Giễu nhại nhân vật qua mơ típ trị chơi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 146 - 165)

CHƢƠNG 4 : CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT

4.4. Giễu nhại như là một “nguyên tắc” xây dựng nhân vật

4.4.2. Giễu nhại nhân vật qua mơ típ trị chơi

Mơ típ trị chơi là mơ típ khá phổ biến trong các sáng tác văn học hậu hiện đại trên thế giới. Milan Kundera đã xây dựng nên cả một hệ thống các trị chơi khi tạo hình nhân vật. Trong Sự bất tử, đó là trị chơi “rubic” của nhiều tuyến nhân vật ở nhiều thời đại trong cùng một cốt truyện. Trong Trò chơi xin đi nhờ xe, đó là sự

nhìn ra bản chất của nhau giữa một cặp nam nữ, và kết thúc trò chơi là sự thất vọng, đổ vỡ và chia tay.

Trò chơi biểu trưng cho cái ngẫu nhiên, là thứ mang tính chất tình cờ, là tình thế hiện sinh, có tính chất bất ngờ, và ở nó có sự phân mảnh, đứt đoạn, khơng theo bất cứ một quy luật nào. Đây cũng chính là tư duy đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại. Đặt nhân vật vào các trò chơi là để khám phá nhân vật qua cách họ xử sự ứng biến qua các tình huống ngẫu nhiên, thơng qua đó nhận diện được tính cách tâm lý của từng nhân vật, bởi con người ln bộc lộ bản chất thật của mình ở những tình huống bất ngờ, đột ngột. Do khơng có sự chuẩn bị, nên cách xử sự và những suy nghĩ của họ thường là bộc phát. Và bản chất mỗi người được thể hiện rõ nét nhất trong những tình huống bộc phát đó.

Đây là cách để các nhà văn giễu nhại nhân vật của mình. Nhưng sự giễu nhại ấy không nhằm hạ bệ con người, mà chỉ nhằm phản ánh một thế giới hỗn loạn, bất an - nơi mà con người chỉ như những con rối trên một bàn cờ. Tưởng như mỗi con người là một thực thể riêng biệt với những suy nghĩ, cá tính riêng, nhưng thực chất, trong mối tương quan với những con người khác, với cuộc sống, với vũ trụ... thì con người chỉ là những sinh thể nhỏ bé, yếu ớt, không thể tự xoay chuyển được sự vận động mà tự nhiên đã đặt ra sẵn.

Trong Dấu về gió xóa, Hồ Anh Thái đã đưa ra triết lý về con người với hình vẽ mandala (một biểu tượng của Phật giáo) bằng cát của ơng Giáo Sĩ. Nó có ý nghĩa vạn vật trên đời, sinh - diệt hay tồn tại vĩnh viễn là đều có nguyên nhân. Mà nguyên nhân đó, lại chính là sự xoay vần bất định của vũ trụ. Nó khơng phụ thuộc vào

mong muốn chủ quan của con người. Sự tồn tại của mandala phụ thuộc vào những cơn gió từ ngồi biển thổi vào, bởi một con mèo con chó chạy qua, thậm chí vào chính ý muốn chủ quan của người Giáo Sĩ. Cũng với ý nghĩa như vậy, cuộc sống chỉ như một trị chơi mà ở đó sự tồn tại hay biến mất khơng cịn là mục đích. “Mandala là vũ trụ vật đổi sao dời. Mandala là vũ trụ ngay trong lòng mỗi người, vũ trụ lòng người có khi hàm chứa tồn bộ sinh diệt sắc khơng mà chính con người cũng khơng ý thức được” [99; tr.87+88]. “Vũ trụ có sinh có diệt. Vũ trụ có mà khơng” [99; tr.89]. Dấu về gió xóa là tổng hợp các kiểu nhân vật với đủ các giai tầng xã hội, từ các nền văn hóa khác nhau: Nhà Vua, Hồng Tử, Nghị Sĩ Một, Nghị Sĩ Hai, Nghị Sĩ Ba, Hoàng Thân, Giáo Sĩ, tổng thống Đảo Xanh, các đại sứ, Giáo Sư, Giám Đốc, Anh, Mắt Hai Màu (thành viên một tổ chức du kích Sri Lanka), ơng chủ người Mỹ của nhà hàng San Hô, Cô Chủ, Người Đứng, Thằng Bé... Khơng cùng sắc tộc, văn hóa, tầng lớp, đẳng cấp, thậm chí khơng cùng tồn tại trong cùng một thời kỳ lịch sử, nhưng họ vẫn được xếp cùng vào một trò chơi madala của cuộc đời. Với cách sử dụng ngôn ngữ hài hước, đôi khi suồng sã, Hồ Anh Thái đã làm nổi bật tính chất trị chơi của sự hiện tồn vạn vật.

