Một số đặc trưng cơ bản của văn học hậu hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 45 - 52)

CHƢƠNG 2 : LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI

2.1. Hoàn cảnh ra đời, khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa hậu

2.1.3. Một số đặc trưng cơ bản của văn học hậu hiện đại

Để hiểu rõ hơn về khái niệm, bản chất của chủ nghĩa hậu hiện đại cũng như văn học hậu hiện đại, chúng tơi sẽ đi tìm hiểu về một số đặc trưng cơ bản. Chúng tôi

đề xuất những đặc trưng cơ bản của văn học hậu hiện đại chủ yếu dựa theo năm nguồn tư liệu. Trước tiên là cuốn sách Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề

lý thuyết, quyển 1, do Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Anh sưu tầm và biên soạn 2003 (NXB Hội nhà văn và Trung tâm văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây). Tiếp theo là cuốn sách Hoàn cảnh hậu hiện đại của tác giả Jean - Francois

Lyotard (Ngân Xuyên dịch năm 2003, NXB Tri thức). Kế đến là cuốn sách Thi pháp

chủ nghĩa hậu hiện đại của Liviu Petrescu (Lê Nguyên Cẩn dịch và giới thiệu, năm

2013, NXB Đại học Sư phạm). Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tham khảo cuốn luận và thi pháp tiểu thuyết của tác giả M.Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư dịch, năm 2003,

NXB Hội nhà văn). Và cuối cùng là tư liệu tiếng Anh (do chúng tơi dịch) có tựa đề

Postmodern literature characteristics (tạm dịch: Một số đặc điểm của văn học hậu hiện đại) từ website shmoop.com.

Dựa trên những hiểu biết về chủ nghĩa hậu hiện đại, chúng tôi tạm đưa ra những đặc trưng cơ bản sau:

- Chống lại các đại tự sự: Đây là quan điểm được đưa ra bởi Lyotard. Theo

ông, bước sang thời kỳ hậu hiện đại, những đại tự sự (grand récits) càng ngày càng dần mất đi tính chất khả tín. Nối tiếp quan điểm của Lyotard, D.Martin Fields cho rằng chủ nghĩa hậu hiện đại chính là phản chủ nghĩa chính thống (anti- foundationalism), hoặc phản thế giới (anti-wordview).

Con người hậu hiện đại khơng cịn tin vào những điều mang tính hệ thống, khơng tin vào những quy luật mang tính phổ qt nữa, khơng tin vào các hệ thống tư tưởng và giá trị cũ, bởi chính trong bản thân họ mang rất nhiều những nghi ngờ, bất ổn. Họ nhìn thấy những sụp đổ của các hệ giá trị cũ, nhận thấy khơng có một thế giới lý tưởng để hướng tới, họ có rất nhiều mẫu hình thế giới tạm thời để chọn lựa. Họ khơng có một hiện thực cố định để tiếp cận, nhưng lại có thể tiếp cận với rất nhiều hiện thực bất định khác nhau.

Trước thực cảnh ấy, nhà văn buộc phải thay đổi cách sáng tác. Lối viết hậu hiện đại đã phản ánh rõ ràng tâm thế của con người hậu hiện đại. Nhà văn thấy cần phải “đánh đổ” những đại tự sự đã bao thế kỷ ngự trị lối viết truyền thống, thay vào đó là lối viết tập trung vào các “tiểu tự sự”.

Khước từ đại tự sự, hay còn gọi là đả phá đại tự sự, lối viết hậu hiện đại đi sâu vào các tiểu tự sự, cũng đồng nghĩa với việc hướng tới những khái niệm có tính

chất manh mún, hồn cảnh, tạm bợ, ngẫu nhiên, khơng có tính phổ qt, ổn định và khơng có tính chân lý.

- Sự phân mảnh, phá vỡ kết cấu, giải cấu trúc: Theo Hans Bertens, đó là cách viết “đảo lộn và phá hủy các khái niệm truyền thống về ngơn ngữ, về cá tính, về bản thân việc viết” [9; tr.354].

Trong đó, Phân mảnh (fragmentation) là một trong những đặc trưng tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại. Sự phân mảnh bộc lộ quan niệm về sự tan rã của các đại tự sự. Nó nghiền nát cốt truyện, xây dựng cốt truyện không theo bất kỳ một quy luật hay bất kỳ trật tự thời gian và mối quan hệ nhân quả nào. Nó chỉ đơn thuần là những mảnh vụn, phân đoạn của cốt truyện. Và hơn thế, mối liên kết, tương tác giữa các yếu tố trong một tác phẩm như cốt truyện, đề tài, tình tiết, nhân vật... là vơ cùng lỏng lẻo.

