Nhân vật huyền ảo tâm linh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 94 - 100)

CHƢƠNG 2 : LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI

3.3. Nhân vật huyền ảo tâm linh

Một trong những đặc trưng của thủ pháp xây dựng nhân vật (mà ta sẽ đề cập tới trong chương tiếp theo) là huyền ảo hóa nhân vật. Đây là một trong những thủ pháp đặc trưng của văn chương hậu hiện đại. Tuy nhiên, sự khác biệt của cái huyền ảo hậu hiện đại so với cái huyền ảo của các thời kỳ trước, đó là sự huyền ảo của các nhân vật gắn liền với tư duy của thơ ca, ngụ ngơn và huyền thoại. Bên cạnh đó, cái huyền ảo hậu hiện đại không gây sự sợ hãi, mà gần gũi với cuộc sống thực, bởi các tác giả đã đặt cái huyền ảo hậu hiện đại song song, bình đẳng với cái tự nhiên và cuộc sống xung quanh.

giai đoạn từ sau 1986 đến nay, chúng ta thấy có sự xuất hiện nhiều hơn của các nhân vật huyền ảo, tâm linh. Và những nhân vật huyền ảo tâm linh giai đoạn này cũng có sự gần gũi với cuộc sống đời thường.

Bé Hon trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, bào thai trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh là một dạng nhân vật huyền ảo mang tính thiên thần. Sứ mệnh

của bé Hon và bào thai là đến với cuộc đời để mang lại niềm vui, mang lại chút trong sáng và thiên lương cho cuộc đời, cứu chuộc con người khỏi những lỗi lầm, nghi kỵ, dằn vặt và phiền muộn.

Nhân vật cô gái dở người trong Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh cũng là một nhân vật huyền ảo mang tính thiên thần, nhằm cứu rỗi con người. Cơ và con chim bồ câu mà nhân vật tôi giết chết để ăn là một. Cô đến với cuộc đời để thực hiện nhiệm vụ trao tặng cả phần xác và phần hồn cho nhân vật tơi, rồi sau đó bay về trời. Sứ mệnh của cô là cứu chuộc nhân vật tôi khỏi những suy nghĩ thù hận, và được trải nghiệm những thú vui bản năng khi nhân vật tôi bị bất lực.

Nếu như cái huyền ảo trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và Phạm Thị Hồi mang tính chất đẹp đẽ, bay bổng, thánh thiện với bóng dáng của những thiên sứ (bào thai trong Thiên thần sám hối và bé Hon trong Thiên sứ), thì cái huyền ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương lại mang đậm tính nghịch dị, bí hiểm. Để khai thác thế giới nhân vật trong cõi hỗn loạn mơng lung của tiềm thức, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương dày đặc thủ pháp huyền ảo hóa như vậy. Các nhân vật của Nguyễn Bình Phương là những nhân vật đời thường, nhưng được “tắm” trong sự huyền ảo bởi những câu chuyện xảy ra trong ngôi làng nhỏ bé của họ. Khơng phải làng q bình n với cuộc sống và những cơng việc nhà nơng thường nhật, nhân vật của Nguyễn Bình Phương một cách vơ thức bị cuốn vào một môi trường huyền ảo mơ hồ mà chính bản thân họ cũng khơng biết mình đang đi tìm điều gì?

Tuy vậy, nhân vật huyền ảo của Nguyễn Bình Phương, dù có mang tính chất nghịch dị, bí hiểm, thì cũng vẫn thuộc về đời sống thực của thế giới tự nhiên, không thuộc về thế giới siêu nhiên ngoài tri nhận của con người.

Nhân vật ông già trong Người đàn bà trên đảo (Hồ Anh Thái) mang quà tặng cho nghĩa quân Tần Đắc nhưng lại bị giết chết cũng mang màu sắc huyền ảo của cổ tích, ngụ ngơn. Sau khi ơng bị giết oan, nơi vứt xác ông mọc lên một rừng măng tua tủa, như một ám dụ, rằng bản năng của con người là thứ luôn hiện hữu và không thể

chối bỏ.

Cũng với Hồ Anh Thái, chàng thanh niên trong Trong sương hồng hiện ra

được xây dựng gắn với hiện tượng huyền ảo: trong cơn hôn mê bởi một tai nạn về điện, chàng thanh niên 17 tuổi đã được du hành ngược thời gian để quay trở về quá khứ để chứng kiến một Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ - nơi bố mẹ anh đang sống, yêu với những lý tưởng cao đẹp thời chiến.