Trong SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái, sự giễu nhại được đề cập ngay từ tiêu đề. “SBC” vốn được hiểu là “săn bắt cướp” - một hoạt động nổi tiếng của lực lượng công an Việt Nam, lần đầu xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1978 nhằm trấn áp tội phạm, và trở thành một lực lượng tinh nhuệ, từng là nỗi khiếp sợ của tội phạm. Tuy nhiên tác giả đã dùng cụm từ viết tắt này để miêu tả những con chuột - loài gặm nhấm cần được diệt bỏ. Cũng như nhiều tác phẩm khác, nhà văn vẫn dùng thứ ngôn ngữ giễu nhại, hài hước và giọng văn tưng tửng để giễu nhại con người trong trò chơi trinh thám đuổi bắt loài chuột. Trong cuộc diệt bỏ loài gặm nhấm, ngạc nhiên thay sự nhân văn, tính người của con người biến mất, cịn lồi chuột lại bộc lộ tinh thần đồn kết, tình u thương, khí chất và tư cách khi đứng trước hiểm nguy: “Chuột Trùm đến bên cái lồng sắt... Hai con chuột đồ sộ cầm tay nhau. Nàng chứa chan nước mắt. Chàng run run kiềm chế... Chàng chấp nhận ở lại trong lồng sắt này... Nàng về nuôi cái cùng con” [100; tr.324].

Đặt con người vào trị chơi giết chóc sặc mùi trinh thám, hốn đổi vị trí giữa lồi người và lồi chuột, đặt những đức tính cao đẹp cho lồi chuột và gán những đê tiện, mưu mơ, tính tốn cho con người, Hồ Anh Thái muốn thơng qua đó giễu nhại về cuộc sống hiện tại: con người đang dần trở thành độc ác, vơ cảm, phi nhân tính.

Trong văn học hậu hiện đại thế giới, có nhiều cấp độ giễu nhại khác nhau. Tác giả có thể dùng nhân vật để nhại nhân vật, dùng các chi tiết, hoặc ngôn từ để biểu đạt cái giễu nhại. Hoặc sự giễu nhại có thể ở cấp độ người kể chuyện-nhân vật. Trong SBC là săn bắt chuột, đó là kiểu nhại nhân vật-nhân vật. Điều này cũng tương tự xảy ra với Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương. Đó là trị chơi đi tìm và giành giật kho báu giữa gia đình cụ Trường hấp với lão Trình dạy võ. Nhưng kết thúc, kho báu chỉ là một bãi phân người. Hai phe hội tụ nhau trong một tình huống ối oăm, vừa hài vừa bi do chính họ tạo nên. Nhà văn muốn giễu nhại một thực tế, đôi khi con người tranh giành, thù hằn nhau chỉ vì những điều khơng thực, thậm chí nực cười.

Ngoài ra, cũng trong tiểu thuyết này, mỗi cuộc đời, mỗi số phận lại như một trò chơi. Trước hết, là những cái xác ở gốc cây si. Hình ảnh đó như một gợi nhắc: con người dù có chơi trị chơi gì trên khắp cõi thế gian, thì khi chết, cũng chỉ quay trở về điểm xuất phát ban đầu, khơng có người thắng kẻ thua, khơng ai hơn, khơng ai kém. Trị chơi số phận đưa họ về cùng một vị trí ở điểm kết thúc. Tiếp đến, là từng nhân vật trong truyện, họ dường như khơng có bất cứ mối liên kết nào với nhau, dù là máu mủ, họ dường như gói gọn bản thân trong trị chơi riêng của mình. Họ thu mình vào thế giới riêng, nhưng thế giới riêng ấy cũng mù mịt, hỗn loạn như chính nhận thức của họ về cuộc sống.

Tạ Duy Anh cũng là tác giả thích dùng mơ típ trị chơi để sắp đặt và giễu nhại nhân vật của mình. Trong Đi tìm nhân vật, tác giả đã đặt nhân vật của mình vào trị chơi trinh thám: truy tìm ngun nhân cái chết của cậu bé đánh giầy. Song song với trò chơi này, còn là trị chơi đi tìm bản thể của hai nhân vật Chu Quý và nhà văn Bân, để cuối cùng Chu Quý nhận ra mình lại là một nhân vật trong tác phẩm của nhà văn Bân ấy. Và Chu Quý chính là nhân vật phản diện của bản thân nhà văn Bân trong quá trình đi tìm nhân vật. Tiểu thuyết này bao gồm nhiều tuyến

trò chơi khác nhau, ở đó mỗi nhân vật đều đang cố gắng tìm câu trả lời cho sự hiện tồn của bản thân.

