Nhận xét về các công trình khoa học đã công bố

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 44 - 46)

Biểu đồ 3.3 .Đánh giá mức độ tham gia vào quản lý KH&CN tỉnh Hà Nam

9. Cấu trúc của Luận án

1.3. Nhận xét về các công trình khoa học đã công bố

1.3.1. Nhận xét về các nghiên cứu công bố ở nước ngoài

Qua việc phân tích các nghiên cứu đã công bố ở nƣớc ngoài liên quan đến mô hình quản lý KH&CN theo hƣớng mở rộng tham gia của cộng đồng cho thấy sự tham gia của cộng đồng với các nội dung tham gia quản lý chính nhƣ: Huy động nguồn tài chính; Tận dụng mạng xã hội; Tổ chức hệ thống dịch vụ. Cũng nhƣ nghiên cứu các mô hình tham gia quản lý của cộng đồng ở EU và Singapore. Qua những tài liệu này cho thấy rằng: Mối quan hệ giữa quản lý và tham gia quản lý của cộng đồng là vấn đề quyết định đến hiệu quả của hoạt động quản lý. Thông thƣờng quản lý đƣợc xây dựng trên nền tảng cộng đồng. Nó mang nội dung và yêu cầu thực tế của cộng đồng. Đây cũng là hai mặt của quản lý, một bên quản lý bằng mệnh lệnh một bên là tự quản.

Giải quyết đƣợc vấn đề này có ý nghĩa lý luận rất lớn trong xây dựng mô hình hiện tại và tƣơng lai. Mô hình quản lý hoạt động KH&CN chỉ đạt hiệu quả trong từng giai đoạn trên cơ sở giải quyết đƣợc sự phù hợp trong mối quan hệ giữa hai thái cực của hai hình thức quản lý sau:

- Quản lý KH&CN theo mệnh lệnh;

- Quản lý KH&CN đƣợc phát triển phân cấp hỗ trợ trong tham gia của cộng đồng, và phát triển tự lực cánh sinh;

- Xu thế phân cấp hỗ trợ trong tham gia của cộng đồng, và phát triển tự lực cánh sinh là xu thế ngày càng tăng của quản lý KH&CN.

1.3.2. Nhận xét về các nghiên cứu công bố ở trong nước

Kết quả nghiên cứu tài liệu trong nƣớc về xu thế mở rộng tham gia nhƣ: Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động KH&CN; Đa dạng hóa nguồn vốn; Đa dạng hóa nguồn nhân lực và huy động nguồn tài chính xã hội cho KH&CN. Nghiên cứu các mô hình tham gia tại: Bắc ninh; Vĩnh Phúc; Nam Định kết quả cho thấy việc mở rộng tham gia của cộng đồng là một xu thế chung của quản lý KH&CN đặc biệt là cấp địa phƣơng

Các nghiên cứu đã đề cập đến việc tham gia của cộng đồng vào các hoạt động nhƣ: Huy động quĩ KH&CN; Sử dụng mạng xã hội cho phát triển KH&CN; Giải phóng sức sáng tạo tạo sự tự do cho nhân lực KH&CN; Tham gia hệ thống dịch vụ KH&CN; Xã hội hóa hoạt động KH&CN…. Đây là tài liệu quan trọng cung cấp cho tác giả định hƣớng lý thuyết mở rộng sự tham gia của cộng đồng. Tuy nhiện trong các nghiên cứu trên vấn đề tham gia quản lý của cộng đồng vẫn mang tính rời rạc từng lĩnh vực, từng nội dung chƣa có nghiên cứu hệ thống để vận dụng vào thực tế, vì vậy luận án đề xuất xây dựng mô hình quản lý KH&CN theo hƣớng mở rộng sự tham gia của cộng đồng. Đây chính là vấn đề mà NCS giải quyết trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)