Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về thực hiện Quy chế dân chủ ở

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 49 - 54)

6. Kết cấu của luận án

2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về thực hiện Quy chế dân chủ ở

cơ sở từ năm 1998 đến năm 2007

2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng

Công tác chính trị, tư tưởng luôn có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân. Trong tình hình Thái Bình mất ổn định thì công tác chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 12 tháng 1 năm 1998 của Tỉnh ủy xác định: “Công tác tư tưởng phải tập trung tuyên truyền tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về tình hình xảy ra ở địa phương; các chủ trương, giải pháp của Trung ương và của tỉnh là kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trên cơ sở đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước” [6, tr. 6].

Công tác tư tưởng theo tinh thần của Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy là cần làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và tuân thủ pháp luật mới đạt kết quả. Công tác tư tưởng phải tập trung vào ổn định tình hình trong tỉnh.

Để làm tốt công tác tư tưởng, Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy chủ trương: “Các cơ quan làm công tác tư tưởng phải không ngừng đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền, nắm chắc các chủ trương, giải pháp giải quyết của cấp ủy,

chính quyền; sử dụng và phát huy tốt các phương tiện và công cụ làm công tác tư tưởng để truyền tải nhanh chóng, kịp thời tới cán bộ, đảng viên và nhân dân các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của Trung ương, của tỉnh và các thông tin cần thiết khác” [6, tr. 6]. Đảng bộ tỉnh giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phải làm tốt công tác tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy; có chương trình kế hoạch cụ thể chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của công tác tư tưởng trong từng thời gian.

Đến năm 2001, tầm quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng tiếp tục được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI nhấn mạnh: “Nắm vững cương lĩnh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng; phục vụ tích cực các nhiệm vụ chính trị của địa phương; tạo ra sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong toàn xã hội; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và công dân” [48, tr. 22]. Công tác chính trị, tư tưởng phải: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ công tác tư tưởng. Các cấp uỷ Đảng phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm cho công tác tư tưởng được tiến hành chủ động, liên tục, linh hoạt, có chiều sâu và tới mọi đối tượng” [48, tr. 22]. Đại hội cũng xác định: “Nội dung công tác tư tưởng cần tập trung tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; giáo dục truyền thống cách mạng, phân tích rõ những thuận lợi, khó khăn của một tỉnh nông nghiệp bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá để các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh có quyết tâm cao, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tìm các giải pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển” [48, tr. 22].

Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII (tháng 12 năm 2005), công tác chính trị, tư tưởng tiếp tục được tăng cường. Văn kiện Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ tỉnh xác định: “Công tác tư tưởng phải bám sát, phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng Đảng. Tăng cường sự thống nhất nhận thức, ý chí và hành động; củng cố niềm tin vững chắc của toàn Đảng, toàn dân” [50, tr. 64 - 65]. Đại hội chủ trương: “Các cấp ủy đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ công tác tư tưởng” [50, tr. 65].

Như vậy, qua các văn kiện ở các kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2007 cho thấy, sau khi tình hình Thái Bình về cơ bản được ổn định, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác chính trị, tư tưởng là làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nắm vững, hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vào phát triển KT - XH. Đây là những chủ trương phù hợp, đúng đắn của Đảng bộ tỉnh trong tình hình mới. Đó cũng chính là nguyện vọng của mỗi người dân Thái Bình.

2.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế

Tình hình mất ổn định ở Thái Bình đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sự phát triển chung của tỉnh. Ở nhiều xã trong tỉnh, các hoạt động sản xuất gần như đình trệ; các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp đều giảm sút. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây rất nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân. Vì vậy, Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy chỉ rõ: “Tập trung phát triển kinh tế, giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động, tiếp tục giảm hộ nghèo và mức nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách. Trước hết phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1998 [6, tr. 17].

Như vậy, Đảng bộ tỉnh Thái Bình xác định đi đôi với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các nhiệm vụ nhằm ổn định tình hình, cần phải đặc biệt coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT - XH. Đảng bộ tỉnh cũng nhận định, tình hình khiếu kiện và các điểm nóng trong tỉnh nhất định sẽ được giải quyết và ổn định. Chăm lo phát triển KT - XH là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm. Đó vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp để Thái Bình không bị tụt hậu về kinh tế, nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, Nghị quyết 06-NQ/TU của Đảng bộ tỉnh xác định: “Nghiên cứu để điều chỉnh một số chương trình kinh tế - xã hội của tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông

nghiệp toàn diện, khai thác kinh tế VAC, khôi phục và phát triển ngành nghề ở nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân” [6, tr. 17].

