Lý thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 70 - 102)

Biểu đồ 3.3 .Đánh giá mức độ tham gia vào quản lý KH&CN tỉnh Hà Nam

9. Cấu trúc của Luận án

2.5. Lý thuyết về xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý khoa học và công

2.5.1. Lý thuyết hệ thống

Luận án sử dụng Lý thuyết hệ thống là cơ sở lý luận để xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý KH&CN.

Heylighen F. (1989) định nghĩa: “Lý thuyết hệ thống là một phương hướng khoa học liên bộ môn (inter-disciplinary science) về một dạng tổ chức trừu tượng của các hiện tượng, độc lập với bản chất của chúng; độc lập với thể loại hoặc quy mô tồn tại của chúng”.[Heylighen F.;1989]

Bertalanffy đƣa ra cách hiểu hệ thống theo một nghĩa rất rộng, xem hệ thống là một tập hợp bất kỳ của những yếu tố, là những vật chất bất kỳ trong thiên nhiên, nằm trong tương quan nhất định với nhau. [Bertalanffy Ludwig von; 1968]

Stafford Beer xem hệ thống là cái được tạo thành từ những phần tử có liên hệ với nhau. [Stafford Beer; 1959]

Vũ Cao Đàm (2008) định nghĩa: Hệ thống là một tập hợp những phần tử có mối liên hệ tương tác trong một môi trường xác định để thực hiện một hoặc một số mục tiêu định trước.

Luận án nhấn mạnh vào các đặc điểm sau của hệ thống nhằm kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng quản lý KH&CN cấp tỉnh:

- Động thái của hệ thống là các quan hệ thể hiện trong mô hình phải phản ánh mối quan hệ trong thực tế và đƣợc miêu tả giúp con ngƣời có thể nhận thức và vận hành theo nó trong thực tế cuộc sống.

- Cấu trúc của hệ thống là mô hình thể hiện các thành phần trong mối liên hệ của chúng sẽ giúp con ngƣời có thể thông qua đó nhận thức đƣợc thế giới khách quan. Mặt khác áp dụng nhận thức đó vào tổ chức hoạt động của mình, biến hiện thực đã phản ánh trong mô hình thành hiện thực trong cuộc sống theo mục tiêu của mình. [Vũ Cao Đàm; 2008].

Để bổ sung cho Lý thuyết hệ thống khi phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý KH&CN địa phƣơng theo hƣớng mở rộng sự tham gia của cộng đồng, Luận án xin phân tích lý thuyết về “hệ thống đổi mới vùng (regional innovation)”.

Hệ thống đổi mới vùng đƣợc mô tả nhƣ một hệ thống đổi mới hoạt động tốt, theo đó các thực thể tƣơng tác một cách tích cực, cạnh tranh và hỗ trợ lẫn nhau, các thể chế tạo thuận lợi cho học hỏi mang tính tƣơng tác, và tất cả những điều này mang lại động lực cho sự phát triển thành công của vùng. [Lundvanll BA, Joseph K.J., Cristina Chaminade and Jan Vang; 2009]

Lý thuyết về “hệ thống đổi mới vùng” ở giai đoạn sơ khởi đƣợc xây dựng dựa trên bối cảnh của các nƣớc công nghiệp phát triển, của những điển hình thành công. Hệ thống đổi mới vùng nên đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ chính sách để trả lời câu hỏi: Phải có những điều kiện gì để hệ thống đổi mới

các doanh nghiệp bản địa trong vùng? [Nguyễn Thị Phƣơng Mai, Nguyễn Võ Hƣng; 2014].

Trong Luận án này, việc sử dụng lý thuyết về “hệ thống đổi mới vùng” để trả lời cho câu hỏi cần có những điều kiện gì để có thể nâng cao hiệu quả quản lý KH&CN ở địa phƣơng? Giả thuyết trả lời cho câu hỏi này là cần mở rộng sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng nhằm thu hút trí tuệ và các điều kiện tài chính, vật chất để việc quản lý KH&CN tại địa phƣơng đạt hiệu quả cao nhất.

2.5.2. Lý thuyết “mối liên kết ba” (Triple Helix)

Về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý KH&CN, có thể kể đến mối quan hệ giữa Trƣờng đại học/Viện nghiên cứu – Doanh nghiệp/cộng đồng – Nhà nƣớc trong hoạt động đổi mới đã đƣợc Etzkowitz Henry (1993) đề cập đến trong tác phẩm khoa học The Triple Helix: University – Industry - Government Innovation in Action. Mối quan hệ giữa Trƣờng đại học/Viện nghiên cứu – Doanh nghiệp/cộng đồng – Nhà nƣớc trong hoạt động đổi mới còn gọi là mối “liên kết ba”.. (Triple helix). Mục tiêu của mối quan hệ này nhằm đổi mới, đặt nền móng cho sự phát triển KH&CN.