Thiên sứ của Phạm Thị Hồi cũng là trị chơi có sự tham gia của nhiều nhân

vật. Với thứ ngôn ngữ giễu nhại, sắc sảo, đôi khi gay gắt, Phạm Thị Hoài đã đặt tồn bộ nhân vật của mình vào trị chơi của hiện thực. Họ sống mà cứ như đùa, để số phận của mình bị đưa đẩy bởi những điều vơ lý, vơ nghĩa. Bé Hon bị đẩy vào trò

thắng nổi sự tàn nhẫn, độc ác và vô tâm của con người, nên cuối cùng bé Hon đành chấp nhận bị thua trong trò chơi ấy.

Các nhân vật khác trong tiểu thuyết cũng tương tự, mỗi người có riêng một trị chơi của mình. Cơ bé Hồi thì ở trong cuộc chơi của riêng mình, ở đó là một thế giới lãng mạn, nhiều điều tốt đẹp, trái ngược với hiện thực mà cô bé đang sống. Nhưng trớ trêu thay cơ bé bị đưa vào một trị chơi của số phận: khát khao tình yêu, nhưng mãi mãi chỉ là một đứa trẻ. Chị Hằng thì chọn chồng dựa trên trò bốc thăm may rủi. Chồng chị Hằng là trò chơi sưu tập những thứ tầm thường của tư bản: giấy toilet. Trò chơi của nhà thơ P là thú vui với con chữ. Của Quang lùn là trò chơi quyền lực và lý tưởng lỗi thời mà anh ta có thể trả bất cứ giá nào để đạt được.

Mơ típ trị chơi xuất hiện rõ nét nhất trong các tiểu thuyết của Thuận. T mất tích là một cuộc trinh thám về sự mất tích của nhân vật người vợ. Nhưng ngay cả khi

là một phần của cuộc trinh thám này, người chồng vẫn ở trong tâm trạng dửng dưng. Đó khơng phải là cái dửng dưng của sự vơ tâm, mà vì anh đã đốn trước được ngày này. Cuộc sống vô vị nhàm chán, những con người tẻ ngắt và thờ ơ, mối liên kết lỏng lẻo trong cuộc sống gia đình... những yếu tố này đã đẩy con người tới trạng thái tuyệt vọng, cô đơn, khiến “mất tích” lại là việc ý nghĩa nhất mà họ từng lựa chọn. Đưa nhân vật vào một cuộc trinh thám, nhưng cuối cùng lại chẳng có manh mối hay kết thúc - đó thực sự là một trị “chơi khăm” của Thuận.

Cũng với mơ tip trị chơi trinh thám, Thuận đưa nhân vật trong Chinatown

vào sự kiện: một cái túi du lịch vô chủ bị bỏ lại trong sân ga (mà có người nghi đó là một âm mưu đánh bom), từ đó dẫn đến hai tiếng đồng hồ trễ tàu. Và hai tiếng đồng hồ ấy trở thành cái cớ để nhân vật tơi chìm trong ký ức 40 năm cuộc đời, và chìm trong cuộc truy vấn bản thân về sự ra đi của Thụy. Đó chính là cuộc truy tìm của ký ức và hồi tưởng đối với những bí ẩn khơng có lời giải đáp: Thụy, Yên Khê, China town, sự mất tích của Thụy... tất cả đều là những bí ẩn mà nhân vật tơi truy tìm trong vơ vọng. Và cuối cùng, trị chơi trinh thám ấy được kết thúc như lúc bắt đầu: cái túi du lịch vô chủ bị bỏ lại trong sân ga - như một trị đùa của tạo hóa, con người miệt mài vật lộn với toan tính, mà cuối cùng thì chỉ quay lại điểm xuất phát.

Độc đáo hơn, bằng việc coi chính mình là một nhân vật trong tiểu thuyết của mình, Thuận đã đặt chính mình vào trị chơi của tiểu thuyết. Nhân vật trong Made in

biệt, người viết Made in Việt Nam hóa ra lại chính là nhân vật tơi trong Chinatown. Đây chính là trị chơi mà tác giả dùng để tự giễu nhại tiểu sử chính mình.

Tiểu kết

Với ý thức sáng tạo và tư duy nhạy bén trong sáng tác, các tác giả thời kỳ này đã có những đổi mới về phương thức sáng tạo nhân vật. Bằng các thủ pháp như làm mờ xóa trắng nhân vật, khai thác tính nhục thể như là một phương thức tìm hiểu con người trong đời sống bản năng, và với những thủ pháp khác như huyền ảo hóa, giễu nhại nhân vật, các nhà văn đã tái hiện được thế giới nhân vật với những đổ vỡ, mất mát, lạc lối và cơ đơn. Đây cũng chính là cảm thức hậu hiện đại của con người thời hiện đại.

