Động thái của quỹ khoa học và công nghệ tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 132 - 137)

Biểu đồ 3.3 .Đánh giá mức độ tham gia vào quản lý KH&CN tỉnh Hà Nam

9. Cấu trúc của Luận án

4.5. Cấu trúc và động thái của mô hình quỹ khoa học và công nghệ tỉnh

4.5.2. Động thái của quỹ khoa học và công nghệ tỉnh

a. Đối tượng được cấp kinh phí, tài trợ, cho vay, hỗ trợ và bảo lãnh vốn vay

Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất: là việc đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, máy móc, bản quyền, sáng chế, sở hữu trí tuệ... để sử dụng kết quả từ các công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm xây dựng một dự án sản xuất mới từ đầu tạo ra sản phẩm, hàng hóa tốt cho xã hội.

Dự án chuyển giao công nghệ vào sản xuất: là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần công nghệ hoặc toàn bộ công nghệ, chủ yếu là bí quyết kỹ thuật, từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên doanh nghiệp để tổ chức lại một dự án đã sản xuất tạo ra sản phẩm, hàng hóa có chất lƣợng cao hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sản phẩm, hàng hóa đƣợc sản xuất bằng công nghệ trƣớc đây.

Dự án chuyển giao công nghệ vào sản xuất cũng bao hàm cả việc bên vay dùng vốn vay mua sắm máy móc, trang thiết bị tiên tiến để đầu tƣ vào sản xuất.

b. Điều kiện đăng ký tài trợ, vay vốn, hỗ trợ và bảo lãnh vốn vay Đối tượng được vay vốn

Mọi cá nhân, đơn vị, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc (DDI) trong lĩnh vực sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đáp ứng đủ điều kiện theo quy định đều đƣợc vay vốn của

Quỹ để thực hiện mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ thông qua các dự án KH&CN.

Điều kiện được vay vốn

Các tổ chức, doanh nghiệp vay vốn phải có tƣ cách pháp nhân, năng lực pháp luật và ngƣời đại diện phải có năng lực hành vi. Cá nhân vay vốn phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu kinh doanh theo pháp luật quy định.

Dự án KH&CN phải có tính khả thi, có hiệu quả KT - XH, có khả năng trả nợ và phù hợp với quy định của pháp luật.

Thiết bị, công nghệ dự án KH&CN dự định ứng dụng, chuyển giao vào sản xuất phải đƣợc hội đồng thẩm định của quỹ thẩm tra, đánh giá xác nhận phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn cho vay của quỹ và không bị nghiêm cấm sử dụng trong các quy định hiện hành của nhà nƣớc. Đối với dự án chuyển giao KH&CN thì công nghệ sản xuất dự định chuyển giao phải cao hơn, tiên tiến hơn công nghệ sản xuất đang vận hành và đạt trình độ trung bình tiên tiến trở lên theo tiêu chuẩn khoa học, công nghệ do Bộ KH&CN và các bộ chuyên ngành ban hành.

Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp, và phù hợp với quy định về đối tƣợng cho vay theo quy chế về việc cho vay vốn của quỹ phát triển KH&CN tỉnh Hà Nam.

Không đƣợc trùng lặp với các dự án đang thực hiện bằng các nguồn vốn khác của nhà nƣớc.

Phải có vốn đối ứng (tự có) tham gia vào dự án tối thiểu bằng 30% tổng nhu cầu vốn đầu tƣ thực hiện dự án. Vốn đối ứng (tự có) phải đƣợc sử dụng đầu tƣ trƣớc hoặc đƣợc sử dụng song song cùng với vốn vay của quỹ theo tỷ lệ vốn vay và vốn tự có. Đồng thời bên vay phải có trách nhiệm xuất trình các căn cứ, cơ sở phù hợp để xác định mức vốn đối ứng (tự có) tham gia vào dự án.

Không còn nợ xấu tại bất cứ Tổ chức tín dụng (TCTD) nào và không còn nợ đã đƣợc xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng rủi ro của Ngân hàng thƣơng mại, đang hạch toán ngoại bảng vào thời điểm cho vay.

Bên vay phải cam kết trong hợp đồng vay vốn mua bảo hiểm tài sản cho tài sản hình thành từ vốn vay trong suốt thời hạn cho vay theo quy định.

Có tài sản và các điều kiện cần thiết đủ đảm bảo khoản vay theo quy định của pháp luật hiện hành, của ngân hàng đƣợc ủy thác, đồng thời phải đƣợc sự chấp thuận bằng văn bản của hội đồng quản lý Quỹ.

c. Tiêu chí đánh giá dự án KH&CN được vay vốn

Dự án KH&CN đƣợc hội đồng thẩm định chấm điểm theo 03 tiêu chí với hệ số điểm nhƣ sau:

1. Tiêu chí 1 Tính khả thi của công nghệ: tối đa 10 điểm; hệ số 3 lần. 2. Tiêu chí 2 Hiệu quả kinh tế - xã hội: tối đa 10 điểm; hệ số 4 lần. 3. Tiêu chí 3 Phƣơng án trả nợ và lãi vay: tối đa 10 điểm; hệ số 3 lần.

Bảng 4.2.

Tiêu chí đánh giá dự án KH&CN đƣợc vay vốn

STT Tiêu chí Yêu cầu Điểm

tối đa

Hệ số

1 Tính khả thi của

công nghệ

Thực hiện cơ bản theo thông tƣ 04/2014/TT - BKH&CN ngày 8/4/2014 của Bộ KH&CN hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất.

