Đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở trong lĩnh vực văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 108 - 118)

6. Kết cấu của luận án

3.2. Chủ trƣơng đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Thá

3.3.3. Đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở trong lĩnh vực văn hóa, xã hội

3.3.3.1. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế

- Lĩnh vực văn hóa: Đảng bộ tỉnh Thái Bình tiếp tục gắn việc thực hiện dân

chủ ở cơ sở với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nhằm xây dựng các thôn xóm, tổ dân phố, hộ gia đình có nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh. Để tăng cường công tác quản lý và hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn hóa, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 18/3/2009 Quy định về thực hiện nếp sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đến năm 2012, Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND được thay bằng Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 20/11/2012 của UBND tỉnh về ban hành quy định thực hiện nếp sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Theo đó, việc dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa là trách nhiệm của mọi công dân, là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, nhằm xây dựng con người mới, nền văn hóa mới, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; những hương ước, quy ước về nếp sống văn hóa ở thôn, làng, tổ dân phố, của các địa phương; những nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị không được trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước và phải phù hợp với những quy định của UBND tỉnh về thực hiện nếp sống văn hóa.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, trong xây dựng hương ước, quy ước của thôn, làng, tổ dân phố các xã, phường, thị trấn đã tổ chức họp lấy ý kiến nhân dân đảm bảo dân chủ, phát huy tinh thần trách nhiệm của mọi người dân. Trong quá

trình tổ chức thực hiện quy ước của thôn, khu phố đã không xẩy ra tình trạng thắc mắc khiếu kiện của người dân. Những vấn đề phát sinh trong thôn làng đều được giải quyết dứt điểm, thấu lý đạt tình, phát huy tốt tinh thần tự giác, ý thức cộng đồng của mỗi người dân. Năm 2012, toàn tỉnh đã tiến hành hòa giải 5.047 vụ việc với tỷ lệ hòa giải thành công đạt 88% [142, tr. 5]. Qua đó, đã củng cố được mối đoàn kết thống nhất trong thôn xóm, tổ dân phố, hạn chế tình trạng lợi dụng dân chủ để đòi hỏi, yêu sách, tuyên truyền trái pháp luật.

Việc quy hoạch các khu trung tâm xã, phường, thị trấn; các khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cũng được các cấp ủy, chính quyền công khai tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh để nhân dân tìm hiểu, đồng thời tổ chức các hội nghị cấp xã, phường, cấp thôn, tổ dân phố để nhân dân trực tiếp nghe và tham gia ý kiến đi đến thống nhất phương án trình cấp có thẩm quyền quyết định. Khi đề án được phê duyệt, tiếp tục được tuyên truyền để nhân dân biết và chuẩn bị chung sức thực hiện. Tính đến năm 2013, Thái Bình có 100% huyện, thành phố có trung tâm văn hóa thể thao, thư viện; 100% xã, phường, thị trấn, 71.12% thôn làng, tổ dân phố có nhà văn hóa; số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 28% và gia đình thể thao đạt 18% [166, tr. 8].

Trong chính sách đại đoàn kết dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo, tỉnh Thái Bình chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đồng bào theo đạo sống tốt đời, đẹp đạo, phụng sự Tổ quốc theo đúng Hiến pháp và pháp luật. Hàng năm, Thái Bình đều tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư. Ngày hội đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Trong ngày hội Đại đoàn kết toàn dân năm 2012, đã có 295.263 lượt người tham dự [142, tr. 5].

Gắn việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với thực hiện Pháp lệnh dân chủ; căn cứ vào Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND và Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về ban hành quy định thực hiện nếp sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tổ chức họp dân để thảo luận xây dựng các quy ước quản lý văn hóa cho các hoạt động trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa và các hoạt động văn hóa trong các mùa lễ hội. Các ban

tự quản văn hóa ở các thôn làng, tổ dân phố được thành lập với nòng cốt là các cụ cao tuổi có uy tín, đức độ, trách nhiệm. Việc huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân cũng được công khai thường xuyên trên loa phát thanh địa phương; được thông báo trong các cuộc họp dân; được dán ở khu vực có di tích văn hóa. Nhờ phát huy dân chủ, đề cao quyền làm chủ của nhân dân và minh bạch rõ ràng, đã đưa các hoạt động văn hóa ở Thái Bình đi vào nền nếp; nhiều di tích văn hóa được trùng tu tôn tạo như di tích đền Trần, di tích đền Tiên La, di tích chùa Keo… góp phần quan trọng trong bảo tồn các sắc thái văn hóa truyền thống tỉnh Thái Bình

Tuy nhiên trong việc quản lý các hoạt động văn hóa ở Thái Bình cũng còn một số tồn tại như: Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nội quy, quy chế lễ hội, gìn giữ tôn nghiêm nơi thờ tự; công tác giữ gìn vệ sinh môi trường chưa thường xuyên; vẫn còn tình trạng ăn mặc tùy tiện, phản cảm thiếu văn hóa khi đi lễ hội; hiện tượng vứt rác bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường còn khá phổ biến tại các lễ hội… đã làm ảnh hưởng đến mỹ quan trong lễ hội và di tích.

