Nhân vật: các “vai diễn” mới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 104 - 110)

CHƢƠNG 2 : LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI

3.5. Nhân vật: các “vai diễn” mới

Nói như Lyotard thì chủ nghĩa hậu hiện đại đang “tìm tịi những luật chơi mới, những phương thức nghệ thuật mới mang tính thử nghiệm” [72; tr.21]. Sự tìm tịi, khám phá những điểm nhìn mới của tác giả trong việc tái hiện lại hệ thống nhân vật cũng có thể coi là một dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết thời kỳ này.

Lý thuyết văn học hậu hiện đại, ngoài việc chỉ ra “cái chết của Chúa”, còn là việc chỉ ra “cái chết của tác giả” mà theo như Derrida thì “trong chừng mực có thể, khuynh hướng giảm thiểu vai trị sáng tạo của tác giả trong tính độc đáo của văn bản văn học, dẫn tới sự tuyên bố biến mất của cái tôi - người kể chuyện (moi - auctotiriel) cũng như “lý do” của việc viết, là phổ biến” [125; tr.229] để từ đó đi tới quan điểm “văn bản tự nó được viết ra, nói cách khác, là quan niệm về “lối viết khơng có lý do”” [125; tr.229]. Nếu soi chiếu quan điểm này vào mối quan hệ giữa nhân vật - tác giả, thì dường như nhân vật là cái tự thân, khơng cịn là cái “được” sáng tác bởi tác giả nữa. Hay nói cách khác, nhà văn không phải là những nhà sáng tạo, mà chỉ đơn thuần là kẻ viết lại (rewrite), ghi chép lại những sự vật hiện tượng và những hoạt động, suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm của mình - đúng như quan niệm rewrite của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học. Tác giả không phải là “bậc sáng thế” ra nhân vật, mà bản thân nhân vật đã tự trở thành kẻ viết nên chính cuộc đời mình.

Các nhà hậu hiện đại quan niệm rằng, trong một văn bản hậu hiện đại thì “quá trình tạo nghĩa thốt ra khỏi sự kiểm sốt của người kể chuyện” [125; tr.237]. Cịn với Roland Barthes, ơng cho rằng đó khơng chỉ là vấn đề “cái chết của tác giả”, mà đó cịn là luận đề về “sự hịa tan của chủ thể”. Nói chung, Roland Barthes “đã loại bỏ ưu thế trong quan niệm về văn bản những gì liên quan tới tính chủ thể người kể chuyện: “Chính bản thân tác giả - vị nữ thần đã được miêu tả khá nhiều bởi các nhà phê bình trước đây - có thể hoặc sẽ có thể, vào một ngày nào đó, trở thành một văn bản tương tự như bất kỳ văn bản nào... Vì vậy, quan niệm về tính chủ thể bị thay đổi - cả trên hai bình diện, cả bình diện nghệ thuật lẫn bình diện tiểu sử...” [125; tr.237-238].

Do vậy, đôi khi chúng ta bắt gặp hiện tượng nhân vật sốn ngơi người trần thuật, ở đó nhân vật chiếm lời, tự biến mình thành người trần thuật. Trong Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà), nhiều khi các nhân vật như Hoàng, Tâm, Nhã, Thủy tự

thay lời người trần thuật để nói lên suy nghĩ của mình. Điều này cũng xảy ra tương tự với Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh hay với Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương. Trong Thoạt kỳ thủy, câu chuyện được miêu tả chủ yếu với giọng điệu của người trần thuật, nhưng xen lẫn vào tác phẩm là giọng điệu của nhân vật Tính: “Nó đấy. Lạnh… Lạnh lắm, mẹ ạ” [87; tr.26-27], hay: “Hiền đừng bỏ đi. Trăng đen, trăng đen không thấy đến” [87; tr. tr.87]... Sự đa dạng, pha trộn giữa giọng điệu của người trần thuật và giọng điệu của nhân vật đã phi trung tâm hóa vai trị của người trần thuật, tạo nên sự đa điểm nhìn về giọng điệu cho tác phẩm. Vai trò của người trần thuật - tác giả bị giảm bớt, thay vào đó là vai trị của nhân vật.

