Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 118 - 136)

Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. Nhận xét chung

4.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân

4.1.1.1. Ưu điểm

- Một là, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã quán triệt tốt các chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về dân chủ ở cơ sở, từng bước cụ thể hóa linh hoạt và sáng tạo trong tổ chức thực hiện QCDC và Pháp lệnh dân chủ trên cơ sở thực tiễn tỉnh Thái Bình.

Trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2007, tỉnh Thái Bình diễn ra mất ổn định trật tự an toàn xã hội trên diện rộng. Vì vậy, Chỉ thị số 30 - CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) và các nghị định của Chính phủ về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở được ban hành và triển khai được xem như “cẩm nang” cho Thái Bình giải quyết tình hình mất ổn định trong tỉnh lúc đó.

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực tiễn tình hình, tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân, kết hợp với việc triển khai QCDC ở cơ sở, ngày 12 tháng 1 năm 1998, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã ra Nghị quyết số

06-NQ/TU về “Những chủ trương, giải pháp ổn định tình hình trong tỉnh”. Nghị

quyết khẳng định: “Giải quyết nghiêm túc, có lý, có tình các vấn đề khiếu kiện của nhân dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về mọi mặt; củng cố kiện toàn các tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân” [6, tr. 5].

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch triển khai tới toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Các ban chỉ đạo thực hiện QCDC được nhanh chóng thành lập từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn và đi vào hoạt động nền nếp.

Nhằm thực hiện tốt công tác quán triệt QCDC, ngày 16/4/1999, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 205-KH/UB về triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở. Ban Tổ chức chính quyền tỉnh ban hành Hướng dẫn số 122-HD/TC về: “Một số điểm triển khai thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn”; phát hành trên 10 vạn cuốn tài liệu về QCDC và tuyên truyền đến 100% cơ sở trong tỉnh… [137, tr. 3].

Triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, Thái Bình đặc biệt quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra. Từ năm 1997 đến năm 1998, tiến hành thanh tra, kiểm tra, tỉnh đã xử lý 33 tập thể cấp ủy Đảng (khiển trách 21, cảnh cáo 12); xử lý kỷ luật và đình chỉ công tác 1.040 cán bộ (trong đó có gần 40 cán bộ thuộc diện Trung ương và tỉnh quản lý, 561 cán bộ thuộc diện huyện, thị quản lý) [49, tr. 364]. Hầu hết số cán bộ bị xử lý kỷ luật, đình chỉ công tác đã bố trí đủ người thay thế. Trong số 237 cán bộ chủ chốt xã mới thay thế, nữ chiếm 3,38%, cán bộ hưu trí chiếm 22,3%, dưới 40 tuổi chiếm 41%, trên 60 tuổi chiếm 2,9% [49, tr. 365]. Đội ngũ cán bộ chủ chốt mới được củng cố kiện toàn nhìn chung có tín nhiệm trong Đảng bộ và nhân dân, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và một số chuẩn bị cho yêu cầu nhiệm vụ lâu dài. Từ năm 2001 đến năm 2005, cấp ủy các cấp đã xây dựng và thực hiện 7.520 cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý kỷ luật 16 tổ chức đảng, 1.621 đảng viên [49, tr. 27 - 28]. Chất lượng các cuộc kiểm tra được nâng lên. Trong các lần thanh tra, kiểm tra đều có văn bản đánh giá kết quả và xếp loại mức độ thực hiện ở cơ sở. Nhiều xã, thị trấn trong những năm 1997, 1998 là những điểm nóng về khiếu kiện đông người nhưng nhờ làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nên tình hình đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp, các ngành ở Thái Bình giảm đáng kể. Năm 2003, có 1.051 đơn; đến năm 2006, có 559 đơn; năm 2007, có 440 đơn [137, tr. 3]. Thực hiện tốt QCDC trong giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở đã giải tỏa được nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân, tạo ra bầu không khí dân chủ, lành mạnh, đúng pháp luật trong thực hiện khiếu nại, tố cáo của công dân, đóng góp vào việc ổn định tình hình chính trị ở cơ sở.

Từ năm 2008 đến năm 2013, thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007 của UBTVQH (khóa XI) về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Tỉnh ủy Thái Bình đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Pháp lệnh dân chủ đồng thời đẩy mạnh công tuyên truyền thực hiện Pháp lệnh. Trong công tác tuyên truyền, cấp ủy chính quyền ở các địa phương xác định cần phải làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ quan điểm, mục tiêu, những công việc phải làm, lợi ích và trách nhiệm của mỗi người dân. Công tác tuyên truyền góp phần cổ vũ,

động viên nhân dân, để người dân tin tưởng, phấn khởi, đồng thuận, đồng sức, đồng lòng tự giác góp công, góp sức, góp trí tuệ cho các công việc của địa phương.

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh về thực hiện Pháp lệnh dân chủ, Ban Chỉ đạo QCDC tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn các cấp ủy, chính quyền cơ sở triển khai có hiệu quả những nội dung của Pháp lệnh dân chủ.