Không giống như cách sáng tác truyền thống, tác phẩm hậu hiện đại đã phá vỡ những quy luật sáng tác thông thường, thay vào đó là phương thức đa kết: nhà văn trực tiếp nói chuyện với độc giả, có khi xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật. Và trong tác phẩm của mình, nhà văn “phá vỡ văn bản thành những mảnh hay đoạn ngắn, phân chia bởi khoảng trống về ngơn ngữ, về cá tính, về bản thân việc viết” [9; tr.345].

Cách viết đó có ảnh hưởng mạnh mẽ từ triết học giải cấu trúc của Derrira. Ở đó, giải cấu trúc là một trong những đặc trưng phổ quát trong lý thuyết hậu hiện đại. I.P.I.Lin nói rằng: “Chủ nghĩa giải cấu trúc là hoạt động nghiên cứu văn học của lý thuyết khái quát hậu cấu trúc, trên thực tế hiện diện với tư cách lý luận văn học” [9; tr.174].

- Từ cấu trúc luận đến hậu cấu trúc luận: giải cấu trúc hạ tầng cấu trúc. Đây

là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại. William Grassie cho rằng Hậu cấu trúc luận, trên thực tế là đồng nghĩa với chủ nghĩa hậu hiện đại. “Hậu cấu trúc luận tháo bỏ hết các phạm trù cơ bản bằng cách xem xét lại chúng như các sản phẩm mang tính nhân quả của một số yếu tố khác [28; tr.501]. Mọi kinh nghiệm trực tiếp về hiện thực đều thông qua diễn dịch và mọi sự diễn dịch đó khơng thể chính xác hồn tồn mà nó sẽ bị sai lệch bởi cái nhìn chủ quan của người diễn dịch. Điều này đồng nghĩa với việc tác giả đã chạm được đến đặc trưng của hậu hiện đại là “giải cấu trúc”, “giải trung tâm”, “bình thường hóa những điều kỳ lạ và xóa bỏ

khoảng cách giữa bình thường và dị biệt” [54; tr.427]. Đây là một trong những nguyên tắc thẩm mỹ chính của chủ nghĩa hậu hiện đại.

Mary Klayes trong bài Chủ nghĩa hậu hiện đại có đưa ra đặc điểm chính của văn học hiện đại như “sự nhấn mạnh đến những chủ nghĩa ấn tượng và tính chủ quan của việc viết văn, nhấn mạnh đến cái thấy diễn ra như thế nào hơn là cái gì được tri giác”, hay “sự vận động tách khỏi tính khách quan bề ngồi do người tự sự ngơi thứ ba tồn năng đưa lại, tách khỏi các điểm nhìn tự sự cố định, các quan điểm đạo đức rạch rịi” [54; tr.198], để từ đó so sánh với các đặc điểm của văn học hậu hiện đại như sau: “Chủ nghĩa hậu hiện đại giống như chủ nghĩa hiện đại, cũng xóa bỏ ranh giới giữa các hình thức nghệ thuật cao và thấp, xóa bỏ những sự phân biệt cứng nhắc về thể loại; cũng nhấn mạnh đến mô phỏng, nhại, cắt dán, mỉa mai, và hài hước. Nghệ thuật (và tư tưởng) hậu hiện đại đề cao phản thân và tự ý thức, sự phân mảnh và sự đứt quãng (đặc biệt trong cấu trúc tự sự), sự mơ hồ, tự phát và sự nhấn mạnh đến chủ thể giải cấu trúc, giải tập trung và giải nhân bản... Chủ nghĩa hậu hiện đại khơng than khóc cho tình trạng phân mảnh, tạm bợ, hay rã đám, mà lại tán dương những cái đó” [9; tr.199].

- Thái độ hồi nghi, hoang tưởng: Nhà văn hậu hiện đại ln có sự lo lắng,

hồi nghi “đối với những gì cố định, đối với việc bị hạn chế trong bất cứ nơi chốn nào hay danh tính nào, sự tin chắc rằng xã hội âm mưu chống lại cá nhân và sự bội tăng của những mưu đồ tự tạo để chống lại kế hoạch của những người khác” [9; tr.251]. Trơng sáng tác của mình, các nhà văn hậu hiện đại bộc lộ rõ thái độ đa nghi hoang tưởng qua hệ thống nhân vật. Các nhân vật trong tác phẩm hậu hiện đại thường có tâm trạng lo sợ, kinh hãi về những biến cố ngồi mọi đốn định có thể sẽ xảy ra, và khiến họ không thể điều khiển được suy nghĩ và sự độc lập về tư tưởng nữa. Như thể có một ai đó khác đang “vẽ” lại cuộc sống của họ, biến họ thành một người khác, có thể có những hành động mà chính bản thân họ cũng khơng lường trước được.