Vai trò của từng chủ thể trong mối quan hệ giữa Trƣờng đại học/Viện nghiên cứu – Doanh nghiệp/cộng đồng – Nhà nƣớc về quản lý KH&CN:

- Trƣờng đại học/Viện nghiên cứu, có nhiệm vụ nghiên cứu, sáng tạo nên công nghệ, chuyển giao cho doanh nghiệp/cộng đồng để áp dụng, nhằm thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu;

- Doanh nghiệp/cộng đồng, với tƣ cách bên nhận kết quả nghiên cứu từ Trƣờng đại học/Viện nghiên cứu;

- Nhà nƣớc: hoạch định và thực thi chính sách điều chỉnh quan hệ giữa bên cung và bên cầu công nghệ.

Lý thuyết mối “liên kết ba” trong quản lý KH&CN hiện nay đƣợc hiểu rộng rãi với các quan niệm sau đây:

- Xem xét vai trò ngày càng nổi trội của thị trƣờng công nghệ, trong đó lấy nhu cầu của doanh nghiệp làm mục tiêu cho hoạt động R&D, vì vậy cộng đồng doanh nghiệp tham gia quản lý KH&CN là một vấn đề cần nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn;

- Nhìn nhận trƣờng đại học, doanh nghiệp/cộng đồng và nhà nƣớc nhƣ những chủ thể kiến tạo nên các hệ thống xã hội, tƣơng tác với nhau thông qua các mạng lƣới và tổ chức – điều có thể thay đổi cấu trúc vốn có của ba khu vực này.

Với hệ thống ba vòng xoắn, việc hợp nhất của không gian và sự tƣơng tác phi tuyến tính giữa chúng có thể tạo ra sự kết hợp mới của tri thức và các nguồn lực, thúc đẩy sự đổi mới lý thuyết và thực hành, đặc biệt là ở cấp khu vực. Tiếp cận lý thuyết ba vòng xoắn lấy sản phẩm, công nghệ làm trung tâm, mục tiêu cao nhất của hợp tác là lợi nhuận.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong Chƣơng 2, Luận án đã phân tích các khái niệm công cụ có liên quan đến mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đồng thời cũng phân tích các mô hình cộng đồng tham gia quản lý khoa học và công nghệ bao gồm mô hình chiều dọc thuần túy, mô hình thích nghi, mô hình cùng sáng tạo, mô hình thiết chế cộng đồng, mô hình kết hợp, các tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình cộng đồng tham gia quản lý khoa học và công nghệ. Đặc biệt đã phân tích khung lý thuyết xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý khoa học và công nghệ, bao gồm lý thuyết hệ thống trong đó nhận định vai trò của thị trƣờng công nghệ khi lấy nhu cầu của doanh nghiệp, cộng đồng làm mục tiêu cho hoạt động R&D, vì vậy cộng đồng doanh nghiệp tham gia quản lý KH&CN là một vấn đề cần nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn.

Khung lý thuyết đã nêu làm cơ sở để Luận án tiếp tục phân tích thực tiễn mô hình quản lý KH&CN cấp tỉnh theo hƣớng mở rộng tham gia của

CHƢƠNG 3.

THỰC TRẠNG THAM GIA QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH HÀ NAM

3.1. Kết quả khảo sát cộng đồng tham gia quản lý khoa học và công nghệ

Để đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào quá trình hoạt động KH&CN tại tỉnh Hà Nam, tác giả đã tiến hành khảo sát 250 phiếu bao gồm 3 nhóm đối tƣợng: cá nhân tham gia hoạt động KH&CN; cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp và cá nhân tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN. Đây là ba nhóm đối tƣợng chủ yếu nhất chịu tác động trực tiếp từ các chính sách hỗ trợ nhằm mục tiêu tham gia vào hoạt động và quản lý KH&CN tại tỉnh Hà Nam.

3.1.1. Kết quả khảo sát mô hình khoa học và công nghệ công dân tham gia quản lý

Qua quá trình khảo sát đối với 150 cá nhân tham gia hoạt động KH&CN về đánh giá hoạt động tham gia quản lý KH&CN tại tỉnh Hà Nam bao gồm năm nhóm chính sách: Tham gia trong chính sách quản lý KH&CN; Tham gia các mô hình triển khai nhiệm vụ KH&CN; Tham gia trong đầu tƣ cho hoạt động KH&CN; Tham gia trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động KH&CN; Tham gia trong việc phổ biến, tiếp cận, cập nhật và sử dụng thông tin. Các chính sách tác động tốt đến hoạt động này bao gồm: Chính sách phổ biến, tiếp cận, cập nhật và sử dụng thông tin 42,5% số ngƣời trả lời khảo sát cho rằng chính sách này tác động “Mạnh(theo tiêu chí hướng dẫn trong phiếu) tới hoạt động KH&CN tại địa phƣơng này. Hai chính sách có tác động “Yếu” (theo tiêu chí hướng dẫn trong phiếu) nhất tới kết quả là tham gia chính sách quản lý KH&CN và tham gia trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động KH&CN (17.5%).