Nếu nhìn trên quan điểm “cái chết của tác giả”, thì tác giả hầu như khơng có vai trị định dạng nhân vật, mà chính nhân vật sẽ tự sáng tạo chính mình. Tuy đây chưa phải là đặc tính nổi trội của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này, nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua những dấu ấn hậu hiện đại khi xem xét các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam. Một số tiểu thuyết giai đoạn này, với đặc trưng đa điểm nhìn, phi trung tâm hóa trần thuật và sự hịa tan của chủ thể đã tạo ra kiểu một số kiểu loại nhân vật với các vai diễn mới.

Ngoài ra, từ quan niệm về “tiểu thuyết trong tiểu thuyết”, chúng ta có thể suy ra quan niệm nhân vật trong nhân vật. Cách xây dựng hệ thống nhân vật với các

điểm nhìn khác nhau dẫn tới các kiểu loại nhân vật trong nhân vật này. Đây chính là dấu ấn của nghệ thuật “đa điểm nhìn” và phi trung tâm hóa chủ thể trần thật trong lý thuyết hậu hiện đại.

Trong Khải huyền muộn, chúng ta bắt gặp chủ đề “tiểu thuyết trong tiểu

thuyết”, ở đó có sự đan xen trộn lẫn nhiều hình thức. Trước hết, là hình thức nhà văn kể về nhà văn và nhân vật. Tiếp theo, tới phiên mình, nhân vật lại kể về chính mình và kể về nhà văn như một đối tượng/nhân vật trong sáng tác của mình - nhân vật đã trở thành tác giả. Ở đó, nhân vật kể về sự tha hóa biến chất của chính mình trong vai nhân vật. Vậy ở đây, nhân vật không đơn thuần là nhân vật - người được sáng tác nữa, mà nó cịn đóng vai trị là tác giả - người sáng tác. Có thể nói đây là sự đổi vai diễn khá ngoạn mục của nhân vật.

Sự lồng ghép nhân vật vào nhân vật như vậy được tạo thành bởi lối cấu trúc đa ngôi thứ, đa điểm nhìn, cũng đồng thời là bởi sự phi trung tâm hóa chủ thể trần thuật. Điều này tạo nên một hệ thống “nhân vật lồng trong nhân vật” đa diện, nhiều

tầng bậc, khiến nhân vật có thể mang các vai diễn khác nhau trong tác phẩm, không nhất thiết chỉ đóng vai trị nhân vật đơn thuần như truyền thống. Đơi khi vai trị của mỗi nhân vật trong tiểu thuyết có độ nhịe mờ khác nhau.

Chúng ta cũng bắt gặp kết cấu tương tự trong China town với chương I’m Yellow, nhưng hơi khác một chút so với mối quan hệ giữa các nhân vật trong Khải huyền muộn. Nhân vật “tôi” trong China town từ một nhân vật chính, trở thành một

nhân vật phụ được nhắc tới trong I’m Yellow. Có nghĩa, nếu như nhân vật tơi trong

China town đóng vai trị là người quan sát và kể chuyện, thì sang I’m Yellow, nhân

vật tơi chỉ cịn là người bị quan sát và bị/được kể chuyện, được nhắc tới. Từ cách xưng “tôi”, nhân vật đã được chuyển thành cách gọi “chị ta”. Sự đổi vai của nhân vật “tôi” và nhân vật “chị ta” như vậy giúp người đọc có cái nhìn đa chiều, tổng quát và khách quan hơn về nhân vật. Nhưng ý nghĩa lớn hơn của “động tác” đổi vai này, đó là nó phản ánh ý thức sáng tác và cá tính của nhà văn trên hành trình “lạ hóa” sáng tác. Sự nhịe mờ trong phân vai nhân vật chính là một trong những biểu hiện rõ nét của đặc trưng đa điểm nhìn và phương thức phi trung tâm hóa chủ thể trần thật của lý thuyết hậu hiện đại.

