Các công trình khoa học đã công bố ở trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 34 - 44)

Biểu đồ 3.3 .Đánh giá mức độ tham gia vào quản lý KH&CN tỉnh Hà Nam

9. Cấu trúc của Luận án

1.2. Các công trình khoa học đã công bố ở trong nƣớc

Việc mở rộng hình thức tham gia của cộng đồng vào quản lý KH&CN đã đƣợc nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đề cập không chỉ đòi hỏi từ sự hội nhập mà quan trọng hơn là từ chính yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trƣờng. Mở rộng sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng vào các quá trình ra quyết định, của quản lý KH&CN sẽ đóng góp quan

trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề mới còn cần nhiều nghiên cứu quá trình mở rộng này để hoàn thiện lý luận quản lý và vận dụng thực hành trong thực tế. Trƣớc hết, là từ yêu cầu xã hội, của quản lý KH&CN. Mặc dù hiện nay tƣ tƣởng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đã đƣợc phổ biến trong xã hội, nhƣng việc nhận thức đúng về tƣ tƣởng này vẫn còn khoảng cách. Những ngƣời quản lý vẫn coi việc quản lý KH&CN là công việc riêng vốn có của Nhà nƣớc mà không phải là nhiệm vụ của cộng đồng trong việc quản lý xã hội. Ngƣợc lại, chính cộng đồng cũng coi đó chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc, mà không phải là của mình. Vì lẽ đó, đã làm hạn chế sự tham gia rộng rãi của cộng đồng vào hoạt động quản lý KH&CN. Ngoài ra, ảnh hƣởng của quan điểm hành chính khá nặng, đã có một thời gian dài ở Việt Nam, bộ máy nhà nƣớc đƣợc xây dựng và hoạt động theo cơ chế tập trung, bao cấp. Các cơ quan nhà nƣớc đƣợc xây dựng theo một mô hình thống nhất chung, đứng ra làm tất cả mọi việc của xã hội theo sự chỉ huy tập trung từ bên trên. Nhƣng cũng từ thực tế đó, lâu dần đã hình thành nên tâm lý tập quán hành chính mà theo đó, các cơ quan, công chức coi việc quản lý nhƣ là đặc quyền riêng của mình và vì thế các công việc của Nhà nƣớc luôn khép kín, còn nhân dân coi đó là công việc của Nhà nƣớc. Trong môi trƣờng nhƣ vậy rất hiếm có nghiện cứu đƣợc đầu tƣ vào sự tham gia quản lý của công đồng. Chính vì vậy cần thiết nghiên cứu bổ sung hoàn thiện chỉ ra mô hình cộng đồng tham gia quản lý KH&CN.

Theo Đào Thanh Trƣờng (2016), trong đề tài Cơ sở lý luận và thực tiễn về xã hội hóa hoạt động KH&CN tỉnh Hà Nam, đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu chung luận cứ các giải pháp thúc đẩy xã hội hoá hoạt động KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai, áp dụng công nghệ mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam, với các nhiệm vụ

chính sách trong quá trình xã hội hoá hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và áp dụng trong sản xuất thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hà Nam; (iii) Đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động của quỹ KH&CN tỉnh và Quỹ KH&CN của doanh nghiệp tỉnh Hà Nam; (iv) Đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện và quản lý Mô hình Quỹ KH&CN của tình và Mô hình Quỹ KH&CN của doanh nghiệp tỉnh Hà Nam.

Đào Thanh Trƣờng (2016), đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cho đề tài trên, cụ thể là: - Quá trình xã hội hóa hoạt động KH&CN tại Việt Nam và tỉnh Hà Nam nhƣ thế nào? - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quá trình xã hội hóa hoạt động KH&CN tại tỉnh Hà Nam? Đồng thời đề tài này đã chứng minh đƣợc các giả thuyết nghiên cứu: 1. Quá trình xã hội hóa hoạt động KH&CN tại Việt Nam còn kém hiệu quả, nặng về nghiên cứu cơ bản, công bố khoa học và sáng chế hoạt động triển khai thực nghiệm và dịch vụ KH&CN còn chƣa đƣợc quan tâm; 2. Quá trình xã hội hóa hoạt động KH&CN tại tỉnh Hà Nam mặc dù còn nhiều hạn chế nhƣng đã có những bƣớc đầu thay đổi phù hợp với quá trình phát triển của Việt Nam và thế giới; 3. Để nâng cao hiệu quả quá trình xã hội hóa hoạt động KH&CN tại Việt Nam, cần có những chính sách XHH đối với các nguồn nhân lực, tài lực, tin lực và có quy chế cũng nhƣ cách thức huy động, quản lý nguồn vốn/quỹ cho hoạt động KH&CN của tỉnh và quỹ KH&CN của doanh nghiệp trong tỉnh.