Bảng 3.1.

Đánh giá về tham gia của cộng đồng vào quản lý KH&CN

(qua khảo sát ý kiến cá nhân tham gia hoạt động KH&CN)

Đánh giá về tham gia của cộng đồng vào quản lý Yếu Trung

bình Mạnh

Đánh giá CĐ tham gia quản lý KH&CN 20,5 62 17,5 Đánh giá CĐ tham gia mô hình triển khai nhiệm vụ

KH&CN 15 72,5 12,5

Đánh giá CĐ tham gia đầu tƣ cho KH&CN 12,5 63,5 24 Đánh giá CĐ tham gia Đào tạo và phát triển nguồn nhân

lực KH&CN 18,5 70 11,5

Đánh gia CĐ tham gia phổ biến, tiếp cận, cập nhật và sử

dụng thông tin 11,5 52 36,5

Nguồn: Kết quả khảo sát của Nghiên cứu sinh (2017)

Biểu đồ 3.1.

Đánh giá về tham gia của cộng đồng vào quản lý KH&CN

(qua khảo sát ý kiến cá nhân tham gia hoạt động KH&CN)

0 10 20 30 40 50 60 70 80

BIỂU ĐỒ ĐÁNH GIÁ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO QL KH&CN

Yếu

Trung Bình Mạnh

Cũng qua khảo sát 150 cá nhân tham gia hoạt động KH&CN về “Đánh giá mức độ biết đến các yếu tố tham gia quản lý KH&CN ở địa phương” có thể thấy:

- Ba chủ trƣơng đƣợc nhóm đối tƣợng này biết đến nhiều nhất bao gồm: Huy động nhân lực có trình độ cao trong và ngoài tỉnh tham gia thực hiện các đề tài/dự án nghiên cứu, đào tạo nhân lực KH&CN (78.0%); Tập huấn triển khai văn bản pháp luật về KH&CN, về nghiên cứu khoa học tại các huyện, thị (75,3%); Huy động các tổ chức, cá nhân tham gia chợ thiết bị và công nghệ (72%).

- Các chính sách ít đƣợc các cá nhân trong nhóm đối tƣợng này biết đến bao gồm: Chuyển giao, phổ biến các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học và kỹ thuật, nhân rộng các mô hình có sự đóng góp của ngƣời dân (41.3%); Tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đơn vị đăng ký hoạt động KH&CN, tham gia tuyển chọn, đấu thầu đề tài, dự án cấp cơ sở (27.3%); Thành lập các quỹ KH&CN địa phƣơng (18.6%).

Bảng 3.2.

Đánh giá mức độ biết đến các yếu tố tham gia quản lý KH&CN

(qua khảo sát ý kiến cá nhân tham gia hoạt động KH&CN)

Đánh giá mức độ biết đến các yếu tố tham gia quản lý lƣợng Số %

Tập huấn triển khai văn bản pháp luật về KH&CN, về

nghiên cứu khoa học tại các huyện, thị. 113 75.3 Tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đơn vị đăng ký hoạt động

KH&CN, tham gia tuyển chọn, đấu thầu đề tài, dự án cấp

cơ sở. 41 27.3

Các nguồn kinh phí tổ chức triển khai các đề tài, dự án đặc

biệt là nguồn cộng đồng tham gia đề tài/dự án. 98 65.3 Huy động các tổ chức, cá nhân tham gia chợ thiết bị và

công nghệ. 108 72.0

Xây dựng các mô hình phối hợp, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để thực hiện các đề

tài/dự án. 67 44.6

khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình có sự đóng góp của ngƣời dân.

Huy động các cán bộ có trình độ cao trong và ngoài tỉnh tham gia thực hiện các đề tài/dự án nghiên cứu, đào tạo

nhân lực KH&CN 117 78.0

Thành lập các quỹ KH&CN địa phƣơng 28 18.6

Nguồn: Kết quả khảo sát của Nghiên cứu sinh (2017)

3.1.2. Kết quả khảo sát mô hình tham gia quản lý khoa học và công nghệ của cộng đồng nghề nghiệp

Qua khảo sát 50 cá nhân tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN về “Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong quản lý KH&CN của tỉnh Hà Nam”.

Bảng 3.3.

Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong quản lý KH&CN

(qua khảo sát ý kiến cá nhân tại các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN)

Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng Yếu Trung

bình Mạnh

Đánh giá mức tham gia quản lý KH&CN 28 53,5 18,5 Đánh giá tham gia quản lý mô hình triển khai nhiệm

vụ KH&CN 31,6 59,1 9,3

Đánh giá tham gia quản lý đầu tƣ cho KH&CN 23 65,5 11,5 Đánh giá tham gia đào tạo và phát triển nguồn nhân

lực KH&CN 12,2 62,4 25,4

Đánh gia trong phổ biến, tiếp cận, cập nhật và sử dụng

thông tin 15,9 65,2 28,9

Nguồn: Kết quả khảo sát của Nghiên cứu sinh (2017)

Thống kê kết quả khảo sát cho thấy chính sách đƣợc nhiều cá nhân đánh giá tác động “Mạnh” tới quá trình quản lý KH&CN bao gồm: chính sách đào tạo và phát triển nguồn lực cho hoạt động KH&CN (25.4%); chính sách phổ biến; tiếp cận và sử dụng thông tin (28.9.5%). Các chính sách đƣợc đánh giá

khai nhiệm vụ KH&CN (31.6%) và chính sách quản lý hoạt động KH&CN (25%).

Nhóm đối tƣợng các cá nhân tại cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN là nhóm đối tƣợng sẽ có điều kiện đƣợc tiếp cận và cập nhật thƣờng xuyên nhất đối với các chính sách liên quan tới quá trình hoạt động KH&CN của địa phƣơng. Tuy nhiên, thông qua khảo sát nhóm đối tƣợng này thì các chính sách liên quan đến hỗ trợ trực tiếp tạo động lực phát triển tiềm lực KH&CN của địa phƣơng lại có số cá nhân đánh giá là tác động “Yếu” cao. Điều này chứng minh một thực tế đang tồn tại là hiệu quả các các chính sách hỗ trợ của địa phƣơng trong hoạt động này còn diễn ra kém hiệu quả ngay từ khâu lập kế hoạch (vì cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN chính là nơi đề xuất các chủ trƣơng liên quan đến phát triển KH&CN mà chủ trƣơng XHH hoạt động KH&CN là một trong số đó).

Biểu đồ 3.2.

Đánh giá tham gia của cộng đồng vào quản lý KH&CN

28 31.6 23 12.2 15.9 53.5 59.1 65.5 62.4 65.2 18.5 9.3 11.5 25.4 28.9 0 10 20 30 40 50 60 70 Đánh giá mức tham gia chính sách quản lý KH&CN

Đánh giá tham gia ql mô hình triển

khai nhiệm vụ KH&CN

Đánh gia tham gia ql đầu tƣ cho

KH&CN

Đánh giá tham gia ĐT&PT nguồn nhân lực KH&CN Đánh gia trong phổ biến, tiếp cận, cập nhật và sử dụng thông tin Yếu Trung bình Mạnh

Nguồn: Kết quả khảo sát của Nghiên cứu sinh (2017)

Cũng qua khảo sát 50 cá nhân tại cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN về “Những hoạt động tham gia quản lý KH&CN được biết đến” có thể thấy rằng:

- Những hoạt động tham gia quản lý KH&CN được biết đến bao gồm: Tham gia đầu tƣ kinh phí cho KH&CN (86.0%); Xây dựng các mô hình phối hợp, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để thực hiện các đề tài/dự án (84.1%). Chuyển giao, phổ biến các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình có sự đóng góp của ngƣời dân (84.0). Do vậy, sự tham gia đầu tƣ tài chính cho KH&CN đã đƣợc số lƣợng lớn các cá nhân tại cơ quan quản lý nhà nƣớc biết đến.

lợi cho nhiều đơn vị đăng ký hoạt động KH&CN, tham gia tuyển chọn, đấu thầu đề tài, dự án cấp cơ sở (42%).

Khác những hoạt động tham gia quản lý KH&CN đƣợc biết đến số lƣợng lớn các hoạt động này ít đƣợc biết đến do các nguyên nhân sau:

- Chủ trƣơng thành lập các quỹ KH&CN địa phƣơng mới đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ vừa ban hành Quyết định quy định điều kiện thành lập Quỹ phát triển KH&CN của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng mới có hiệu lực từ ngày 25/10/2005.

- Chủ trƣơng tạo thuận lợi cho nhiều đơn vị đăng ký hoạt động KH&CN, tham gia tuyển chọn, đấu thầu đề tài, dự án cấp cơ sở do tập huấn triển khai các văn bản pháp luật về KH&CN chƣa hƣớng tới nhóm đối tƣợng là các cá nhân hoạt động KH&CN và các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 70 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)