10

3

Mới, tiên tiến, hiện đại hơn công nghệ cũ đang áp dụng

3 Sản phẩm đƣợc tạo ra có chất lƣợng cao

hơn, hàm lƣợng tri thức cao hơn; sản phẩm có tính mới, độc đáo hơn

2

Doanh nghiệp có khả năng nhân lực và tài chính để áp dụng đƣa vào sản xuất tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trƣờng

3

Đƣợc một đơn vị tƣ vấn hoặc hợp đồng chuyển giao công nghệ

2 Hiệu quả kinh tế - xã hội

Báo cáo nghiên cứu khả thi, kế hoạch sản xuất và kinh doanh rõ ràng, chứng minh đƣợc hiệu quả kinh doanh và khả năng đóng góp thuế, tạo việc làm, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

5

4

Có chiến lƣợc và năng lực marketing, năng lực quản lý dự án, quản lý tài chính.

2

Đƣợc đánh giá cao về tác động của dự án đến quy hoạch KT- XH, bảo vệ môi trƣờng…

2

Khả năng cải thiện môi trƣờng làm việc, nâng cao an toàn cho ngƣời lao động

1

3

Phƣơng án trả nợ vốn gốc và lãi vay

Tài sản thế chấp hoặc phƣơng án đảm bảo vốn vay có độ an toàn cao

5

3

Vốn vay đƣợc trả làm nhiều kỳ theo tính chất vốn (Vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn)

2

Bảo đảm tài chính, huy động và sử dụng vốn rõ ràng, hợp lý

2 Thời gian trả hết nợ gốc ngắn (tối đa là 3

năm )

1

Việc đánh giá tiêu chí tính khả thi của công nghệ đƣợc thực hiện cơ bản theo Thông tƣ 04/2014/TT - BKH&CN ngày 8/4/2014 của Bộ KH&CN hƣớng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất.

Dự án chuyển giao KH&CN sẽ đƣợc đánh giá cao tiêu chí tính khả thi của công nghệ nếu dự án đó có giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ do các cơ quan chức năng cấp (Bộ KH&CN, sở KH&CN), hoặc hồ sơ cam kết của bên chuyển giao công nghệ.

+ Các thành viên ngân hàng thuộc nhóm 2: đánh giá về phƣơng án sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn trả nợ và lãi vay của dự án; Thẩm tra tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay, vốn đối ứng cũng nhƣ các điều kiện kinh doanh

Ngân hàng tham gia hội đồng thẩm định với tƣ cách là thành viên và thực hiện các nội dung công việc của nhóm 2, báo cáo kết quả thẩm định của ngân hàng chỉ là một kênh thông tin để hội đồng thẩm định và hội đồng quản lý quỹ xem xét quyết định cho vay. Đồng thời ngân hàng cũng không tham gia ký vào kết quả thẩm định các tiêu chí 1 và 2 vì hai tiêu chí này không thuộc chuyên môn của ngân hàng. Ngân hàng chỉ thực hiện thẩm định nội dung công việc của nhóm 2 trên cơ sở có đầy đủ hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ dự án xem xét cho vay; Đồng thời ngân hàng có văn bản để xuất duyệt giới hạn tín dụng cho vay trên cơ sở có đủ kết quả thẩm định tiêu chí 3 của ngân hàng và tiêu chí 1+2 của nhóm 1 để hội đồng thẩm định, hội đồng quản lý Quỹ xem xét quyết định cho vay.

- Các thành viên thẩm định, chấm điểm hồ sơ dự án KH&CN bằng phiếu thẩm định hồ sơ dự án xin vay vốn sau đó đƣợc thƣ ký của hội đồng thẩm định tổng hợp. Kết quả dự án nào có tổng số điểm bình quân trên 70 điểm (theo thang điểm 100). Đồng thời điểm chi tiết của cả 3 tiêu chí không thấp hơn 50% điểm tối đa cho từng tiêu chí, sẽ đƣợc trình lên hội đồng quản lý xem xét cho vay vốn.

Ngoài ra ngân hàng có Văn bản đề xuất duyệt giới hạn tín dụng cho vay

kèm theo báo cáo kết quả thẩm định của mình.

Toàn bộ kết quả hồ sơ thẩm định phải đƣợc gửi lên hội đồng quản lý Quỹ chậm nhất 20 ngày sau ngày ra quyết định thẩm định (tính ngày làm việc theo quy định của nhà nƣớc).

Mô hình Quỹ KH&CN cấp tỉnh đã đƣợc thành lập và hoạt động tại một số tỉnh nhƣ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai… Tuy nhiên, hiện tại chƣa đƣợc hình thành tại tỉnh Hà Nam. Để đánh giá khả năng thành lập và đƣa Quỹ KH&CN vào hoạt động tại tỉnh Hà Nam nhằm mục tiêu phát triển hoạt động KH&CN phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tác giả Luận án đã tiến hành phỏng vấn sâu nhà quản lý cấp tỉnh và đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau.

Hộp 4.2. Khả năng hình thành Quỹ KH&CN cấp tỉnh

Về việc hình thành và đưa Quỹ KH&CN cấp tỉnh vào hoạt động tại Hà Nam, tôi cho rằng hoàn toàn khả thi, vì trước hết nó phù hợp với quy định của Nhà nước về quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN.

Quỹ này là tổ chức hoạt động vì mục đích bảo toàn vốn, bù đắp chi phí và không vì mục đích lợi nhuận, như vậy nó cũng phù hợp với tiêu chí phi lợi nhuận trong quản lý KH&CN.

Mặt khác, hoạt động của Quỹ nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển KH&CN, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trên phương diện hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D), hoạt động của Quỹ nhằm hỗ trợ triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu từ các đề tài/dự án KH&CN, nhằm nhanh chóng đưa kết quả nghiên cứu có triển vọng thành sản phẩm hàng hóa có khả năng thương mại hóa; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 132 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)