Cô gái Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế là nhân vật mang tính huyền ảo của ngụ ngơn: cơ thể cơ có khả năng tự vệ trước bất kỳ sự tấn công, xâm phạm nào - nó nằm ngồi mong muốn của cơ. Đó là ẩn dụ về cơ chế tự bảo vệ bản thân của con người hiện đại trước những hung hãn của cuộc sống. Sứ mệnh của cô là đi trừng phạt những xấu xa của cuộc đời. Kết thúc tác phẩm, để được trở về là con người bình thường, Mai Trừng phải trải qua cuộc “giải phẫu” đớn đau của thể xác với lửa, nước và máu. Lửa, nước và máu cũng là những “nhân vật phụ đề” khá phổ biến của tiểu thuyết giai đoạn này.

Không thể không kể đến hệ thống nhân vật mang đậm màu sắc huyền ảo trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, mà tiêu biểu là hai nhân vật nữ Nhuệ Anh và Ngạn La. Cả hai như là hiện thân của sứ trời, bị đày xuông thế gian, chịu mọi dày vò, tủi nhục và đớn đau để cứu chuộc con người. Hình ảnh hai nữ nhân vật được gắn liền với lửa và nước tạo nên những khung hình huyền ảo lộng lẫy và rực sáng cho cả tiểu thuyết.

Ở trên chúng ta vừa đề cập đến những “nhân vật phụ đề”. Dựa vào việc khảo sát tiểu thuyết giai đoạn này, chúng tơi nhận thấy có một số nhân vật, biểu tượng, hình ảnh và các phụ đề nhưng lại được xây dựng thành những thực thể huyền ảo, trở thành nhân vật trong tác phẩm, tạo nghĩa cho tác phẩm. Nhà nghiên cứu Hồng Cẩm Giang cũng đưa ra loại hình nhân vật ký hiệu biểu tượng như một kiểu loại đặc trưng của văn chương hậu hiện đại. Cũng dựa trên cơ sở đó, chúng tơi phân tích một số biểu tượng, nhân vật, hình ảnh và các phụ đề được huyền ảo hóa trở thành nhân vật tạo nghĩa trong tác phẩm:

- Nhân vật hồn ma: hồn ma trở thành một loại hình nhân vật khá phổ biến ở

tiểu thuyết giai đoạn này. Tuy nhiên nhân vật hồn ma không gây ấn tượng sợ hãi đối với người đọc, mà khiến chúng ta nhận ra sự tương đồng giữa thế giới nội tâm và cuộc sống của hồn ma với thế giới hiện thực. Hồn ma - cũng giống như con người

trần thế - có suy nghĩ, xúc cảm, biết vui buồn, biết thù hận. Do vậy mà nhân vật hồn ma không gợi nên ấn tượng về một thế giới siêu nhiên mà con người không thể nắm bắt, ngược lại, hết sức gần gũi với cuộc sống đời thường.

Đó là hồn ma chú bộ đội với tính cách tinh nghịch, hay hiện về nói chuyện vui với người trần, hay hồn ma người đàn bà nhiễm HIV làm tình với Giáo Sư trong SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái.

Đó cũng là hồn ma trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh làm bạn với chú bé mồ côi và kể cho nó nghe những câu chuyện bí mật của cõi người mà chỉ cõi siêu nhiên mới có khả năng nhận biết. Ở đây, hồn ma trở thành một biểu tượng cho bóng tối của cái ác, và, cuối cùng là sự thua cuộc của cái ác đối với ánh sáng của chân thiện mỹ.

Đó cịn là hồn ma Chi trong Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng. Hồn

ma Chi luôn song hành cùng nhân vật Mai trở về cuộc sống thực tại để trả thù người cha về việc đã giết mình khi mới tròn hai tháng tuổi. Cũng giống như con người, hồn ma Chi cũng có nội tâm, suy nghĩ riêng, Chi biết thù hận, biết cách đánh lạc hướng, biết dùng những tiểu xảo tâm lý để dẫn dắt Mai trả thù cha thay cho mình.

