách hỗ trợ của tỉnh, sự đóng góp công sức, tiền bạc của người dân trong và ngoài địa phương… đều được chính quyền địa phương thông báo thường xuyên, công khai, minh bạch. Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động, dân chủ trong thực hiện nên Thái Bình đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại, Thái Bình đã tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình quan trọng, thiết yếu tác động đến phát triển KT - XH của tỉnh như: Hạ tầng giao thông, đê kè, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin; hạ tầng đô thị và nông thôn mới; tăng cường đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư…
Tuy là tỉnh thuần nông nhưng điện và nước sạch Thái Bình hết sức quan tâm. Với tư duy “Điện phải đi trước một bước”, tỉnh đã quan tâm, chú trọng phát triển toàn diện hệ thống lưới điện từ rất sớm. Trong việc mua bán điện, các hộ dân được thông báo trước về giá cả; việc đo chỉ số công tơ hàng tháng được thực hiện công khai có sự chứng kiến của người dân; việc cắt điện và lý do cắt điện được thông báo trước để nhân dân chủ động trong công việc. Bên cạnh đó, các dịch vụ về điện được thực hiện đầy đủ, kịp thời… Đến nay, tất cả các xã, phường, thị trấn của tỉnh Thái Bình đều đạt tiêu chí về điện trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH kéo theo những vấn đề về ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Để người dân được sử dụng nguồn nước sạch, tỉnh đã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