Sự tham gia của cộng đồng trong mô hình quản lý khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 58 - 61)

Biểu đồ 3.3 .Đánh giá mức độ tham gia vào quản lý KH&CN tỉnh Hà Nam

9. Cấu trúc của Luận án

2.2. Cộng đồng tham gia quản lý khoa học và công nghệ

2.2.3. Sự tham gia của cộng đồng trong mô hình quản lý khoa học và công nghệ

nghệ cấp tỉnh

a. Mở rộng sự tham gia của cộng đồng

Mở rộng sự tham gia của cộng đồng là phạm trù chỉ hành động tham gia của cộng đồng tăng dần cả về mức độ và số lƣợng.

Có 3 cộng đồng dƣới đây tham gia quản lý KH&CN độc lập và tác động vào nhau tạo sự phát triển của KH&CN địa phƣơng gồm:

- Cộng đồng nghề nghiệp KH&CN (Ngƣời làm KH&CN chuyên nghiệp) - Cộng đồng KH&CN công dân (Ngƣời làm KH&CN không chuyên) - Cộng đồng KH&CN vùng địa lý (Dân cƣ trong tỉnh xét trong quan hệ với lĩnh vực quản lý KH&CN)

b. Cộng đồng tham gia quản lý KH&CN cấp tỉnh

Quản lý KH&CN cấp tỉnh đã và đang vận động theo theo xu thế mở rộng tham gia cả về số lƣợng và chất lƣợng của cộng đồng.

Cộng đồng tham gia quản lý KH&CN cấp tỉnh bao gồm: - Tham gia vào hoạt động KH&CN

- Tham gia quản lý về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng - Tham gia quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ

- Tham gia quản lý các dịch vụ công trong lĩnh vực KH&CN.

c. Cộng đồng KH&CN vùng địa lý (Dân cư trong tỉnh):

Tham gia gián tiếp vào quá trình hoạt động KH&CN. Ở đầu vào của quá trình nghiên cứu họ phản ánh nhu cầu của hoạt động KH&CN ở đầu ra họ tác động vào quá trình đánh giá kết quả nghiên cứu và trả tiền cho kết quả nghiên cứu. Họ tham gia ở 5 mức độ theo 5 hình thức tham gia sau:

- Tham gia bằng thông tin địa lý

- Tham gia bằng thông tin tri thức vùng địa lý công nghệ đặc hữu vùng địa lý - Tham gia bằng đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật vùng địa lý cho phát triển KH&CN - Tham gia bằng đầu tƣ các nguồn lực KH&CN vùng địa lý

- Tham gia bằng cách xây dựng xã hội KH&CN.

d. Sự tham gia của cộng đồng nghề nghiệp vào quản lý KH&CN cấp tỉnh

Cộng đồng nghề nghiệp (Những ngƣời làm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chuyên nghiệp); Không phân biệt cƣ trú ở đâu tất cả những ngƣời làm KH&CN trên địa bàn giữ chủ trì hoặc tham gia vào một khâu nào đó của hoạt động KH&CN. Đóng góp của cộng đồng nghề nghiệp trong KH&CN chủ yếu là “Tri thức hiện” do họ tiếp thu đƣợc nhiều tri thức của nhân loại. Tuy vậy về “Tri thức ẩn” thì họ thƣờng rất ít. Mặc dù số lƣợng ít nhƣng chất lƣợng tham gia cao nhất. Họ tham gia ở 5 cấp độ chất lƣợng theo 5 hình thức tham gia sau:

- Tham gia theo chuyên môn;

- Tham gia theo ngành chuyên môn;

- Tham gia theo mục tiêu hoạt động KH&CN hƣớng tới đó là những sản phẩm cụ thể;

- Tham gia theo đa nguồn tham gia theo mục tiêu thích hợp đa nguồn đa dạng nguồn tham gia cả trong tỉnh và ngoài tỉnh, khu vực và thế giới.

e. Cộng đồng KH&CN công dân tham gia quản lý KH&CN

KH&CN công dân (Những ngƣời tham gia không chuyên); Đóng góp của Khoa học công dân trong KH&CN chủ yếu là “Tri thức làm” (Tri thức dùng trong hành động trái với tri thức thỏa mãn nhận thức hiểu biết về sự vật hiện tƣợng).

Với số lƣợng đông đảo hơn cộng đồng chuyên nghiệp rất nhiều, tham gia ở 5 cấp độ chất lƣợng theo 5 hình thức hoạt động sau:

- Hình thức hợp đồng là mô hình KHCD nhận yêu cầu các nhà khoa học tiến hành một nghiên cứu khoa học dƣới hình thức thuê họ làm việc theo các chuyên môn đƣợc thuê khoán.

- Hình thức tham gia là mô hình KHCD đƣợc yêu cầu bởi các nhà khoa học họ đƣợc tập huấn hƣớng dẫn và thực hiện việc thu thập mẫu, dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Phổ biến kết quả.

- Hình thức hợp tác là mô hình KHCD tham gia và chia sẻ trong việc phát triển nghiên cứu và thu thập và phân tích dữ liệu cho các mục tiêu nghiên cứu.

- Hình thức đồng sáng tạo là mô hình KH&CN CD phát triển một nghiên cứu và làm việc với đầu vào từ các nhà khoa học để giải quyết một câu hỏi nghiên cứu hoặc một vấn đề quan tâm.

- Hình thức đồng nghiệp là mô hình KHCD tiến hành nghiên cứu một cách độc lập các nhà khoa học có tham gia chỉ là đánh giá và công bố.

Về kinh phí nghiên cứu KH&CN CD họ có tham gia đóng góp nhiều nhất về công sức và kinh phí. Sản phẩm về hàng hóa dịch vụ do dự án tạo ra họ cũng là ngƣời tham gia hƣởng trƣớc tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)