Theo phân tích của ông Nguyễn Minh Tân, Phó Giám đốc Sở KH&CN Bắc Ninh, muốn đẩy mạnh KH&CN phải dựa trên cân đối cung cầu giữa doanh nghiệp, ngƣời dân và các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao KH&CN. Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, hoạt động trong các làng nghề với công nghệ, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu đều rất lạc hậu. Do định hƣớng phát triển manh mún, hầu nhƣ các doanh nghiệp không có nhu cầu hoặc không đủ khả năng để đổi mới công nghệ. Một số doanh nghiệp lớn có trình độ phát triển cao thì lại đòi hỏi những giải pháp,

nghiên cứu mang tính đột phá hơn mà hoạt động KH&CN địa phƣơng khó có thể đáp ứng đƣợc.

Nhìn chung nhận thức của ngƣời dân và doanh nghiệp về hoạt động KH&CN còn rất hạn chế và phần đa vẫn giữ tâm lý ỷ lại, trông chờ bao cấp. Với mỗi dự án KH&CN, nhà nƣớc vẫn đầu tƣ 70%, xã hội 30%, ở nhiều dự án chỉ 0%. Vì vậy, dù nhiều kỹ thuật mới đƣợc chuyển giao nhƣng chỉ dừng lại ở mô hình và rất khó để nhân rộng do một bộ phận nông dân có tƣ tƣởng “hết tiền là không làm”. Đƣơng nhiên, nguồn thu từ hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các tổ chức KH&CN để tái đầu tƣ cũng không đáng kể.

Dù gặp phải rất nhiều rào cản nhƣ vậy nhƣng vài năm gần đây, với yêu cầu bức thiết của nền kinh tế thị trƣờng trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, lĩnh vực KH&CN của tỉnh bắt đầu có sự quan tâm của các thành phần kinh tế. Một số đề tài khoa học hàng năm đƣợc đề xuất, xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện với các đơn vị, cá nhân, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh. Trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng, nhiều doanh nghiệp có năng lực, thiết bị hiện đại đã có thể hỗ trợ quản lí nhà nƣớc về thử nghiệm, kiểm định ở lĩnh vực chuyên sâu một cách độc lập.

Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, việc hình thành Khu thực nghiệm Nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Đoàn (Tiên Du) tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp, tổ chức đầu tƣ và kinh doanh. Hiện nay, phần lớn diện tích canh tác gần 17 ha của Khu thực nghiệp đã đƣợc công ty CP Hƣơng Việt Sinh (Hà Nội) đầu tƣ sản xuất rau an toàn và Viện Nghiên cứu rau quả sản xuất hoa cao cấp. Bên cạnh việc bỏ vốn mua con giống, vật tƣ, doanh nghiệp còn đƣa cán bộ kỹ thuật hƣớng dẫn ngƣời lao động sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp chất lƣợng cao. Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp vẫn bày tỏ băn khoăn, sự phối hợp này hiện vẫn chỉ dừng lại ở các hợp đồng ngắn hạn, chƣa tạo đƣợc tâm lý ổn định cho các nhà đầu tƣ.

doanh nghiệp tham gia chuỗi kết nối cung cầu, nâng cao kiến thức quản lý chất lƣợng, đào tạo lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Riêng lĩnh vực dịch vụ KH&CN, ngành cũng sẽ hỗ trợ các tổ chức KH&CN đẩy nhanh tiến độ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 của Chính phủ. Về lâu dài, rất cần sự hƣởng ứng của doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu KH&CN; sự phối hợp tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và các tổ chức chuyên ngành khác… và quan trọng hơn là sự thay đổi nhận thức của các tổ chức, cá nhân về vai trò của KH&CN.