Đó là sự hồi nghi đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại trước thực tại cuộc sống thậm phồn, đầy biến động, bất an.

- Phỏng nhại (pastiche): đây là thủ pháp nổi tiếng của văn học hậu hiện đại.

Sự sáng tạo đó bắt nguồn từ những cái có trước, từ những phong cách sáng tác trong kho tàng văn chương. Với đặc trưng này, tác giả cắt ở mỗi văn phong một ít rồi trộn lẫn, hốn đổi vị trí cho nhau, sau đó dán ghép lại thành một lối viết hậu hiện đại mà

ở đó tác giả, văn bản và độc giả đều trở thành một thể thống nhất, vơ tận của trị chơi ngôn ngữ.

Đặc trưng này “đóng vai trị như mặt nạ phong cách đã sờn cũ” (đóng vai trị giễu nhại truyền thống), vừa như “thực tiễn trung tính của trị cách điệu bắt chước trong đó thiếu đi cái mơ típ kín đáo của sự giễu nhại... thiếu thứ tình cảm chưa được tắt hẳn đang cịn chứa đựng một cái gì đó bình thường so với những cái được miêu tả dưới ánh sáng của cái hài” [9; tr.30]. Nó là sự đảo các thành phần cấu tạo của một văn phong. Trong văn chương hậu hiện đại, kỹ thuật này thể hiện ở đặc trưng pha trộn nhiều thể loại và mang những yếu tố khác nhau, mà chủ yếu là sự hư cấu và bóp méo về mặt thời gian.

Đó là lý do tại sao nhiều tác phẩm văn học hậu hiện đại có nét giống các tác phẩm truyện cao bồi, truyện khoa học giả tưởng và truyện trinh thám.

- Châm biếm và xu hướng tự do: John Verhaar người Mỹ với bài viết Về chủ nghĩa hậu hiện đại (Lộc Phương Thủy dịch) đã nêu lên hai đặc điểm chính của chủ

nghĩa hậu hiện đại: châm biếm và xu hướng tự do.

Ở đó, châm biếm (irony) là đặc trưng nổi bật của văn học hậu hiện đại. Bên cạnh những hình thức châm biếm cũ, châm biếm hậu hiện đại còn hướng tới sự châm biếm chính mình, coi chính bản thân mình là đối tượng để giễu nhại. Đây chính là đặc điểm quan trọng để định hình cho châm biếm hậu hiện đại.

Còn xu hướng tự do “là mối quan tâm khuyến khích nhiều nhất tới những

quyền cơ bản của con người, yêu cầu các hình thức quyền lực phải giải thích, và biểu lộ sự cảm thơng đối với các quan điểm của người khác” [9; tr.362]. Việc phá vỡ các đại tự sự và hệ thống những quy phạm cũ khiến văn chương hậu hiện đại đạt tới mốc cao của sự tự do. Những gị bó, quy tắc và những truyền thống cũ khơng cịn là thứ hướng tới của chủ nghĩa hậu hiện đại.

- Trật tự thời gian bị phá vỡ: có thể nói, đây là lối viết rất phổ biến trong văn

học hậu hiện đại. Đặc trưng này được thể hiện nhiều trong các tác phẩm “siêu hư cấu sử ký” (historiographic metafiction - thuật ngữ của Linda Hutcheon), là loại truyện hư cấu lịch sử, khai thác những chi tiết nhỏ trong đời sống riêng tư của các nhân vật lịch sử, đó là những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nhưng làm đảo lộn, sai lệch những hình tượng ấy. Sự hư cấu sai lệch này nhằm thức tỉnh cho độc giả về những góc khuất của lịch sử, hay nói một cách khác, đó là sự “ghi chép giả mạo về

các biến cố nổi tiếng” [9; tr.240]. Barry Lewis nhận định rằng: “Văn chương hư cấu hậu hiện đại không phải chỉ xáo trộn trật tự thời gian quá khứ mà còn làm sai lệch cả hiện tại nữa [9; tr.241].

- Sự rối loạn ngôn từ và xáo trộn các thể loại: Sự phá vỡ trật tự thời gian, sự

phỏng nhại, sự phân mảnh, thái độ hoài nghi hoang tưởng... đều là đặc trưng của văn chương hậu hiện đại và thể hiện sự rối loạn ngôn từ.

Sự xáo trộn các thể loại đã diễn ra từ thế kỷ XX, tuy nhiên người ta vẫn có thể nhận ra thể loại chính của một tác phẩm văn học. Nhưng bước sang thời kỳ văn chương hậu hiện đại, sự xáo trộn này trở nên rõ nét hơn. Điều này khiến cho văn xi mang tính thơ, cịn thơ lại giống như văn xuôi. Sự xáo trộn này rất rõ ràng và có ý thức chứ khơng chỉ đơn thuần có tính chất vay mượn như văn chương các thời kỳ khác. Và hiện tại, văn chương hậu hiện đại đang tiến đến hình thức văn chương điện tốn, văn bản đa tác giả, phi chủ đề, thậm chí phi văn chương.