Trong Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh) có hai nhân vật là nhà văn Bân và Chu Quý. Trong cuộc phiêu lưu tìm lại gốc gác của mình, Chu Quý chợt nhận ra mình chính là nhân vật trong một bản thảo của nhà văn Bân. Thực chất, ở đây tác giả đã đặt nhân vật của mình vào trong một trị chơi: nhân vật tưởng rằng mình là tác giả, có quyền sinh ra nhân vật; nhưng thực chất lại cũng chỉ là nhân vật của một tiểu thuyết. Đây chính là thuộc tính bất định, đa điểm nhìn hậu hiện đại.

Hình thức nhân vật lồng trong nhân vật này cịn có một “biến dạng” khác, đó là hình ảnh “giấc mơ lồng trong giấc mơ”. Thực chất, như khái niệm về nhân vật của GS.Hà Minh Đức thì nhân vật “cịn có thể là những sự vật, lồi vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người” [30; tr.126].

Vậy, giấc mơ của Tính, một người điên trong Thoạt kỳ thủy (Nguyễn Bình Phương) cũng chính là một dạng nhân vật, và nó tạo nghĩa cho tác phẩm. Trong tiểu thuyết này, giấc mơ là thứ thường trực trong tâm trí của Tính, nó là những hình ảnh về máu, về lửa, về trăng, về các sự vật hiện tượng lộn xộn, vô thức đặc thù của thế giới tâm lý người điên. Đặc biệt, trong đó có giấc mơ lồng trong giấc mơ: “Trong

giấc mơ của Tính, Hiền đang ngủ mơ thấy hai con bọ ngựa cắn nhau” [87; tr.51]. Giấc mơ lồng trong giấc mơ này (hay nói cách khác, “nhân vật” giấc mơ này được hóa thân trong một “nhân vật giấc mơ” khác) là trạng thái cao hơn của những giấc mơ đơn thuần, qua đó thể hiện rõ hơn sự lộn xộn, hỗn loạn của ý thức và nỗi sợ hãi trong tâm thức Tính.

Cũng từ dạng thức “tiểu thuyết trong tiểu thuyết” và đa điểm nhìn, chúng ta cịn dễ dàng bắt gặp các cặp nhân vật song trùng, cùng đóng vai trị là người kể

chuyện. Đó là cặp An Mi - Michael Kempf trong Và khi tro bụi của Đồn Minh

Phượng. Đó cũng là hai tuyến nhân vật: tôi - nhà văn - người phụ nữ và tôi - họa sĩ - người đàn ông trong Chinatown của Thuận.

Ngoài ra, với các tiểu thuyết mang dấu ấn hậu hiện đại, chúng ta còn bắt gặp kiểu loại nhân vật - phi nhân vật. Có nghĩa, nhân vật có đóng vai trị tạo nghĩa,

nhưng không hề trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm mà chỉ hiện lên bởi ký ức, hồi tưởng hoặc suy nghĩ của người khác. Có thể tìm thấy kiểu nhân vật này trong T mất

tích, Chinatown của Thuận.

Hoặc, nhân vật vẫn có thể xuất hiện trong tác phẩm, nhưng kết thúc tác phẩm thì bị tiêu biến. Sự tiêu biến các chữ cái của tên nhân vật Khẩn trong Ngồi của

Nguyễn Bình Phương là một dạng thức như vậy. Ở đây, Nguyễn Bình Phương vừa kịp hồn thành cơng cuộc xây dựng nhân vật, thì cũng đồng thời thực hiện triệt để việc tiêu biến nó.

Dù đã cố gắng tìm tịi những vai diễn mới của nhân vật, nhưng tiểu thuyết Việt Nam, dù sao chăng nữa, cũng chưa thực sự hịa mình vào dịng chảy hậu hiện đại trên thế giới bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan, mà đặc biệt là trong mối quan hệ nhân vật - tác giả. Nói theo Lê Huy Bắc thì “nhà văn hậu hiện đại Việt, nhìn chung, thực hiện không triệt để khả năng khơng can dự. Điều này góp phần quy định kiểu người kể điển hình là chưa thực sự khách quan vì muốn “lái” hiện thực theo một dụng ý nhất định. Xem thế, sự khác của văn chương Việt chủ yếu tập trung ở điểm này” [15; tr.311].

