Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 54 - 82)

6. Kết cấu của luận án

2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả

2.3.1. Trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng

2.3.1.1. Thành lập các ban chỉ đạo và quán triệt QCDC

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quán triệt học tập, thực hiện QCDC ở cơ sở - một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta - phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Sau khi có Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), Nghị định số 29-NĐ/CP (sau đó được thay bằng Nghị định số 79-NĐ/CP của Chính phủ), Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình quán triệt, triển khai QCDC tới toàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân. Tháng 4/1999, Tỉnh ủy thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở gồm

12 thành viên do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh làm Phó ban thường trực; chọn huyện Hưng Hà, Thị xã Thái Bình và 17 đơn vị làm điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung. Tháng 5/1999, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh và chỉ đạo các cấp, các ngành đồng loạt tiến hành triển khai, quán triệt các văn bản của Trương ương, của tỉnh đến toàn thể cán bộ, đảng viên; tuyên truyền phổ biến nội dung QCDC ở cơ sở đến các tầng lớp nhân dân. Tỉnh huy động trên 500 cán bộ thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; thành lập 54 tổ công tác giúp các xã, phường, thị trấn giải quyết ổn định tình hình gắn với việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở [137, tr. 1 - 2]. Cùng với công tác chính trị, tư tưởng, công tác tổ chức và cán bộ, công tác thanh tra và kiểm tra, các vấn đề về đất đai, quản lý tài chính… đều phải xây dựng đề án tổ chức thực hiện cụ thể thông qua Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Thực hiện Thông báo số 07-TB/TW ngày 23/5/2002 của Ban Chỉ đạo QCDC Trung ương, Tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành Quyết định số 74-QĐ/TU, ngày 23/5/2002 và Quyết định số 20-QĐ/TU, ngày 09/1/2006 về kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở. Ban Chỉ đạo của tỉnh gồm 23 thành viên do đồng chí Phó Bí Thư thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy làm Phó ban Thường trực. Tại các huyện, thị ở Thái Bình cũng đều thành lập ban chỉ đạo thực hiện QCDC [137, tr. 2].

Đối với các xã, phường, thị trấn cũng tiến hành thành lập và thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện QCDC do đồng chí bí thư đảng ủy làm trưởng ban. Các ban chỉ đạo hoạt động nề nếp, có quy chế làm việc và chương trình công tác hàng năm. Tất cả các xã, phường, thị trấn đã căn cứ vào các nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của tỉnh và tình hình thực tế để tiến hành rà soát, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy chế, quy định trên các lĩnh vực như: Quy chế làm việc của đảng ủy, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; quy chế quản lý, sử dụng đất đai… Quy ước, hương ước thôn làng văn hóa; quy định về việc cưới,

việc tang… Bình quân mỗi xã, phường, thị trấn có từ 13 đến 18 quy chế, quy định, cá biệt có nơi xây dựng trên 20 quy chế, quy định [137, tr. 4].

Để việc tổ chức quán triệt học tập và triển khai QCDC ở cơ sở một cách cụ thể và sâu rộng, ngày 16/4/1999, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 205-KH/UB về triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở. Ban Tổ chức chính quyền tỉnh ban hành Hướng dẫn số 122-HD/TC “Về một số điểm triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn”, phát hành trên 10 vạn cuốn tài liệu về QCDC và tuyên truyền đến 100% cơ sở trong tỉnh [137, tr. 3]. Tỉnh chỉ đạo các địa phương sử dụng và phát huy tốt các phương tiện công cụ làm công tác tư tưởng, đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền miệng, tăng cường các hình thức đối thoại trực tiếp. Coi trọng nêu gương người tốt, việc tốt, những cơ sở làm tốt cuộc đấu tranh chống tham nhũng, sớm ổn định được tình hình, phát huy được nội lực, KT - XH phát triển. Bảo đảm chuyển tải nhanh chóng, kịp thời tới cán bộ, đảng viên và nhân dân các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của Trung ương, của Tỉnh ủy và các thông tin cần thiết khác.

