Dùng giọng điệu giễu nhại để khắc họa nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 143 - 146)

CHƢƠNG 4 : CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT

4.4. Giễu nhại như là một “nguyên tắc” xây dựng nhân vật

4.4.1. Dùng giọng điệu giễu nhại để khắc họa nhân vật

Rất nhiều tác giả coi giễu nhại như một thủ pháp đắc địa để khắc họa nhân vật. Các tiểu thuyết của Phạm Thị Hồi, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Thuận... dày đặc giọng điệu giễu nhại, qua đó hiện lên một xã hội loạn cờ, tranh tối tranh sáng, trong đó là những con người “mảnh vỡ”, mất niềm tin, vô hồn, cô đơn và trống rỗng. Thông qua thủ pháp giễu nhại, các nhà văn cũng đã khắc họa được một bức tranh toàn cục về sự phần mảnh, phân rã trong tâm thức của con người hiện đại.

hơn của sự phê phán, chống tiêu cực. Như chúng ta đã biết, có thể tiêu diệt cái xấu bằng hình thức phê phán, đả kích. Giễu nhại cũng thực hiện sứ mệnh ấy, nhưng ở phương thức cao hơn, nói một cách cảm tính, thì đó là hình thức đứng từ trên cao để giễu nhại về một sự vật, hiện tượng. “Khi nhại xuất hiện thì chủ thể nhại ý thức được sức mạnh, sự thắng thế của mình trước đối tượng nhại” [15; tr.83].

Nhân vật của Phạm Thị Hoài là đối tượng của những giễu nhại. Hệ thống nhân vật Phạm Thị Hồi như những trị đùa của cuộc sống; và họ tham gia vào trị chơi do chính mình tạo ra. Quang lùn là được tái hiện như một kẻ “tử vì đạo” bởi “cơn cuồng” lý tưởng hi sinh cho đất nước và danh vọng tiến thân bất chấp mọi hoàn cảnh. Quang lùn tự hào: “đeo băng đỏ đứng canh cho thắng lợi của cuộc cải cách tiền tệ lần thứ nhất” [48], “vui sướng chọn ngọn lửa chiến tranh để thắp sáng và tôi luyện mình”. Và anh ta tưởng rằng lựa chọn hiến mình cho Tổ quốc thay vì tình u là một điều vơ cùng cao cả đẹp đẽ: “Tơi u Hồi. Nhưng chúng ta khơng thể để tình yêu lấn át lí trí. Tơi cần ra đi, nhiều nhiệm vụ cấp bách của cách mạng đang đòi hỏi. Giặc bành trướng đang tràn sang. Chúng ta khơng thể ngồi n nhìn chúng giày xéo giang sơn…” [48].

Giễu nhại bao trùm Marie Sến. Tác giả dùng giọng văn tưng tửng với thứ

ngôn ngữ ngọng địa phương và ngôn ngữ lai căng tây tầu lẫn lộn để giễu nhại tồn bộ con người và “tính dân tộc” trong thời kỳ đổi mới. Tất cả những gì liên quan đến con người, thuộc về con người đều là đối tượng để giễu nhại. Trong tác phẩm, khơng khó để bắt gặp những thứ ngôn ngữ địa phương như: nàm việc, mồi nửa,

xích-nơ hay những ngơn ngữ thuộc về chính trị như: tính đảng, tính dân tộc, tính

thời đại, tính chiến đấu, tính cơng khai, tính khách quan, tính giai cấp, tính phê bình, tính cảnh giác, tính nhân loại, tính xã hội, tính nhân dân, tính tập thể, tính kỷ luật, tính khái quát, tính phê phán, ghế Việt Bắc, túi phong lưu, bản sắc dân tộc...

Và đậm đặc hơn cả là thứ ngơn ngữ tây lai căng như: prơ-tít, manh-xờ-lam, si đa,

em xi-rơ, đét xe, phó mát, mác, mác xờ (nghĩa là mác bằng tiếng Tây), hông đa 67, bây bi, gút bai, bách gia chi tử, hen nơ, ai lớp iu, uy ét xì a, kit mi, đờ rim, giấc mộng mê ny... Nhà văn muốn dùng thứ ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ lai căng

để giễu nhại tính “sến”, tính thích “cóp pi” những thứ tây tầu, tính sính ngoại, sính sự sang trọng, sự làm giả hàng ngoại... của không chỉ tầng lớp thị dân, mà cịn là của tồn dân tộc. Chính thứ ngơn ngữ lai căng phiên âm này khiến sự giễu nhại trở nên đặc sắc, lột tả rõ được hiện thực đất nước trong thời kỳ đầu mở cửa.