- Lĩnh vực giáo dục: tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các đơn vị của ngành giáo dục

trong tỉnh tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện Quyết định số 04/2000/QĐ/BGD- ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong trường học; Thông tư số 09/2009/TT-BGD&ĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu trong quản lý, điều hành các hoạt động của đơn vị. Cán bộ, giáo viên được phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của Bộ, ngành, địa phương bằng nhiều hình thức như thông báo trên bảng tin, thông qua các cuộc họp chi bộ, họp hội đồng giáo dục… Các đơn vị đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý các hoạt động của cơ quan. Cán bộ quản lý đi đầu gương mẫu, thẳng thắn, trung thực trong tự phê bình và phê bình. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường được tạo điều kiện hoạt động, có sự thống nhất cao, phối kết hợp chặt chẽ và chỉ đạo, giám sát cụ

thể. Kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch thu chi, công tác quản lý tài chính, xây dựng cơ sở vật chất được thông báo công khai ngay từ hội nghị cán bộ công chức đầu năm. Việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, việc nâng lương, khen thưởng được thực hiện theo đúng quy trình và đảm bảo công khai, minh bạch. Các cơ sở giáo dục đã sử dụng đa dạng nhiều hình thức để cán bộ, giáo viên được bàn, được thảo luận, tham gia ý kiến như tổ chức họp giao ban, họp hội đồng hàng tuần, họp chi bộ hàng tháng, đăng tải thông tin trên website. Một số đơn vị còn tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên bằng hình thức phát phiếu hoặc trao đổi qua những giờ giải lao, những cuộc trò chuyện. Cách phản ánh thông tin nhiều chiều đã giúp cán bộ, giáo viên được bày tỏ nguyện vọng và tích cực tham gia đóng góp xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện. Bên cạnh đó, Ban thanh tra nhân dân ở các nhà trường cũng được củng cố, kiện toàn, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, được tập huấn nghiệp vụ. Ban thanh tra nhân dân đã phối hợp tốt với lãnh đạo nhà trường trong thu thập thông tin, tổng hợp ý kiến, giải quyết kịp thời những thắc mắc, kiến nghị của giáo viên; phát huy vai trò trách nhiệm trong giám sát việc thực hiện QCDC, thực sự là đại diện, là cầu nối giữa cán bộ, giáo viên với lãnh đạo cơ quan… Thực hiện QCDC trong ngành giáo dục đã góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, tích cực và thân thiện; tăng cường mối quan hệ đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị, nhà trường; tác động tích cực đến công tác xây dựng Đảng, chính quyền và hoạt động của các tổ chức đoàn thể.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện QCDC trong các đơn vị giáo dục ở Thái Bình cũng còn những hạn chế như: Công tác phổ biến, quán triệt các văn bản về thực hiện QCDC ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, có nơi còn hình thức; hoạt động của ban đại diện hội cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGD&ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số trường còn hạn chế; cá biệt có trường trong việc huy động các khoản đóng góp của học sinh chưa có sự thống nhất giữa một số nhà trường với phụ huynh…

- Lĩnh vực y tế: Tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về

thực hiện dân chủ trong các bệnh viên công lập và Quyết định số 29/2008/QĐ- BYT ngày 18/8/2008 của Bộ Y tế về ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế; Ban chỉ đạo thực hiện QCDC, quy tắc ứng xử của ngành y tế Thái Bình được củng cố, kiện toàn và có sự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; các văn bản, tài liệu có liên quan đến việc thực hiện QCDC của cấp trên, của ngành đều được gửi tới các đơn vị trong toàn ngành, yêu cầu phổ biến tới cán bộ, viên chức, lao động nhằm nâng cao nhận thức, phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức hội nghị giao ước thi đua trong toàn ngành nhằm phát động cán bộ, viên chức, lao động thực hiện tốt QCDC; phòng, chống tham nhũng và các phong trào thi đua về thực hiện quy tắc ứng xử. Chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành kiện toàn ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan với hai hình thức: Dân chủ tập trung thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đầu năm và dân chủ đại diện thông qua Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.