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, tất cả huyện, thị ở Thái Bình đều tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị, các nghị định của Chính phủ về QCDC ở cơ sở tới tất cả cán bộ chủ chốt của huyện gồm các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ huyện, bí thư đảng ủy, chủ tịch HĐND, UBND các xã, thị trấn, bí thư các đảng bộ, chi bộ trực thuộc… Các huyện, thị đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện QCDC, xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Ban chỉ đạo các huyện đã hướng dẫn cho các xã, thị trấn kiện toàn lại ban chỉ đạo. Các xã, thị trấn đã xây dựng được kế hoạch triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm ở địa phương. Nhiều địa phương dựa trên các nguyên tắc thực hiện QCDC ở cơ sở đã xây dựng quy ước, hương ước nhằm giải quyết các công việc nội bộ trong cộng đồng dân cư, đảm bảo mối đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, giữ gìn truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, tình làng nghĩa xóm. Tiêu biểu như huyện Quỳnh Phụ đã xây dựng được 569 quy chế, quy định [16, tr. 2]. Các tài liệu về QCDC ở cơ sở do tỉnh

cung cấp đều được kịp thời đưa tới các đảng bộ, chi bộ xã, phường, thị trấn, thôn xóm. Đến cuối năm 1999, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã triển khai xong QCDC tới Ban chấp hành đảng bộ, bí thư, xóm trưởng và các ban ngành đoàn thể của xã. Đài phát thanh của xã tăng cường phổ biến QCDC ở cơ sở cho nhân dân; tuyên truyền, giải thích để nhân dân nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm, thực hiện dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Trong quá trình triển khai Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị và các nghị định của Chính phủ về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tỉnh Thái Bình có vai trò hết sức quan trọng. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã thành lập ban chỉ đạo, có kế hoạch hướng dẫn xây dựng quy chế, quy định thực hiện dân chủ trong hệ thống của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân hiểu và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; những nghị định của Chính phủ về thực hiện QCDC ở cơ sở; làm tốt việc tổ chức cho quần chúng nhân dân tham gia giám sát các cơ quan nhà nước, đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp và cán bộ, đảng viên nơi cư trú; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhằm phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân, mang lại lợi ích thiết thực cho quần chúng, từng bước khắc phục tình trạng hành chính hóa, phong trào chung chung, hình thức, kém hiệu quả; quan tâm phát huy vai trò người cao tuổi, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân cư nhằm thông qua những đối tượng này, tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện QCDC trong các tầng lớp nhân dân. Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tích cực, chủ động phối hợp với các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức thành viên thực hiện các nội dung của QCDC, trong đó chú trọng tới việc lồng ghép nội dung các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc vào các nội dung thực hiện QCDC như xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, gia đình chính sách, xây dựng xứ họ đạo và chùa cảnh gương mẫu, xây dựng đời sống văn hóa, giúp nhau làm kinh tế, các mô hình tự quản và tổ tự quản ở khu dân cư… Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã phát huy vai trò nòng cốt

trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, với mục tiêu chủ yếu là cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí và phát huy dân chủ ở cộng đồng dân cư. Qua đó, đã thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

Như vậy, nhờ sự ra quân đồng loạt, nghiêm túc, khẩn trương của các cấp, các ngành, các tổ chức, các đoàn thể cộng với tinh thần trách nhiệm cao của các cán bộ đảng viên trong việc triển khai thực hiện QCDC nên QCDC ở cơ sở đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực thực hiện. Quyền làm chủ của nhân dân được quy định trong QCDC ngày càng được phát huy. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình đồng loạt tham gia quán triệt học tập và thực hiện QCDC một cách tích cực và khẩn trương nhằm nhanh chóng ổn định tình hình để tập trung xây dựng phát triển KT - XH.

2.3.1.2. Nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” [78, tr. 95]. Sau “điểm nóng”, do xử lý kỷ luật một số lượng lớn cán bộ, nhất là ở cán bộ cấp cơ sở, đội ngũ cán bộ ở cơ sở của tỉnh Thái Bình thiếu trầm trọng. Việc quy hoạch, đào tạo chưa đáp ứng kịp. Nhiều cơ sở ở huyện Quỳnh Phụ phải thực hiện phương châm mang tính tình thế, “dột đâu dọi đấy”, hoặc linh động các tiêu chí “cứng” nếu dân tín nhiệm thì cho làm.

Trước yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở được tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên được chú trọng cả về lý luận chính trị và phẩm chất đạo đức.