Kết quả điều tra khảo sát của tác giả luận án cho thấy, 95% số người dân được hỏi khẳng định chính quyền cấp xã đã triển khai công tác phổ biến, tuyên truyền Pháp lệnh dân chủ; chỉ có 5% trả lời là không. Kết quả này được nêu trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả khảo sát công tác phổ biến, tuyên truyền Pháp lệnh dân

chủ trong thực hiện dân chủ ở cơ sở của tỉnh Thái Bình.

Đối tƣợng Phƣơng án trả lời Số lƣợng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn

Người dân Có 38 95% 100%

Không 2 5%

Tổng cộng 40 100%

(Nguồn: Số liệu tác giả tự điều tra thu thập)

- Hai là, thực hiện dân chủ cơ sở ở Thái Bình đã tạo chuyển biến mới trong

nhận thức và thực hành dân chủ của cán bộ, đảng viên và nhân dân

QCDC và Pháp lệnh dân chủ, trước hết đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của nhân dân về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong cộng đồng, trong xã hội. Thông qua việc nhận thức về QCDC và Pháp lệnh dân chủ, người dân hiểu rõ hơn những quyền mình được làm, được bàn, được quyết định, được hưởng cũng như những việc không được làm. Ý thức pháp quyền của nhân dân được nâng cao, nhân dân hiểu và tôn trọng pháp luật hơn “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Dân chủ là người dân “là chủ, làm chủ” nhưng không phải là tự do vô chính phủ. Việc là chủ và làm chủ ở đây phải đảm bảo tính xây dựng, tính phát triển, tính tích cực, tiến bộ vì sự phát triển chung của cộng đồng. Nghĩa là dân chủ phải đi liền với giữ gìn kỷ cương, phép nước.

Nhận thức đúng về dân chủ ở cơ sở đã tạo điều kiện cho người dân tích cực tham gia đấu tranh khắc phục những tiêu cực, mất dân chủ, vi phạm pháp luật của cán bộ, đảng viên và chính quyền cơ sở. Qua đó, góp phần củng cố, xây dựng các cấp ủy đảng và chính quyền ngày càng vững mạnh.

Nhận thức đúng về quyền làm chủ, người dân đã hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn bản chất của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân, vì dân - mọi chính sách của Nhà nước đều nhằm phục vụ nhân dân, để nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, ban hành luật pháp để bảo đảm cho những quyền đó. Bên cạnh những quyền được hưởng, người dân cũng hiểu trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước để bảo đảm sự phát triển chung của cộng đồng, của xã hội.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng đã góp phần nâng cao trình độ nhận thức và năng lực công tác của cán bộ, đảng viên. Trước yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới, cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập và tu dưỡng bản thân để có bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống lành mạnh, đạo đức cách mạng trong sáng, luôn gương mẫu đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - nhất là cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở - được tỉnh Thái Bình rất chú trọng quan tâm. Năm 1999, tỉnh đã tập huấn cho 4.500 báo cáo viên tổ chức cơ sở đảng. Trường chính trị tỉnh có 2.977 học viên theo học chương trình trung cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước và pháp luật (trong đó 69,5% số học viên là cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn). Công tác phát triển đảng viên mới chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh đã tổ chức tìm hiểu về Đảng cho 4.125 quần chúng tích cực; kết nạp 1.980 đảng viên mới, tăng 20% so với năm 1998 (huyện Hưng Hà tăng 47%, huyện Đông Hưng tăng 35%, huyện Quỳnh Phụ tăng 29%). 278/285 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có kết nạp đảng viên mới [49, tr. 417].

Trong 10 năm triển khai thực hiện (2002 - 2012), Đề án 26-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã giải quyết kịp thời sự thiếu hụt về số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo

của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh.

Trong thực hành dân chủ gắn với công việc cụ thể, cán bộ, đảng viên, công chức các cấp ở Thái Bình đã gần dân, hiểu dân, trọng dân hơn; thường xuyên bám sát cơ sở để nghe dân nói, bàn với dân, làm với dân, sống có trách nhiệm với dân.

Kết quả điều tra khảo sát của tác giả luận án cho thấy, 92.5% số người dân được hỏi khẳng định cán bộ, công chức cấp xã có ý thức tốt trong quá trình giải quyết các công việc tại địa phương; chỉ có 7.5% trả lời là chưa tốt. Kết quả này được nêu trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả khảo sát ý thức, trách nhiệm của công chức cấp xã trong

quá trình giải quyết các công việc tại địa phương ở tỉnh Thái Bình.

Đối tƣợng Kết quả đánh giá Số lƣợng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn

Người dân Rất tốt 15 37.5% 100% Tốt 22 55% Chưa tốt 3 7.5% Tổng cộng 40 100%

(Nguồn: Số liệu tác giả tự điều tra thu thập)

Như vậy, việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở đã nâng cao nhận thức và thực hành dân chủ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân được đầy đủ hơn, đúng đắn hơn; thấy rõ cả dân chủ và kỷ cương, quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ, dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Bước đầu khắc phục được tình trạng vi phạm dân chủ và tình trạng lợi dụng dân chủ dẫn đến vi phạm pháp luật.