Thực hiện QCDC, 100% cơ sở y tế trong tỉnh đã xây dựng được hệ thống các quy chế như: QCDC trong hoạt động của cơ quan; quy chế chi tiêu nội bộ và các nội quy, quy định khác của đơn vị cũng như tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến đóng góp vào các hoạt động của đơn vị; thực hiện công khai tài chính, tài sản, kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế, đào tạo, tuyển dụng, đề bạt cán bộ, công tác thi đua, khen thưởng… Ở mỗi đơn vị đều xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng, chống tham nhũng; ban hành chức năng, nhiệm vụ của từng khoa phòng, bộ phận. Từ đó, làm căn cứ giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng công tác của tập thể, cá nhân; phát huy tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, nâng cao tinh thần đoàn kết nội bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; kết hợp giáo dục ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trước nhiệm vụ được phân công gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát ngăn ngừa các hành vi lợi dụng chức quyền, tham nhũng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế tại đơn vị.

Đối tượng tác động của việc triển khai QCDC, quy tắc ứng xử không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế mà còn hướng đến việc tạo điều kiện tốt giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhằm tạo điều

kiện thuận lợi cho nhân dân khám, chữa bệnh, công tác cải cách hành chính trong khám chữa bệnh được thực hiện triệt để nhằm hiện đại hóa bệnh viện, giảm phiền hà cho nhân dân. Các bệnh viện đã xây dựng nội quy ra vào viện, sơ đồ chỉ dẫn các phòng ban của cơ quan; tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cơ sở y tế đã bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực làm nhiệm vụ tiếp dân; có quy chế tiếp dân, lịch tiếp dân; trang bị tiện nghi phục vụ công tác tiếp công dân đầy đủ, chu đáo. Những góp ý của nhân dân trong khám chữa bệnh được ngành y nghiêm túc tiếp thu và điều chỉnh kịp thời tạo ấn tượng tốt và niềm tin đối với người dân.

Để người dân chủ động trong khám chữa bệnh, các cơ sở y tế đều niêm yết công khai về mức thu viện phí, các dịch vụ khám, chữa bệnh; công khai thuốc sử dụng hàng ngày cho bệnh nhân thông qua phiếu điều trị tại bảng treo đầu giường của bệnh nhân; thuốc được trao đến tận tay người bệnh.

Nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện QCDC, tại các khoa - phòng của đơn vị, bệnh viện đều có hòm thư góp ý của bệnh nhân và người dân. Việc thực hiện dân chủ, công khai trong mọi hoạt động cũng được các đơn vị trong toàn ngành chú trọng khi thiết lập đường dây nóng với một số điện thoại duy nhất tới các thủ trưởng, bộ phận thường trực của đơn vị để người bệnh có thể phản ánh trực tiếp những vấn đề tiêu cực, bức xúc, phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế… tới lãnh đạo hoặc các khoa phòng của bệnh viện. Những góp ý của nhân dân trong khám chữa bệnh được ngành y nghiêm túc tiếp thu và điều chỉnh kịp thời tạo ấn tượng tốt và niềm tin đối với người dân.

Sở Y tế và Công đoàn ngành có Quy chế phối hợp công tác; có các điều khoản thống nhất các quy định về quyền kiểm tra, giám sát của Công đoàn trong hoạt động tham gia quản lý nhà nước nhằm phát huy hình thức dân chủ đại diện của tổ chức Công đoàn. Hàng năm, Công đoàn ngành Y tế Thái Bình đã tổ chức giao lưu, đối thoại với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các đơn vị nhằm trao đổi, phổ biến các văn bản pháp luật mới có liên quan đến cán bộ, viên chức; QCDC ở cơ sở; quyền và lợi ích hợp pháp của công đoàn viên. Thông qua các buổi giao lưu, hội nghị, cán bộ, công chức, tập thể người lao động được bày tỏ

nguyện vọng, đề xuất kiến nghị hoặc tham gia ý kiến với thủ trưởng đơn vị và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.

Bên cạnh những kết quả trên, thực hiện QCDC trong ngành y tế Thái Bình cũng còn một số tồn tại như: Vẫn còn cơ sở y tế chưa công khai giá bán thuốc, chưa có đường dây nóng để giải quyết những bất cập khi xảy ra trong khám chữa bệnh; vẫn còn cán bộ ngành y có thái độ chưa đúng đối với người bệnh; vẫn còn hiện tượng cán bộ ngành y nhận quà của người bệnh… Những hạn chế trên đòi hỏi ngành y Thái Bình cần có những giải pháp giải quyết.

3.3.3.2. Trong giải quyết việc làm và an sinh xã hội

Thái Bình là tỉnh có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, có nhiều đối tượng thuộc diện chính sách xã hội cần được hỗ trợ. Để giải quyết những vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 108 - 118)