Bên cạnh việc quan tâm nâng cao trình độ chính trị, Thái Bình cũng chú trọng công tác nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên đảm bảo người cán bộ đảng viên vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Cán bộ công tác ở lĩnh vực nào phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tốt ở lĩnh vực đó. Có kiến thức, trí tuệ, năng lực để làm tròn nhiệm vụ của người lãnh đạo, người đi tiên phong trong các lĩnh vực công tác được giao. Theo Đề án 26-ĐA/TU, ngày 08/4/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ cao đẳng, đại

hội, Thái Bình xác định tiến tới đào tạo 100% cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn có trình độ từ cao đẳng trở lên.

Cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, Thái Bình thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và chính quyền. Việc kiện toàn, bố trí đội ngũ cán bộ, củng cố tổ chức phải chống tư tưởng cục bộ, bè phái, bảo đảm đạt lý thấu tình vì mục đích chung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, đồng thời tích cực chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho lâu dài. Trong bố trí và sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trường, đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm, thay thế kịp thời khi cần thiết. Có chế độ cho cán bộ được từ chức hoặc rút chức để nhận nhiệm vụ thích hợp, khắc phục những biểu hiện cá nhân, cục bộ, nể nang, tùy tiện trong công tác cán bộ. Để cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành rà soát, đánh giá, phân loại trình độ, năng lực, sở trường của đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở đó, từng cấp ủy, từng ngành có kế hoạch kiện toàn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở. Kiên quyết thay thế những cán bộ đã xác định rõ có tham nhũng, tiêu cực, phẩm chất đạo đức kém, năng lực và ý thức trách nhiệm yếu không còn tín nhiệm trong Đảng và nhân dân. Chấn chỉnh đội ngũ cán bộ về lối sống, phong cách và lề lối làm việc. Cán bộ, đảng viên công tác trong bộ máy chính quyền phải đề cao tính đảng, ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trường hợp cán bộ bị cách chức, cho thôi chức hoặc điều chuyển thay thế phải chuẩn bị cán bộ thay thế ngay. Những nơi cần bổ sung cấp ủy phải thực hiện đúng quy định của Điều lệ Đảng. Những nơi còn không đủ 2/3 số đại biểu HĐND; các chức vụ chủ chốt (chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND) dự kiến phải bố trí lại chưa phải là đại biểu HĐND và những khu vực bầu cử nay không còn đủ đại biểu HĐND thì tiến hành bầu bổ sung đại biểu HĐND ở các xã theo quy định và hướng dẫn của Nhà nước. Những cán bộ tuy không vi phạm lớn nhưng năng lực hạn chế, tín nhiệm thấp không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thì điều chuyển bố trí việc khác phù hợp, nếu đủ điều kiện sẽ để nghỉ theo chính sách.

Các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở phải tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ, bảo đảm mỗi chức danh cán bộ lãnh đạo có từ 1 - 2 cán bộ dự bị kế cận.

Công tác quy hoạch cán bộ thực hiện theo phương châm: quy hoạch cấp dưới làm căn cứ, cơ sở cho quy hoạch cấp trên; quy hoạch cấp trên là kết quả, động lực thúc đẩy và tạo điều kiện thực hiện quy hoạch cấp dưới, đảm bảo yêu cầu “mở” và “động”. Coi việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm tiền đề, thước đo để xây dựng quy hoạch. Việc quy hoạch cán bộ phải đảm bảo tính dân chủ trong giới thiệu nguồn từ cơ sở, thực hiện đúng quy trình, có sự tham gia bàn bạc, giới thiệu, đề cử và phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong quy hoạch; tích cực chuẩn bị nhân sự cho HĐND, UBND các cấp và nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp khóa tới. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Tập trung đào tạo bồi dưỡng cán bộ về chính trị, về quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, về hành chính, tư pháp, tin học, ngoại ngữ... Khuyến khích và động viên cán bộ, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực KT - XH yên tâm công tác và về tỉnh công tác. Những cán bộ mới được bố trí lại phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thích hợp; phấn đấu tất cả cán bộ xóm đều được bồi dưỡng qua lớp ngắn hạn, tạo điều kiện để cán bộ hoàn thành được nhiệm vụ. Trường Chính trị tỉnh phối hợp với các ban, ngành có liên quan và các huyện, thị có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở, theo hướng kiện toàn đến đâu bồi dưỡng ngay đến đó. Cấp tỉnh đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã; cấp huyện, thị bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xóm. Tiếp tục bổ sung một số quy chế về công tác cán bộ. Trước mắt tập trung xây dựng và điều chỉnh quy chế phân cấp quản lý cán bộ, quy chế điều động, đề bạt, quy chế bảo vệ chính trị nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 54 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)