Những điểm mà Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 46 - 48)

Biểu đồ 3.3 .Đánh giá mức độ tham gia vào quản lý KH&CN tỉnh Hà Nam

9. Cấu trúc của Luận án

1.4. Những điểm mà Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu

1.4.1. Về lý thuyết

Về cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình quản lý KH&CN cấp tỉnh theo hƣớng mở rộng tham gia của cộng đồng, Luận án có các nhiệm vụ sau đây:

- Phân tích các khái niệm có liên quan đến mô hình quản lý KH&CN nói chung và cấp tỉnh nói riêng, khái niệm cộng đồng KH&CN, cộng đồng tham gia quản lý KH&CN, vai trò của cộng đồng tham gia quản lý KH&CN;

- Phân tích cấu trúc của mô hình quản lý KH&CN cấp tỉnh theo hƣớng mở rộng tham gia của cộng đồng, bao gồm cộng đồng nghề nghiệp (ngƣời làm KH&CN chuyên nghiệp), cộng đồng KH&CN công dân (ngƣời làm KH&CN không chuyên), cộng đồng dân cƣ vùng địa lý (dân cƣ trong tỉnh);

- Phân tích động thái của mô hình cộng đồng tham gia quản lý KH&CN cấp tỉnh 4 tập trung vào nội dung chính (giám sát, tƣ vấn, phản biện, đánh giá) theo xu hƣớng tăng dần mức độ tham gia.

1.4.2. Về thực tiễn

Về cơ sở thực tiễn để xây dựng mô hình quản lý KH&CN cấp tỉnh theo hƣớng mở rộng tham gia của cộng đồng, Luận án có các nhiệm vụ sau đây:

- Khảo sát, phân tích, đánh giá quá trình tham gia của cộng đồng vào hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và áp dụng trong sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

- Đề xuất mô hình mở rộng sự tham gia của cộng đồng ngƣời làm KH&CN chuyên nghiệp, ngƣời làm KH&CN không chuyên, cộng đồng dân cƣ trong tỉnh vào quản lý KH&CN, đồng thời đề xuất tổ chức quỹ KH&CN tỉnh và Quỹ KH&CN trong doanh nghiệp.

- Khảo sát thực tiễn quá trình vận động các mô hình cộng đồng tham gia quản lý KH&CN ở tỉnh Hà Nam diễn ra theo 5 mức độ tăng dần của sự tham gia: theo mô hình chiều dọc thuần túy, mô hình thích nghi, mô hình cùng sáng tạo, mô hình thiết chế cộng đồng, mô hình kết hợp;

- Phân tích sự tham gia của cộng đồng ngƣời làm KH&CN chuyên nghiệp, ngƣời làm KH&CN không chuyên, cộng đồng dân cƣ trong tỉnh theo 5 mức độ tăng dần của sự tham gia tạo thành 15 mô hình cộng đồng tham gia, hoạt động độc lập và bổ sung cho nhau;

- Phân tích mô hình tổ chức quỹ KH&CN tỉnh và Quỹ KH&CN trong doanh nghiệp với sự tham gia quản lý của cộng đồng ngƣời làm KH&CN chuyên nghiệp, ngƣời làm KH&CN không chuyên, cộng đồng dân cƣ trong tỉnh.

Tiểu kết chƣơng 1.

Trong Chƣơng 1, Luận án đã phân tích các công trình khoa học công bố ở nƣớc ngoài và trong nƣớc, qua đó cho thấy các nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến chủ đề cộng đồng tham gia quản lý trong các lĩnh vực hoạch định chính sách KH&CN nói chung và trong một lĩnh vực cụ thể (ví dụ công nghệ nano), các công trình này chỉ nghiên cứu thực tiễn mà chƣa nêu cơ sở lý thuyết để trình bày các giải pháp.

Từ đó, Luận án đã xác định nhiệm vụ sử dụng Lý thuyết hệ thống (tập trung vào cấu trúc và động thái của hệ thống) làm cơ sở lý luận để khảo sát thực tiễn và đề xuất các giải pháp quản lý KH&CN tại địa phƣơng theo hƣớng mở rộng sự tham gia của cộng đồng.

CHƢƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH THEO HƢỚNG MỞ RỘNG THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

Mô hình thể hiện mối quan hệ có tính hệ thống giữa các nhân tố. Mô hình thể hiện quy luật của hiện tƣợng sự vật dƣới dạng đơn giản hoá. Mô hình giúp nhận thức và thực hành đƣợc trong cuộc sống. Mô hình quản lý KH&CN cấp tỉnh có thể nói là tài liệu, là hình ảnh cơ bản nhất về hoạt động quản lý KH&CN cấp tỉnh. Nó giúp nhận thức và vận dụng vào hoạt động quản lý KH&CN trên địa bàn tỉnh.

Quản lý KH&CN cấp tỉnh theo hƣớng mở rộng tham gia của cộng đồng xét về bản chất là đặt KH&CN vào trong xã hội, và bị ảnh hƣởng bởi xã hội rộng lớn, nó vận động theo qui luật vận động của xã hội mà hoạt động quản lý luôn xác định phải tuân thủ và cố gắng theo kịp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 46 - 48)