- Ba là, thực hiện dân chủ ở cơ sở đã tác động tích cực tới việc xây dựng

Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã nâng cao được trách nhiệm của tập thể, cá nhân, hạn chế tiêu cực, phiền hà, cửa quyền của cán bộ đối với nhân dân, nhất là nâng cao hiệu lực quản lý điều hành của cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền cơ sở. Năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, quản lý của chính quyền,

quả thiết thực hơn. Dân chủ trong Đảng được mở rộng, đảng viên nêu cao ý thức trách nhiệm trong thảo luận, xây dựng nghị quyết của cấp ủy đảng; tham gia góp ý kiến với tổ chức đảng cấp trên, tiến hành tự phê bình và phê bình nghiêm túc hơn. Đa số đảng viên vừa thực hiện tốt quyền dân chủ, vừa chấp hành nghiêm túc kỷ luật của Đảng và Quy định những điều đảng viên không được làm. Các cấp ủy đã đổi mới phương thức hoạt động theo hướng dân chủ, dựa vào dân, chịu sự giám sát để xây dựng Đảng; không ngừng nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức đảng. Qua thực hiện dân chủ ở cơ sở đã làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn về quyền làm chủ và phương thức thực hiện để nhân dân làm chủ. Đặc biệt, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, đề cao tôn trọng quyền làm chủ chính đáng của người dân của cán bộ được nâng cao hơn. Từ đó, làm cho cán bộ sát dân hơn, lắng nghe ý kiến của nhân dân, công khai với dân, bớt đi thái độ hống hách, cửa quyền, nhũng nhiễu dân. Cán bộ biết tôn trọng dân, làm cho mối quan hệ giữa dân với chính quyền cơ sở cởi mở hơn, thông cảm hơn; củng cố được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền các cấp, góp phần nhanh chóng ổn định tình hình các địa phương trong tỉnh, tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tỉnh ủy Thái Bình thường xuyên yêu cầu các cấp, các ngành rà soát, đánh giá, phân loại trình độ, năng lực, sở trường của đội ngũ cán bộ, trên cơ sở đó từng cấp ủy, từng ngành có kế hoạch kiện toàn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở. Kiên quyết thay thế những cán bộ đã xác định rõ là có tham nhũng, tiêu cực, phẩm chất đạo đức kém, năng lực và ý thức trách nhiệm yếu không còn tín nhiệm trong Đảng và nhân dân. Chấn chỉnh đội ngũ cán bộ về lối sống, phong cách và lề lối làm việc. Cán bộ, đảng viên công tác trong bộ máy chính quyền phải đề cao tính đảng, ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trường hợp cán bộ bị cách chức, cho thôi chức hoặc điều chuyển thay thế phải chuẩn bị cán bộ thay thế ngay.

Sau một thời gian thực hiện QCDC ở các cấp, các ngành, các địa phương, các đoàn thể, tháng 12/2001, tỉnh Thái Bình tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện QCDC

ở cơ sở. Kết quả cho thấy, có 58% số cơ sở xếp loại khá, 31% trung bình, 11% yếu [137, tr. 7].

Năm 2003, tổng kết 5 năm kết quả thực hiện QCDC, tỉnh Thái Bình có 35,5% cơ sở làm tốt, 42,7% cơ sở làm khá, 16,8% cơ sở làm trung bình và 5% còn yếu [137, tr. 7].

Đến năm 2007, tổng kết 10 năm đánh giá kết quả thực hiện QCDC, Thái Bình có 63,86% số cơ sở làm tốt, 30,88% làm khá và chỉ còn 1,05% xếp loại yếu [137, tr. 7]. Nhiều xã, thị trấn trong những năm 1997, 1998 là những điểm nóng về khiếu kiện đông người nhưng đã tích cực giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân và thực hiện tốt QCDC nên đã nhanh chóng ổn định được tình hình, KT - XH phát triển, huy động được nhiều sự đóng góp của nhân dân để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng địa phương.

Sau 5 năm tỉnh Thái Bình tổ chức triển khai thực hiện, Pháp lệnh dân chủ đã phát huy hiệu quả thiết thực, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến năm 2012, Thái Bình đã đạt những kết quả tích cực trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ (71% cơ sở xếp loại tốt; 25,2% cơ sở xếp loại khá; 3,5% cơ sở xếp loại trung bình; 0,3% xếp loại yếu) [137, tr. 9].

Trong triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Thái Bình đã tích cực, chủ động trong việc tuyên truyền các nội dung của QCDC và Pháp lệnh dân chủ gắn với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, củng cố và phát triển về tổ chức, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền theo phương châm hướng mạnh về cơ sở, hướng dẫn cơ sở thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, thực hiện dân chủ ở

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 118 - 136)