“Làm mờ”, “xóa trắng” nhân vật là thủ pháp nổi bật trong việc xây dựng nhân vật của các nhà văn hậu hiện đại trên thế giới. Quan niệm triết học “con người là trung tâm của vũ trụ” khơng cịn đúng với thời kỳ hậu hiện đại nữa. Con người trong quan niệm của chủ nghĩa hậu hiện đại, chỉ là những vật thể bé nhỏ, phân mảnh dễ dàng bị ảnh hưởng và thu phục bởi thế giới bên ngồi. Khi con người khơng cịn là trung tâm, thì họ trở thành đối tượng bị “làm mờ” “xóa trắng”.

Với thủ pháp này, các tác giả lại có những kỹ thuật khác nhau để thực hiện điều này như gọi tên nhân vật, địa danh bằng những chữ cái hoặc danh từ chung. Nhà văn cũng có thể làm mờ đi ngoại hình, tính cách và lai lịch nhân vật hoặc xóa trắng nhân vật bằng cách để nhân vật không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm. Và cuối cùng là việc nhà văn cố tình lãng qn tâm lý nhân vật, khơng khai thác con người với chiều sâu suy nghĩ, tâm lý nội tâm, mà chú ý hơn đến những tình huống hiện sinh.

Một trong những điều phản ánh ý thức sáng tạo của nhà văn với nhân vật của mình, đó là việc tìm hiểu về tính nhục thể và những sắc thái của nhân vật xoay quanh vấn đề này. Đây là quan niệm về việc sử dụng các yếu tố tính dục trong văn chương hậu hiện đại, nhằm miêu tả con người với phần bản năng. Theo các nhà hậu hiện đại, tính nhục thể là một trong những diễn ngôn quan trọng trong việc xác lập những giá trị và chi phối hành vi, nhận thức của con người.

Nếu như ở văn học hiện đại, tính dục thường là biểu trưng của riêng thể xác, được tách biệt với thế giới tinh thần thì ở văn học hậu hiện đại, thể xác được gắn

Ngoài ra, nếu như các sáng tác hiện đại coi đây là thủ pháp nhằm ca ngợi sự giải phóng cá nhân, thì trong các sáng tác hậu hiện đại và có dấu ấn hậu hiện, nó lại để nhấn mạnh sự hỗn loạn, mất niềm tin của con người.

Kỹ thuật huyền ảo hóa nhân vật cũng dần trở nên đậm nét trong các tiểu thuyết thời kỳ này. Đây là một trong năm khuynh hướng tiêu biểu nhất của văn học hậu hiện đại, ở đó cái siêu nhiên và tự nhiên tồn tại bình đẳng bên nhau.

Cũng tương tự, các tác giả tiểu thuyết còn coi giễu nhại như là một “nguyên

tắc” xây dựng nhân vật. Sự giễu nhại này được thể hiện bằng việc dùng ngơn ngữ,

hoặc sử dụng mơ típ trị chơi để giễu nhại nhân vật. Nếu giễu nhại truyền thống chỉ là một trong rất nhiều thủ pháp sáng tác, thì giễu nhại trong các sáng tác hậu hiện đại là nguyên tắc thế giới quan, là thủ pháp chủ đạo, nền tảng của sáng tạo. Bên cạnh đó, nếu giễu nhại truyền thống được sử dụng với mục đích châm biếm, phê phán, đả kích, tố cáo những mặt xấu của con người và xã hội, thì giễu nhại hậu hiện đại lại được dùng để phá bỏ những áp đặt của cái chính thống, để giải trung tâm, phá vỡ đại tự sự hoặc để giải thiêng.

Trên tinh thần “giải cấu trúc” và “phá vỡ đại tự sự” - những đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa hậu hiện đại, các nhà văn đã hướng đến những “tiểu tự sự”, đề cập đến những vấn đề có tính chất “ngoại biên” với xã hội. Họ đã nỗ lực tái hiện lại một cuộc sống hỗn độn, với thái độ hoài nghi trước thực tại. Tâm thế ấy được thể hiện rõ bằng các thủ pháp khác nhau trong xây dựng nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại của tiểu thuyết thời kỳ từ sau 1986 đến nay.

KẾT LUẬN

1. Chủ nghĩa hậu hiện đại là một trong những lý thuyết mới và độc đáo nhất của phê bình văn học trên thế giới. Nó có độ bao phủ rộng khắp ở tất cả mọi lĩnh vực như triết học, kinh tế, chính trị, xã hội, kiến trúc, mỹ thuật, kịch, văn học... Tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 146 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)