Đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 91 - 101)

6. Kết cấu của luận án

3.2. Chủ trƣơng đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Thá

3.3.1. Đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng

tư tưởng

3.3.1.1. Công tác chỉ đạo và hoạt động của ban chỉ đạo các cấp

Ngay khi Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007 của UBTVQH (khóa XI) về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ban hành, Tỉnh ủy Thái Bình đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC gồm 23 thành viên, do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC của tỉnh đã ban hành kế hoạch số 23-KH/BCĐ ngày 13 tháng 11 năm 2007 về tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; ra công văn số 26-CV/BCĐ ngày 14 tháng 3 năm 2008 đôn đốc các huyện, thành phố tổ chức, quán triệt nghiêm túc Pháp lệnh và tiến hành rà soát, bổ sung, chỉnh sửa các quy chế, quy định phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình giao cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn và phát hành Bản tin nội bộ xuống các chi bộ thôn xóm, tổ dân phố; hướng dẫn nội dung sinh hoạt cho các đảng bộ, chi bộ hàng tháng; giúp các cấp ủy cơ sở và đảng viên nắm được thông tin về tình hình quốc tế, trong nước và của tỉnh, góp phần định hướng công tác tư tưởng và chuẩn bị nội dung sinh hoạt của đảng bộ, chi bộ được tốt hơn.

Để việc triển khai tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở đạt hiệu quả, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều văn bản như: công văn số 64-CV/BCĐ ngày 12 tháng 8 năm 2010 về hướng dẫn cấp ủy đảng cơ sở bổ sung, kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo sau Đại hội; kế hoạch số 85-KH/BCĐ ngày 28 tháng 01 năm 2010 về kiểm tra, khảo sát việc thực hiện dân chủ ở các loại hình cơ sở; Quyết định số 429-QĐ/TU ngày 17 tháng 3 năm 2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; công văn số 701/UBND-NC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của

chính quyền và phân công cán bộ phụ trách công tác dân vận; Công văn số 1043- CV/TU ngày 01 tháng 11 năm 2013, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn…

Thực hiện sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh dân chủ của các huyện, xã, phường, thị trấn được thành lập, thường xuyên kiện toàn, đảm bảo về số lượng và cơ cấu.

Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở các huyện, thành phố phân công đồng chí phó bí thư thường trực huyện, thành ủy làm trưởng ban chỉ đạo; ban chỉ đạo cấp xã do đồng chí phó bí thư đảng ủy làm trưởng ban. Ban chỉ đạo các xã, phường, thị trấn căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của tỉnh và tình hình thực tế đã tiến hành rà soát, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy chế hoạt động, chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra hàng năm, chế độ giao ban hàng tháng; tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy chế, quy định cho phù hợp với nội dung của các văn bản về thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tổ chức quán triệt các nội dung về thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn với nhiều hình thức phong phú, phù hợp; thường xuyên đổi mới phương pháp tuyên truyền, nâng cao chất lượng hoạt động. Đài phát thanh địa phương tăng cường thời lượng phát sóng hàng ngày phổ biến kiến thức pháp luật cho nhân dân.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo gắn với từng lĩnh vực, từng địa bàn phụ trách. Ban chỉ đạo tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo kịp thời phát hiện và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các vấn đề bức xúc, khiếu nại, tố cáo của công dân, đặc biệt là ở những địa bàn có dự án liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư… Những hoạt động của ban chỉ đạo đã góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu quả thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cấp ủy, chính quyền và tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo hướng

gần dân, trọng dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân; nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

Trong tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ, Mặt trận Tổ quốc và

các đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò hết sức quan trọng. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện gắn với triển khai QCDC cho Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc xã và ban công tác Mặt trận Tổ quốc thôn, ban chấp hành các chi hội, chi đoàn cơ sở.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh công tác nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, kiên trì vận động, thuyết phục, hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp kéo dài; đã phối hợp tham mưu giải quyết ổn định tình hình tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy khi triển khai dự án xây dựng Trung tâm Điện lực Thái Bình; vận động nhân dân bàn giao mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 39 tại huyện Đông Hưng [142, tr. 4]; phối hợp với chính quyền, các ngành, các đơn vị lực lượng vũ trang phát động quần chúng nhân dân hưởng ứng “Ngày hội quốc phòng toàn dân”, “Ngày hội an ninh nhân dân”, tham gia xây dựng quy ước, hương ước thôn làng, tổ dân phố và làm nòng cốt trong việc thực hiện chính sách “Đại đoàn kết toàn dân” và chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Mặt trận Tổ quốc cũng hết sức quan tâm phát huy vai trò của người cao tuổi, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân cư nhằm thông qua những đối tượng này, tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các tầng lớp nhân dân theo hướng: dân biết, dân hiểu, dân tuyên truyền, dân cùng thực hiện.

Như vậy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Thái Bình đã làm tốt công tác dân vận theo hướng gần dân, nghe dân nói để hiểu nhân dân trên cơ sở đó có những tham mưu đề xuất với các cấp ủy, chính quyền trong điều hành công việc đạt hiệu quả hơn.

Nhận thức rõ về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã nhanh chóng triển khai Pháp lệnh trên địa bàn toàn tỉnh. Sự vào cuộc nghiêm túc, khẩn chương của các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể đã tạo ra khí thế mới có sức lan tỏa đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hàng năm, tỉnh Thái Bình đều chỉ đạo các cấp, các ngành tiến hành tổng kết thực hiện Pháp lệnh dân chủ; rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn để bổ sung, điều chỉnh trong xây dựng kế hoạch thực hiện trong thời gian tiếp theo. Chính nhờ sự chỉ đạo sát sao, khoa học, chặt chẽ của Đảng bộ tỉnh đã giúp Thái Bình tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trong tổ chức thực hiện Pháp lệnh dân chủ.