Theo ông Lê Đức Ngân Giám đốc sở KH&CN Nam Định: Xác định KH&CN (KH&CN) là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Để thúc đẩy hoạt động KH&CN, Sở KH&CN tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngƣời dân và doanh nghiệp về vai trò của KH&CN trong mọi mặt đời sống cũng nhƣ trong thực tiễn sản xuất. Tham mƣu cho UBND tỉnh hoàn thiện hệ thống các tổ chức KH&CN của tỉnh và xây dựng cơ chế hỗ trợ các đơn vị, tổ chức đăng ký hoạt động KH&CN. Đồng thời nghiên cứu, cân đối nhu cầu áp dụng KH&CN giữa doanh nghiệp, ngƣời dân và các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhƣ: Thành lập Quỹ phát triển KH&CN với số vốn ban đầu hàng tỷ đồng để tài trợ hoặc cho các tổ chức và cá nhân vay thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo đề xuất; huy động nguồn lực của nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp đầu tƣ nâng cao tiềm lực KH&CN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tranh thủ nguồn vốn viện trợ phi Chính phủ, nguồn vốn của các tổ chức quốc tế đầu tƣ cho phát triển KH&CN trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, môi trƣờng và biến đổi khí hậu… Trên cơ sở đó, các tổ chức KH&CN sẽ đƣợc ƣu tiên lựa chọn triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng chuyển giao công nghệ tùy theo năng lực, lĩnh vực hoạt động; tham gia các chƣơng trình hội thảo, tham quan mô hình ứng dụng công nghệ mới tiêu biểu trong tỉnh, khu vực và toàn quốc. Đƣợc hƣởng hỗ trợ từ 50%-100% kinh phí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học; hỗ trợ không quá 50%

kinh phí đối với dự án sản xuất thử nghiệm; cho vay ƣu đãi đối với các doanh nghiệp có dự án chuyển giao, tiếp nhận công nghệ mới; không tính thuế đối với nguồn thu từ các hợp đồng nghiên cứu và áp dụng mức thuế ƣu đãi đối với hoạt động ứng dụng công nghệ cao. Đối với những đơn vị thiếu kinh phí cho việc thực hiện nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới còn đƣợc vay ƣu đãi từ Quỹ phát triển KH&CN... Với những ƣu đãi đó, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có trên 30 tổ chức KH&CN đăng ký hoạt động ở mọi lĩnh vực sản xuất. Ngoài các trung tâm trực thuộc các sở, ngành chức năng nhƣ: KH và CN, NN và PTNT, Công thƣơng, TN và MT, Xây dựng, Điện lực còn có nhiều trung tâm KH&CN của các trƣờng đại học, cao đẳng và các doanh nghiệp nhƣ Cty TNHH Cƣờng Tân, Cty TNHH HTC Vina, Cty CP Giống cây trồng Nam Định, Cty TNHH Cửu Dung, Cty CP Cá giống Nam Trực, Trung tâm Thực hành (Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Nam Định), Phòng thí nghiệm (Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định)… tham gia nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN. Tại các đơn vị này, hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng công nghệ và chuyển giao nhân rộng mô hình áp dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất đại trà luôn đƣợc thực hiện song hành với nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan. Trong đó, Sở KH&CN đã tập trung nâng cấp các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN đáp ứng yêu cầu chuyển đổi hoạt động tự chủ theo hƣớng phân bổ kinh phí trên cơ sở nhiệm vụ đƣợc giao thay vì cấp kinh phí hoạt động theo số lƣợng biên chế. Với cơ chế quản lý mới, các Trung tâm đã phát huy tính chủ động trong hoạt động, tự trang trải tài chính, tự xác định nhiệm vụ KH&CN, đƣợc chủ động ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nƣớc và đƣợc tổ chức kinh doanh theo quy định của pháp luật… Đây là những yếu tố tạo bƣớc đột phá giúp các tổ chức KH&CN công lập có điều kiện để phát triển theo hƣớng chuyên sâu tập trung cho hoạt động nghiên

KH&CN với cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ trang bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đã có thƣơng hiệu về làm chủ kỹ thuật chọn lọc, nhân dòng lúa m bất dục đực và dòng lúa bố phục hồi nhằm tạo ra nguồn giống gốc phục vụ sản xuất hạt lai F1; tổ chức lai tạo thành công giống lúa Thiên Trƣờng 217 chất lƣợng cao, có thời gian sinh trƣởng ngắn, tỷ lệ lép, nhiễm bạc lá, khô vằn, rầy thấp hơn các giống lúa TH3-3 và BT7 và có khả năng canh tác trên vùng nhiễm mặn; phục tráng một số cây màu nhƣ lạc, đỗ; nhân giống khoai tây Đức, Hà Lan bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô; nhân giống phi lao Trung Quốc bằng dâm hom và một số cây trồng thích ứng rộng để trồng rừng phòng hộ.