Trong sản xuất nông nghiệp truyền thống của tỉnh Thái Bình, người nông dân chủ yếu độc canh cây lúa nước, các cây trồng nông nghiệp khác chỉ mang tính chất phụ canh. Trong chăn nuôi, cũng chủ yếu nuôi một số gia súc, gia cầm với số lượng ít làm nguồn thực phẩm tại chỗ chưa mang tính chất hàng hóa. Vì vậy, năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao. Việc Đảng bộ tỉnh chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, khai thác kinh tế VAC sẽ tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn Thái Bình, thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, giúp họ mạnh dạn sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng giá trị trong sản xuất, nâng cao được đời sống. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh các ngành nghề ở nông thôn như phát triển các làng nghề truyền thống và đưa nghề mới vào sẽ góp phần tạo thêm việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân, gia tăng hàng hóa xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh.

Tiếp sau Nghị quyết 06, chủ trương đẩy mạnh sản xuất được Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI (tháng 3 năm 2001) xác định: “Phát huy lợi thế của tỉnh về truyền thống thâm canh, tiếp tục làm chuyển biến nhận thức và đầu tư chiều sâu để chuyển nhanh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, ưu tiên phục vụ xuất khẩu. Chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn đưa một phần lao động nông nghiệp sang làm nghề phi nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp lúc nông nhàn” [48, tr. 44].

Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII (tháng 12 năm 2005) chủ trương tập trung khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Trong đó ưu tiên hàng đầu là: “Phát triển toàn diện nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa” [50, tr. 42].

Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã phản ánh đúng tiềm năng, thế mạnh phát triển của tỉnh, đồng thời đã vạch ra những định hướng cơ bản cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp,

nông thôn góp phần phát triển KT - XH ở địa phương, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

2.2.3. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội

Mặc dù Thái Bình phải tập trung cao cho công tác ổn định tình hình trong tỉnh, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đảng bộ tỉnh cũng hết sức quan tâm tới công tác văn hóa, xã hội. Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy xác định cần triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 02-NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “công tác giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ”; “Phát động sâu rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư làm lành mạnh hóa việc cưới, việc tang”.

Tiếp đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI (năm 2001) chủ trương tiếp tục thực hiện tốt công tác văn hóa, xã hội. Trước tiên, cần phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo, thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, góp phần tích cực vào việc phát triển KT - XH của Thái Bình. Báo cáo chính trị tại Đại hội nêu rõ: “Từng bước hoàn chỉnh hệ thống trường chuyên nghiệp, dạy nghề. Liên kết các trường, các trung tâm dạy nghề trong và ngoài tỉnh để tăng số lao động được học nghề lên 30% vào năm 2005, 40% - 50% vào năm 2010” [48, tr. 18 - 19].

Cùng với chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo, việc nâng cao chất lượng công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng được chú ý quan tâm. Trong công tác này, tỉnh chủ trương cần chủ động phòng, chống dịch gắn với phong trào vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và thực hiện có hiệu quả chương trình y tế quốc gia. Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng phải không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống khám, chữa bệnh, kết hợp chặt chẽ y học hiện đại với y học cổ truyền, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Trong lĩnh vực xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, Đảng bộ tỉnh chủ trương: “Phấn đấu đến năm 2005 có trên 60% gia đình, trên 40% thôn, làng, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá; 90% cơ quan, trường học, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hoá. Tăng cường công tác quản lý báo chí, phát thanh, truyền hình và các hoạt động văn hoá” [48, tr. 19].

Vấn đề giải quyết nhu cầu về việc làm, tăng nguồn thu nhập chính đáng cho

người dân đã được Đảng bộ tỉnh xác định: “Phấn đấu bình quân mỗi năm giải quyết

18 - 20 nghìn chỗ làm việc mới, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thị xã, thị trấn từ 7,8% xuống còn 5%, nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 73,2% lên 75%, tỉ lệ lao động qua đào tạo từ 18,5% lên 30% vào năm 2005” [48, tr. 19].

Cùng với đó, Thái Bình cũng chủ trương thực hiện tốt chương trình “xoá đói,

giảm nghèo”, chính sách đối với người có công với nước, phong trào “đền ơn đáp nghĩa”. Phấn

đấu đến năm 2005, 100% gia đình chính sách có mức sống từ trung bình trở lên [48, tr. 19]. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa - xã hội, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII (năm 2005) xác định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và hoạt động nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, làm cho văn hóa thật sự là nền tảng tinh thần của xã hội” [50, tr. 56]. Văn kiện Đại hội cũng chủ trương: “Nâng cao chất lượng lao động, tập trung giải quyết việc làm và thực hiện tốt chính sách đối với người, gia đình có công và các chính sách xã hội” [50, tr. 59].

Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về văn hóa - xã hội là những

định hướng quan trọng để giải quyết các vấn đề ở lĩnh vực này. Với một tỉnh còn nhiều khó khăn, thu nhập đầu người chưa cao, giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội không những sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong tỉnh mà còn tạo động lực cho người dân hăng hái tăng gia sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy KT - XH phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)