Có cả thế giới hồn ma trong Những đứa trẻ chết già (Nguyễn Bình Phương). Hồn ma trong tiểu thuyết này hồi tưởng và kể lại cho nhau nghe về quá khứ khi còn sống, kể lại chuyện tại sao họ chết... và có một điều chúng ta nhận thấy ở những hồn ma này, họ cũng mang suy nghĩ riêng, và nội tâm của những hồn ma ấy cũng là những nỗi buồn lằng lặng của kiếp nhân sinh.

Đó cịn là hồn ma của Hiếu trong Mình và họ - nhân vật của chuyến xe

xuống. Đã chết, nhưng Hiếu vẫn ngồi cạnh Trang, nắm tay Trang, chứng kiến mọi đối thoại và vẫn có những suy nghĩ, hồi tưởng của riêng mình.

Như vậy, một đặc điểm nổi bật của nhân vật huyền ảo hồn ma, đó là sự tồn tại song song, bình đẳng với thế giới hiện thực. Đây chính là biểu hiện của cái huyền ảo hậu hiện đại - nơi mà thế giới siêu nhiên và thế giới tự nhiên là một, khơng có sự phân biệt.

- Biểu tượng về vật: gồm các con vật, ánh trăng và nước, máu và lửa... đó là

những biểu tượng về vật được huyền ảo hóa, trở thành một nhân vật có chức năng tạo nghĩa cho tác phẩm.

Con cú trôi sông trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương là biểu tượng cho cái ác, vận xui và cái chết. Mở đầu tác phẩm, con cú rơi xuống sông, nhưng rồi trong q trình mở thắt của cốt truyện, dần dần nó khuất phục dịng sơng, và bay lên ở cuối tác phẩm. Hình ảnh con cú biểu hiện cho một xã hội loạn cờ, nơi mà các giá trị tốt đẹp của xã hội dần mất đi, thay thế bằng những thế lực đen tối với sự lên ngôi của cái xấu, cái ác.

Hình ảnh con nghê hay dấu chân của con quái thú trong Những đứa trẻ chết

già của Nguyễn Bình Phương cũng tượng trưng cho cái xấu và ác tồn tại trong xã

hội, đồng thời còn là tượng trưng cho lịng tham vơ đáy của con người, khi tất cả đều bị cuốn theo cuộc truy tìm kho báu bằng mọi cách, thậm chí đi ngược lại luân thường đạo lý hay giết hại lẫn nhau. Mà thực chất kho báu ấy lại không hề tồn tại, chỉ là một đồn thổi của quá khứ.

Ánh trăng và nước cũng trở thành những vật được huyền ảo hóa. Sở dĩ chúng tơi đặt hai hình ảnh ánh trăng và nước gần nhau, là bởi trăng và nước tượng trưng cho sắc thái lạnh, và sự ma quái.

Đó là dịng nước mà con cú ngã xuống trong Thoạt kỳ thủy hay dòng Linh

Nham ầm ì, biến dạng báo hiệu những biến động của làng Phan. Đó cũng là ánh trăng ma quái trong tâm thức của Tính - nhân vật điên của Thoạt kỳ thủy. Ở đây,

nước và trăng tượng trưng cho sự âm tính, khiến con người lạnh lẽo, sợ hãi và cô đơn, và trở nên điên loạn khi khơng thể tìm thấy được chút hơi ấm giữa cuộc sống đời thường.

Tuy nhiên, nước đơi khi cịn là tượng trưng cho sự tẩy trần và thanh sạch. Trong Thiên sứ của Phạm Thị Hồi, hình ảnh nước như một phép xức dầu để tẩy rửa mọi tội lỗi cho cơ bé Hồi. Nước cũng tẩy rửa mọi tội lỗi cho Mai Trừng trong Cõi

người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) để cơ được trở về với chính bản ngã của

mình, được sống một cuộc sống đời thường bình dị với tình yêu, và thậm chí, cả những tổn thương.

Dịng nước sơng Hằng ngàn đời gắn với lễ rửa tội cũng xuất hiện trong Đức

Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái. Người ta lội xuống dịng sơng Hằng, tắm và cầu nguyện. Người ta thả tro người chết xuống dịng sơng, hoặc thả xác người thân xuống sông để người chết trở nên thanh sạch, trở về cõi trời. Ở đây, nước trở thành biểu tượng của nữ thần, tẩy rửa đi những ô uế, đớn đau của kiếp

người.