Tiểu kết

Nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại của tiểu thuyết giai đoạn này có một đặc điểm chung: trống rỗng, vô hồn, vô định, mất phương hướng - đây cũng chính là trạng thức chung của con người hiện đại, khi sống trong một thế giới kỹ trị, ở đó các

giá trị vật chất lên ngôi, giá trị tinh thần bị coi nhẹ, và mối quan hệ giữa con người với con người trở nên mong manh, rời rạc.

Loại hình nhân vật cơ đơn lạc lõng dẫn tới tha hóa là minh chứng cho sự bất tín nhận thức. Lối đả phá đại tự sự, sự mất niềm tin vào các đại tự sự đã làm xuất hiện sự bất tín nhận thức. Đây là phạm trù thế giới quan tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại. Nó là sự mất phương hướng, khủng hoảng niềm tin vào các đại tự sự, vào các giá trị đạo đức, tinh thần và hệ thống các giá trị cũ; nó đẩy con người rơi xuống vực sâu của những ngờ vực, nghi kị, lạc lõng, cô đơn. Và từ đây, họ trở nên tha hóa, sa vào lối sống hưởng thụ, thực dụng và độc ác.

Kiểu nhân vật dị biệt lại là phương tiện để phản ánh một thế giới bị bóp méo, biến dạng, phần mảnh và hỗn độn. Nhân vật dị biệt phản ánh cái nhìn mới của nhà văn trước cuộc sống. Đó là sự dịch chuyển nhãn quan về thế giới nhân vật. Những thứ thuộc về “ngoại biên” đã dần được tiến tới cái trung tâm nhằm “giải trung tâm” những “đại tự sự”.

Hệ thống nhân vật dị biệt còn là tượng trưng cho cảm quan hỗn độn (chaos) - một cảm quan tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại. Nó cũng đồng thời phản ánh quan niệm sáng tác mới - nơi mà tác giả tiến tới việc bình đẳng hóa mọi hiện tượng sự vật, có cái nhìn đa chiều về hiện thực, dung nạp cả những điều bình thường và những thứ bất thường.

Loại hình nhân vật huyền ảo tâm linh tạo nên một khơng gian huyền ảo siêu thực, nhưng lại có sự gần gũi với hiện thực. Nó phản ánh nhận thức và thái độ của tác giả về một thế giới siêu nhiên, nơi mà các sự vật, hiện tượng có sự bình đẳng với thế giới hiện thực, khơng phải là nơi mà con người không thể lý giải, không thể can thiệp như quan niệm sáng tác cũ.

Loại hình nhân vật Đấng tối cao là dạng thức cao hơn của nhân vật huyền ảo tâm linh. Đề cập đến Đấng tối cao như Chúa, Phật... nhưng lại khơng với mục đích tơn vinh, hướng đến sự cứu rỗi con người, mà nhằm mục đích “giải thiêng”, tiểu thuyết thời kỳ này đã “đả phá đại tự sự” theo tinh thần của chủ nghĩa hậu hiện đại.

Ngồi ra, cịn là dạng thức nhân vật với các vai diễn mới như: nhân vật sốn

ngơi người trần thuật, ở đó nhân vật chiếm lời, tự biến mình thành người trần thuật.

thời là bởi sự phi trung tâm hóa chủ thể trần thuật.

Hoặc chúng ta cịn có các cặp nhân vật song trùng, nghĩa là nhiều nhân vật cùng đóng vai trị người kể chuyện. Và, cuối cùng cịn là dạng thức nhân vật - phi

nhân vật, ở đó nhân vật khơng xuất hiện trong tác phẩm, hoặc có xuất hiện, nhưng

cuối cùng lại bị tiêu biến.

Nhân vật là yếu tố quan trọng khơng thể thiếu trong mỗi tác phẩm. Tìm hiểu về các loại hình nhân vật với những biến đổi trong tâm tư tình cảm, nhân dạng, và cả những vai diễn mới của con người trong thời kỳ hiện đại, chúng tơi muốn qua đó tìm hiểu những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ sau 1986 đến nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)