Giọng điệu giễu nhại của Hồ Anh Thái thường gắn với sự đồng điệu, thấu cảm với những nỗi buồn của con người trong kiếp nhân sinh. Để tái hiện lại thực tế trần trụi của cuộc sống, nhà văn giễu nhại nhân vật bằng giọng văn tưng tửng, lạnh lùng, dường như vơ cảm. Dấu về gió xóa hay SBC là săn bắt chuột là những trang viết đậm chất giễu nhại. Để qua đó là những chiêm nghiệm về cuộc đời và con người, là những xót xa cho những ngang trái bất công, cũng đồng thời ca ngợi và khuyến khích những “thiên lương” ẩn náu trong mỗi cá thể.

Tiểu thuyết Hồ Anh Thái tập hợp những con người mn hình mn vẻ khác nhau trong một xã hội phức tạp, lộn xộn. Để làm nổi bật điều này, Hồ Anh Thái coi sự giễu nhại nhân vật như là một phương thức hiệu quả nhất. Giễu nhại gần như là giọng điệu chủ đạo trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái.

Đây là những nhân vật cơng chức thối hóa biến chất và trống rỗng. Những công chức hiện đại sống một cuộc sống tẻ nhạt, vơ vị, khơng hề có bất cứ chút ý chí hay lịng tự trọng nào. Tạo hình cho những cơng chức nhà nước thì: “vài gã cơng chức trung niên vẻ mặt dâm ngầm trốn giờ làm, lượn lờ gian giảo ngắm những cặp đùi non hớ hênh để hở” [41; tr.3]. Cịn đây là tạo hình cho những quan chức Việt Nam: “ba vạn chín nghìn tổng, chánh, phó giám đốc trong và ngồi quốc doanh đều mù và điếc theo mọi nghĩa” [41; tr.362], rồi cả “những khuôn mặt nhờn căng tanh mỡ... Tất cả các ánh nhìn đều giống hệt nhau. Ngầu đỏ rượu bia tăm tối dâm dục” [41; tr.10].

Nói về giễu nhại, khơng thể bỏ qua Thuận. Có lẽ do học tập, sinh sống và hiện tại đã định cư ở Pháp nhiều năm (người Pháp vốn nổi tiếng về lối châm biếm giễu nhại ngay trong những giao tiếp hàng ngày, với chính bản thân họ), nên giọng văn của Thuận thấm đẫm chất giễu nhại, ngay ở cả những sự việc buồn. Các nhân vật của Thuận, dù đang ở trong những tâm trạng bất ổn, cô đơn, hay đang miên man trong dòng cảm xúc cá nhân, thì cũng vẫn là giọng điệu tưng tửng. Trong

Chinatown, nội tâm nhân vật thì đau đáu buồn, nhưng dịng tự sự của nhân vật vẫn

mang những nét giễu nhại, châm biếm: “Hai mẹ con ra sân bay trời mưa tầm tã. Tôi chạy vào nhà vệ sinh công cộng. Nhà vệ sinh công cộng tôi đã vào ngày lên đường đi Nga. Mười hai năm qua vẫn từng ấy con nhặng xanh ngắt. Nhưng bây giờ tôi đã biết thế nào là xa cách. Mẹ tôi ôm thằng Vĩnh bên ngồi. Tơi đứng khóc bên trong... Bố tơi cố đùa khóc to nữa lên ơng chụp cho hai mẹ con cái ảnh” [115; tr.23]. Made

tửng đầy giễu nhại, dù ngay cả trong những lúc rệu rã, đắng đót, muộn phiền nhất. Sự phân rã của tâm thức nhân vật trong các tiểu thuyết của Thuận là minh chứng rõ nét về sự phân rã, tính phần mảnh và cái hỗn độn chaos của con người hiện đại trước cuộc sống. Ở đó, mỗi con người chỉ là một cá thể đơn lẻ bị cuốn trong trò chơi cuộc đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)