- Xóa nhịa ranh giới giữa thực tế và hư cấu: M.Foucault từng tuyên bố:

“Dường như đối với tơi, người ta có thể tạo ra một tác phẩm hư cấu bên trong sự thật”. Đối với các nhà văn hậu hiện đại, họ cố gắng phô bày hệ thống hư cấu trong tác phẩm của mình để độc giả có thể nhìn thấy. Bởi vậy, các tác giả cố gắng không xây dựng những câu chuyện thường được kể theo tuyến tính, với thái độ trung thực và khách quan của một “người viết” tồn năng có thể thấu hiểu mọi diễn tiến câu chuyện và động cơ của nhân vật. Có thể nói, các nhà văn hậu hiện đại ln cố gắng thốt ra khỏi vai trị của “người biết tuốt”, thốt khỏi việc thể hiện cái tơi và thốt khỏi việc tái hiện hiện thực.

- Liên văn bản (intertextuality): “Nhà thơ John Donne từng viết rằng “khơng ai là một hịn đảo”, và đối với các nhà hậu hiện đại, khơng có văn bản nào là một hịn đảo. Chủ nghĩa hậu hiện đại là tất cả những gì thuộc về sự kết nối giữa các văn bản, bao gồm nhiều cách khác nhau, trong đó một văn bản liên quan đến một hoặc nhiều văn bản khác. Các tác giả có thể sử dụng tất cả các loại kỹ thuật để làm nổi bật sự liên kết này, bao gồm giễu nhại, nhại, trích dẫn, những mối liên quan trực tiếp cũng như sự đồng thuận tinh tế với các chất liệu khác. Điểm chung của các kỹ thuật này là chúng đều là những ví dụ của liên văn bản” [130].

Năm 1967, Julia Kristeva là người khởi phát cho thuật ngữ này. Thuật ngữ liên văn bản đóng vai trị quan trọng trong việc xác định cảm quan hậu hiện đại,

đồng thời nó cũng được dùng như một “phương tiện phân tích văn học hoặc miêu tả đặc trưng sự tồn tại của văn học” [9; tr.31], và để “xác định cảm quan về thế giới và về bản thân con người đương đại” [9; tr.32].

L.P.Rjanskaya cho rằng liên văn bản là một thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất và đó là thuật ngữ rất khó xác định trong lý thuyết văn học nửa sau thế kỷ XX. Có thể hiểu liên văn bản “là một thủ pháp văn học xác định trích dẫn, ám chỉ, bình giải, nhại, bắt chước, vay mượn”, và “bất kỳ văn bản nào cũng được hiểu như một không gian đa chiều, nơi có rất nhiều văn bản va đập và xáo trộn vào nhau mà khơng có một cái nào là gốc cả”.

“Quan niệm liên văn bản động chạm tới khá nhiều vấn đề ở phạm vi rất rộng. Một mặt, có thể xem nó như sản phẩm phụ của những phản xạ tự thân của lý luận hậu hiện đại, mặt khác nó nảy sinh trong quá trình phê bình cắt nghĩa thực tiễn nghệ thuật rộng lớn suốt hai chục năm cuối cùng của thế kỷ XX, bao trùm không chỉ văn học mà cịn các loại hình nghệ thuật khác” [9; tr.36].

“Quan niệm liên văn bản gắn bó chặt chẽ với “cái chết của chủ thể” về mặt lý thuyết mà M.Foucault tuyên cáo và sau đó gắn liền với “cái chết của tác giả” do R.Barthes thông cáo [9; tr.33]. R.Barthes đã nhấn mạnh thêm cho khái niệm này một đặc trưng quy phạm, đó là: “Mỗi văn bản là một liên văn bản; những văn bản có mặt trong nó ở các cấp độ khác nhau dưới những hình thái ít nhiều nhận thấy được: những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa thực tại xung quanh” [9; tr.35]. Hoặc nhà ký hiệu học và nghiên cứu văn học Ch.Grivel cũng nói: “Khơng có văn bản ngồi liên văn bản”.

Trên đây là sự liệt kê và tìm hiểu sơ qua những đặc trưng tiêu biểu nhất của văn học hậu hiện đại. Cũng có thể kể thêm đặc trưng dân chủ, đặc trưng cách kể chuyện do nhiều người kể của các tác phẩm văn chương hậu hiện đại... và một số đặc trưng khác. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm rõ thêm những đặc trưng khác đó của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)