Các Trung tâm: Giống thủy đặc sản tỉnh, Giống hải sản và cá giống Nam Trực đã nâng cấp cơ sở vật chất đủ điều kiện phối hợp với các viện nghiên cứu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ tỉnh nghiên cứu cải tạo đàn cá bố m nhằm nâng cao chất lƣợng và sức sống con giống; đồng thời tiến hành khảo nghiệm đƣa một số giống mới vào sản xuất, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nuôi phù hợp với quy trình chuyển đổi ở từng vùng nuôi và là đầu mối thực hiện các đề tài nghiên cứu cải tiến môi trƣờng vùng nuôi... Những nỗ lực của các tổ chức KH&CN đã khẳng định bƣớc tiến của tỉnh trong sản xuất cây, con giống chất lƣợng cao, phục vụ đắc lực cho việc đa dạng hóa cơ cấu giống, đảm bảo năng suất, chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu tăng trƣởng trong sản xuất nông nghiệp. Trong khối doanh nghiệp, việc đầu tƣ nghiên cứu, triển khai các dự án KH&CN ngày càng đƣợc chú trọng. Đã có nhiều công trình mang hàm lƣợng KH&CN cao nhƣ: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong việc xây dựng nhà máy phân loại hạt giống, sấy, đóng gói, bảo quản lúa giống tại Cty TNHH Cƣờng Tân; chuyển giao công nghệ giết mổ tập trung, chế biến thịt lợn sạch; hỗ trợ công nghệ xử lý môi trƣờng trong việc xây dựng mô hình "Nhà máy chế biến sạch, khu chăn nuôi xanh" tại Cty CP chế biến nông sản xuất khẩu Nam Định;

hoàn thiện công nghệ sử dụng vật liệu địa phƣơng để sản xuất gạch bê tông thay thế gạch đất sét nung tại Cty CP thƣơng mại Giao Thủy; chuyển giao công nghệ xây dựng Nhà máy chế biến thuỷ sản Giao Thuỷ; hoàn thiện công nghệ lò đốt rác thải sinh hoạt nông thôn (LOSIHO) của Cty TNHH Tân Thiên Phú…

Bên cạnh bài học thành công kể trên, việc tham gia của xã hội vào hoạt động KH&CN vẫn còn nhiều khó khăn: Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu quy mô nhỏ, công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu nên không đủ khả năng để đổi mới công nghệ.

Một số doanh nghiệp lớn có trình độ phát triển cao thì lại đòi hỏi những giải pháp, nghiên cứu mang tính đột phá hơn mà hoạt động KH&CN địa phƣơng chƣa đáp ứng đƣợc. Nhận thức của ngƣời dân và doanh nghiệp về hoạt động KH&CN còn rất hạn chế và đa phần vẫn giữ tâm lý ỷ lại, trông chờ bao cấp. Để tiếp tục phát triển KH&CN, thời gian tới, cần đẩy mạnh tuyên truyền, đổi mới chính sách để thu hút các nguồn lực xã hội. Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi kết nối cung - cầu, nâng cao kiến thức quản lý chất lƣợng, đào tạo lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ đẩy nhanh tiến độ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 của Chính phủ theo lộ trình. Bên cạnh đó, rất cần sự hƣởng ứng của doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu KH&CN, sự phối hợp tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và các tổ chức chuyên ngành khác…

Theo ông Ngô Khánh Lân giám đốc sở KH&CN, nhằm đa dạng hóa các nguồn lực trong hoạt động KH&CN, cần thành lập Quỹ phát triển KH&CN. Tại tỉnh Vĩnh Phúc, Quỹ phát triển KH&CN Tỉnh (sau đây xin gọi tắt là Quỹ) đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2008 đến nay.

Sau 5 năm (2008 - 2013) đi vào hoạt động, Quỹ đã cho 11 dự án ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 34 - 44)