Cấu trúc và động thái của mô hình cộng đồng địa lý tham gia quản lý khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 115 - 119)

Biểu đồ 3.3 .Đánh giá mức độ tham gia vào quản lý KH&CN tỉnh Hà Nam

9. Cấu trúc của Luận án

4.4. Cấu trúc và động thái của mô hình cộng đồng địa lý tham gia quản lý khoa

khoa học và công nghệ

Theo 5 mức độ tham gia có 5 mô hình như sau:

4.4.1. Mô hình cung cấp thông tin

Mô hình tham gia quản lý này hình thành và phát triển cùng với giai đoạn hình thành và phát triển mô hình hoạt động chuyển giao KH&CN theo chiều dọc. Cộng đồng này là cộng đồng dân cƣ trong trong tỉnh: Họ tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào quá trình quản lý KH&CN.

Ở đầu vào của quá trình nghiên cứu họ phản ánh nhu cầu (Lợi ích) của hoạt động KH&CN.

Ở đầu ra họ tác động vào quá trình đánh giá kết quả nghiên cứu (Sản phẩm hàng hóa dịch vụ và tri thức KH&CN), đồng thời trực tiếp tham gia hoạt động nhân rộng kết quả đề tài dự án… ra xã hội.

Cộng đồng địa lý sau khi có kết qủa của nghiên cứu họ tham gia phong trào làm theo mô hình mẫu của các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chuyển giao, cứ nhƣ vậy tạo ra phong trào đƣa KH&CN vào đời sống. Đồng thời với đó là quá trình tham gia vào quản lý dưới hình thức cung cấp thông tin như sơ đồ mô hình sau

Sơ đồ 4.6.

Mô hình cung cấp thông tin

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của Nghiên cứu sinh (2017)

Dọc theo quá trình nghiên cứu, triển khai ứng dụng KH&CN. Các đƣờng mũi tên là sự tác động vào hoạt động quản lý của cộng đồng vùng địa lý với nội dung chủ yếu là thông tin.

Mức độ tham gia quản lý của cộng đồng vào mô hình hoạt động KH&CN thể hiện trên các giác độ sau:

a. Giám sát

Mô hình trong giai đoạn này cộng đồng chƣa tham gia giám sát.

b. Tƣ vấn

Trong mô hình này cộng đồng mới chỉ đƣợc tập huấn về các kiến thức và công nghệ để thực thi một nhiệm vụ KH&CN cụ thể. Các sự tƣơng tác trong quản lý thụ động một chiều.

Cộng đồng chƣa có hoạt động phản biện.

d. Đánh giá

Trong mô hình cộng đồng chƣa có tham gia đánh giá.

Tóm lại mô hình này cộng đồng chỉ tham gia nhân rộng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN ở địa phƣơng.

4.4.2. Mô hình cung cấp hạ tầng khoa học và công nghệ

Mô hình tham gia quản lý này hình thành và phát triển cùng với giai đoạn hình thành và phát triển mô hình hoạt động chuyển giao KH&CN thích ứng. Là mô hình cộng đồng không chỉ xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu thông tin bao gồm: Tri thức về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng .

Cộng đồng địa lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhƣ trạm, trại, hệ thống điện, hạ tầng thủy lợi, giao thông..vv…và tổ chức cung cấp các dịch vụ, kinh tế, văn hóa xã hội và môi trƣờng của cộng đồng cho nghiên cứu KH&CN.

Mô hình đã góp phần làm thích ứng các sản phẩm KH&CN với địa phƣơng.

Sơ đồ 4.7.

Mô hình cung cấp hạ tầng kỹ thuật

Dọc theo quá trình nghiên cứu, triển khai ứng dụng KH&CN. Các đường mũi tên là sự tác động vào hoạt động quản lý của cộng đồng vùng địa lý với nội dung không chỉ là thông tin mà còn hạ tầng kỹ thuật như trạm, trại, hệ thống điện, hạ tầng thủy lợi, giao thông..vv…và tổ chức cung cấp các dịch vụ, kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường.

Mức độ tham gia quản lý của cộng đồng trong mô hình hoạt động KH&CN thể hiện trên các giác độ cụ thể nhƣ sau:

a. Giám sát

Mô hình trong giai đoạn này cộng đồng đã tham gia cung cấp thông tin và phản ánh thông tin kết quả.

Đã phản ánh lợi ích của cộng đồng, trong câu hỏi nghiên cứu nên đã tham gia giám sát theo hình thức trực tiếp.

Mô hình này cộng đồng đã tham gia giám sát nhƣng còn nhiều hạn chế.

b. Tƣ vấn

Trong mô hình này, quá trình tập huấn hay là tiến trình tƣơng tác giữa cán bộ tƣ vấn và cộng đồng đã đƣợc thực hiện theo chu trình liên tục, từ thu thập số liệu đến phản ánh tiến trình thực hiện và kết quả thực hiện dự án.

Trong mô hình này cộng đồng đƣợc tập huấn về các kiến thức và công nghệ để thực thi một nhiệm vụ KH&CN.

Tuy nhiên trong mô hình này mới thực hiện tƣ vấn cho cá nhân đƣợc tham gia nên cộng đồng chƣa đƣợc tƣ vấn cách tự giải quyết vấn đề của mình.

c. Phản biện

Mô hình này CĐ đã có phản ánh nhƣng chƣa có hoạt động phản biện xã hội

Chƣa có tổ chức riêng nên chƣa tạo ra phản biện độc lập. Chƣa có công cụ dƣ luận xã hội để thực thi phản biện công.

Trong mô hình cộng đồng đã có tham gia đánh giá kết quả thực hiện những việc cụ thể nên mô hình có tác dụng tốt trong ứng dụng và chuyển giao KH&CN ở địa phƣơng. Kết quả khảo sát cho thấy:

- Mô hình này cộng đồng tham gia đánh giá trực tiếp mang tính cá nhân; - Chƣa có đánh giá độc lập nên hiệu quả đánh giá thấp;

- Chƣa tập hợp đƣợc đội ngũ trí thức tham gia đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)