Biểu đồ 3.3 .Đánh giá mức độ tham gia vào quản lý KH&CN tỉnh Hà Nam
9. Cấu trúc của Luận án
2.2. Cộng đồng tham gia quản lý khoa học và công nghệ
2.2.1. Khái niệm cộng đồng
Về khái niệm cộng đồng, [Phạm Hồng Tung; 2009] cho rằng “cộng đồng” vốn bắt nguồn từ từ gốc tiếng Latin là “cummunitas”, với nghĩa là toàn bộ tín đồ của một tôn giáo hay toàn bộ những ngƣời đi theo một thủ lĩnh nào đó.
Trong lĩnh vực xã hội học, theo Fichter J. H. (1971) “cộng đồng” là một trong những thuật ngữ công cụ quan trọng đã đƣợc tiếp cận và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau: (1) tƣơng quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình, trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân; (2) có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện đƣợc các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể; (3) có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội đƣợc cả xã hội ngƣỡng mộ; (4) có ý thức đoàn kết tập thể. Cộng đồng đƣợc hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngoài ra còn có các mối liên hệ tình cảm khác. Cộng đồng có sự liên kết cấu kết nội tại không phải do các quy tắc rõ ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, đƣợc coi nhƣ là một hằng số văn hóa. [Fichter J. H.; 1971]
Trên cơ sở những nội hàm nhƣ trên, Luận án định nghĩa: Cộng đồng là một nhóm xã hội có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là mối quan tâm, niềm tin, nhu cầu và một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng.
Các cộng đồng trong luận án
“Cộng đồng địa lý” hay cộng đồng địa vực cái chung hay tiêu chí gốc của loại cộng đồng này là sự có chung hay cùng chia sẻ địa vực tồn tại của các cá thể trong cộng đồng;
Cộng đồng đơn vị cƣ trú - hành chính: Hình thức dễ gặp nhất của loại cộng đồng này là làng xã, khu phố. Điểm chung quan trọng nhất là các cộng đồng này có một giới hạn về lãnh thổ rõ ràng, đƣợc quy định chính thức hay không chính thức, nhƣng đƣợc toàn thể cộng đồng và các cộng đồng khác công nhận. Những đơn vị cƣ trú – hành chính lớn hơn đôi khi cũng đƣợc xem nhƣ một cộng đồng, nhƣ tổng, thành, bang, v.v...
Cộng đồng hành chính tỉnh là cộng đồng dân cƣ giới hạn trong địa giới hành chính tỉnh. Nó là tổ hợp nhiều cộng đồng. Trong phạm vi của luận án chỉ nghiên cứu các cộng đồng liên quan đến hoạt động quản lý KH&CN nên chỉ nghiên cứu 3 cộng đồng là: Cộng đồng KH&CN tỉnh – Cộng đồng nghề nghiệp những ngƣời làm KH&CN chuyên nghiệp; Cộng đồng Khoa học công dân – Cộng đồng ngƣời làm KH&CN không chuyên; Cộng đồng vùng địa lý – Cộng đồng giới hạn trong địa dƣ tỉnh có mối liên hệ đến hoạt động KH&CN.
Cộng đồng nghề nghiệp: là những nhóm ngƣời cùng làm một nghề hoặc cùng liên quan tới một nghề. Một số cộng đồng loại này lập thành hiệp hội nghề nghiệp, câu lạc bộ, diễn đàn…