Đặc biệt, nước trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo chính là tượng trưng cho sự thiên lương và thanh sạch. Nhân vật Nhuệ Anh trong cơn cuồng nộ của ngọn lửa, đã ngửa mặt cầu mưa. Và mưa thật sự rơi xuống xóa đi mọi khổ đau của kiếp nhân sinh. Mưa cũng là hình ảnh gắn liền với Ngạn La. Với hình ảnh Ngạn La bay về trời cuối tác phẩm, nước đã hồn thành sứ mệnh tẩy trần.

Nước cịn là một thực thể để con người soi chiếu bản thân mình. Nhân vật tơi trong Và khi tro bụi của Đồn Minh Phượng đã có những chiêm nghiệm về sự vô hồn vô nghĩa của bản thân và của kiếp người với hình ảnh dịng nước: “Cuộc đời tơi bị cắt thành nhiều đoạn, và cứ ở mỗi khúc quanh, tơi lại xóa đi cái đoạn trước đó. Có khi tơi ra sơng, nhìn dịng nước chảy êm xi, trăm năm vẫn một dịng liền lạc, tơi nghĩ dịng sơng có trí nhớ cịn tơi thì khơng” [89; tr.118]

Bên cạnh việc huyền ảo hóa con vật, ánh trăng và nước, thì tiểu thuyết giai đoạn này còn xây dựng nên những nhân vật phụ đề huyền ảo máu và lửa. Tương tự như ánh trăng và nước, sở dĩ chúng tôi đặt hai biểu tượng này gần nhau, vì chúng cùng là màu đỏ, tượng trưng cho sự ấm nóng, dữ dội.

Lửa thức tỉnh Mai (Mưa ở kiếp sau - Đoàn Minh Phượng) khỏi bị chết cháy khi ngất đi trong căn phịng tiếp khách làng chơi ở Mn Hoa; lửa trở về trong giấc mơ của Hiếu để báo mộng sự chết cháy của Trang; lửa tố cáo sự tàn ác và hủy diệt của chiến tranh (Trong sương hồng hiện ra - Hồ Anh Thái hoặc Mình và họ, Thoạt

kỳ thủy - Nguyễn Bình Phương).

Với nhân vật Tính trong Thoạt kỳ thủy, cùng với nước, máu và trăng, lửa

cũng là hình ảnh có mật độ xuất hiện dày đặc trong tác phẩm. Lửa trở đi trở lại, thành nỗi ám ảnh trong tâm thức của Tính.

Lửa cũng đồng thời gắn với hình ảnh giàn thiêu nhằm thực hiện các nghi thức tôn giáo. Đức Phật, nàng Savitri và tôi dày đặc hình ảnh lửa. Hình ảnh ngọn lửa ở đây gắn với ý nghĩa trừng phạt và tế thần - một trong các tập tục man rợ nhất của loài người từ cổ xưa.

Tương tự, hình ảnh lửa trong Giàn thiêu - Võ Thị Hảo tượng trưng những dục vọng và cuồng loạn của kiếp người. Cùng với với hình ảnh nước trong tác phẩm, lửa là tượng trưng cho phạm trù tâm lý, nhưng cũng đồng thời nó là tượng

trưng cho phạm trù vật lý, nó đốt cháy những người cung nữ trên giàn thiêu. Hình ảnh lửa trong tác phẩm hiện lên dữ dội, vật vã. Nó đốt cháy vạn vật, để khởi đầu cho sự tái sinh.

Khi huyền ảo hóa các hình ảnh, biểu tượng, “nhân vật phụ đề”, khiến chúng trở thành các nhân vật tạo nghĩa cho tác phẩm, phải chăng các nhà văn cũng đang dần “giải trung tâm” các đại tự sự, để hướng tới các tiểu tự sự, để đưa các hiện tượng ngoại biên tiến dần vào bên trong, xóa đi khoảng cách giữa ngoại biên-trung tâm?

Nhân vật huyền ảo tâm linh tạo nên một không gian huyền ảo siêu thực. Nó phản ánh nhận thức và thái độ của tác giả về một thế giới siêu nhiên, nơi mà các sự vật, hiện tượng ở đó đều có sự bình đẳng với thế giới hiện thực, khơng phải là nơi mà con người không thể lý giải, không thể can thiệp như quan niệm sáng tác cũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)