3.3.1.2. Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Trong triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người hàng ngày trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với nhân dân, giải quyết các công việc có liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân. Trong giải quyết công việc đòi hỏi người cán bộ, công chức đảm bảo tính khách quan, trung thực theo đúng các nguyên tắc, trình tự và quy định của pháp luật. Muốn làm tốt được lĩnh vực đảm nhận, một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, công chức là phải có trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, vận dụng đúng đắn pháp luật để giải quyết tốt công việc được giao. Tuy nhiên, ở Thái Bình vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn, chưa được đào tạo cơ bản, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu, cá biệt có lĩnh vực còn thiếu cán bộ chuyên trách…

Trước tình hình đó để cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, Tỉnh ủy Thái Bình yêu cầu các cấp, các ngành rà soát, đánh giá, phân loại trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, trên cơ sở đó từng cấp ủy, từng ngành có kế hoạch kiện toàn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở; xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tập trung đào tạo bồi dưỡng cán bộ về chính trị, về quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, về công tác hành chính, văn phòng, tư pháp, tin

học, ngoại ngữ... Khuyến khích và động viên cán bộ, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực KT - XH yên tâm công tác và về tỉnh công tác. Những cán bộ mới được bố trí lại phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thích hợp; phấn đấu tất cả cán bộ xóm đều được bồi dưỡng qua lớp ngắn hạn, tạo điều kiện cán bộ hoàn thành được nhiệm vụ. Theo Đề án 26-ĐA/TU của Tỉnh ủy, cán bộ, công chức cấp xã phải học các khóa chuyên môn nghiệp vụ đúng với lĩnh vực công tác. Thực hiện Đề án này, hầu hết cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Thái Bình đều được đào tạo những kiến thức cơ bản theo đúng lĩnh vực công tác. Nhìn chung, cán bộ khi được đào tạo trở về địa phương công tác đều phát huy kiến thức, nâng cao năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Năm 2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình tổng kết 10 năm thực hiện Đề án số 26-ĐA/TU về đào tạo cán bộ cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học. Kết quả cho thấy, Đề án đã đào tạo được 2.923 cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học; 1.520 cán bộ cấp xã đang tiếp tục được đào tạo [171, tr. 7]. Trong 10 năm triển khai thực hiện, Đề án đã giải quyết kịp thời sự thiếu hụt về số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh.

3.3.1.3. Tích cực thực hiện quyền làm chủ của nhân dân

* Thực hiện những nội dung công khai để nhân dân biết

Những nội dung công khai để nhân dân biết (11 nội dung) đã được các cấp ủy, chính quyền cấp xã thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của Pháp lệnh dân chủ. Thông qua hệ thống truyền thanh, các địa phương thường xuyên tuyên truyền những nội dung trong Pháp lệnh dân chủ. Những nội dung có liên quan trực tiếp đến nhân dân như kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương; chế độ chính sách; việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, các khoản huy động đóng góp của nhân dân; phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; lịch tiếp công dân hàng tuần; các quy định về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân… được các địa phương thực hiện nghiêm túc

bằng hình thức niêm yết tại trụ sở UBND tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, liên hệ của người dân.

Các nội dung quy định về kế hoạch phát triển KT - XH, dự toán ngân sách hàng năm của cấp xã; việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ; các khoản huy động đóng góp của nhân dân; kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng; kết quả lấy phiếu tín nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, chủ tịch và phó chủ tịch UBND cấp xã đã thường xuyên được công khai trên các bản tin tuyên truyền của đài phát thanh các xã, phường, thị trấn.

Đối với các khoản đóng góp của nhân dân như các loại thuế, quỹ theo quy định của tỉnh được các địa phương in thành phiếu gửi tới từng hộ gia đình để đối chiếu trước thời gian quy định giao nộp. Các nội dung công khai theo quy định của Pháp lệnh dân chủ cũng được thực hiện thông qua các cuộc họp thôn, tổ dân phố và sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể. Kết quả khảo sát cho thấy, 86.80% người dân khẳng định chính quyền cấp xã đã công khai các nội dung về Luật đất đai, thuế nhà đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi, về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp… [39, tr. 149].

Như vậy, thực hiện tốt nội dung công khai để nhân dân biết đã góp phần củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân vào các cấp ủy, chính quyền; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố. Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, chính quyền, Mặt trân Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phát động.

* Thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

Thực hiện Pháp lệnh dân chủ, chính quyền các địa phương đã tổ chức cho nhân dân bàn và quyết định về phương án, kế hoạch, mức đóng góp xây dựng đường giao thông trong thôn, tổ dân phố; lập và thu các loại quỹ, phí vệ sinh môi trường, điện, bảo vệ; việc hiến đất làm đường giao thông thủy lợi nội đồng; dồn điền đổi thửa xây dựng nông thôn mới… Các xã, phường, thị trấn đã chỉ đạo các thôn, tổ dân phố tổ chức tốt các buổi họp thôn để nhân dân được bàn bạc, thảo luận

và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy quyền làm chủ theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Thực hiện tốt nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp đã phát huy được trí tuệ, nhân lực, vật lực từ nhân dân, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT - XH ở địa phương. Nhân dân các địa phương đã tích cực tham gia các tổ hòa giải, tổ tự quản về an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Các tổ hòa giải ở các thôn, làng, tổ dân phố hoạt động tích cực, không ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng, giải quyết tốt các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân. Năm 2008, có 2.724 tổ tự quản, 1.977 tổ hòa giải đã tổ chức hòa giải thành công 86,7% vụ việc. Đến năm 2012, toàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 91 - 101)