Xu hướng đề cao tính thân xác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 121)

CHƢƠNG 4 : CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT

4.2. Tính nhục thể: phương tiện xây dựng nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại

4.2.1. Xu hướng đề cao tính thân xác

Đề cao tính thân xác là thủ pháp mà nhà văn sử dụng để xóa bỏ ranh giới giữa đời sống bên trong và bên ngồi của thế giới tâm lý, xóa bỏ khoảng cách ranh giới giữa nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính. Theo các nhà hậu hiện đại, lý tính và cảm tính đều xuất phát từ cùng một cơ thể sống, vì vậy, khơng có cái đơn thuần nhận thức lý tính, cũng như khơng có cái duy nhất nhận thức cảm tính ở một cá thể. Từ

nhận thức này, họ đề cao tính dục, tính thân xác của ý thức, coi nó như một diễn ngơn quan trọng trong việc xác lập hệ thống những hành vi, ý thức, giá trị của con người.

Đã từng có thời kỳ văn chương coi tình dục và những vấn đề liên quan đến dục tính là lãnh địa cấm. Sau này với những cuộc cách mạng trong nhận thức và sáng tác, cùng với ý thức giải phóng con người cá nhân, văn chương bắt đầu khai thác đề tài này. Đề cập đến những vấn đề thuộc tính dục của con người là cách hiệu quả nhất, sở dĩ như vậy là bởi nó là phần bản năng nguyên thủy và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của loài người. Loài người trở nên “phì đại”, có mặt trên khắp thế giới như ngày nay là do bản năng tính dục có từ thời sơ khai. Nó là yếu tố quan trọng để con người nói riêng và các loại động vật nói chung duy trì nói giống. Tuy nhiên khi đề cập đến tính nhục thể, các nhà văn khơng đơn thuần muốn nói về cơng cuộc giải phóng cá nhân hay ca ngợi sự tự do mà điều họ muốn diễn giải, đó là ý thức về cõi cơ đơn bất tận mà con người cá nhân phải đối mặt giữa hiện thực thậm phồn, giữa những phì đại của kỹ trị và khoa học. Họ rơi vào trạng thái bất khả của nhận thức. Con người cá nhân bị giam cầm trong chính cái mà họ tưởng là tự do, rơi vào cái gọi là “bi kịch tinh thần”, bởi khi giải phóng bản thân mình trong tình dục, coi đó là phương thức của sự giải thốt thì cũng đồng thời là lúc con người trở nên phụ thuộc, thảm bại trong lối sống phóng khống nhưng vơ nghĩa của mình. Bội thực với tự do tình dục cũng là lúc con người chết đói trong sự thiếu vắng của tình u nói riêng và tình người nói chung. Đây chính là tâm thức của con người hậu hiện đại.

Trong Thoạt kỳ thủy (Nguyễn Bình Phương), nhân vật Hiền gánh nỗi khổ truyền kiếp của người phụ nữ, nỗi khổ phận đàn bà sinh-ra-để-khổ. Đã cố gắng từ thụ động đến chủ động gợi ý, Hiền vẫn không được thỏa mãn trong đời sống vợ chồng vì Tính là người điên, khơng có ý niệm gì về thân xác. Nhân vật Hiền khơng được hiện lên qua chiều kích của tính cách hay hình dáng, cũng khơng bởi những suy nghĩ, trăn trở của cuộc sống thường nhật. Ở tiểu thuyết này, các cơ chế tinh thần của nhân vật Hiền đã được đồng hóa giữa ý niệm về dục tính. Hay nói cách khác, ý niệm về dục tính đã chốn tồn bộ thế giới tinh thần của nhân vật. Khi đề cập đến sự thiếu vắng của đời sống vợ chồng, Nguyễn Bình Phương muốn nói đến sự thiếu vắng của các mối liên hệ giữa con người và con người trong cuộc sống.

Tương tự trong Người đi vắng, tính thân xác được xem là trạng thái sống có ý nghĩa nhất đối với các nhân vật như Hoàn và Cương. Điều này cũng xảy ra tương

Đó là những miêu tả về cuộc truy hoan tay ba giữa nhân vật Giáo Sư, nàng Chủ Nhà và chàng tình nhân trong Dấu về gió xóa. Một cuộc truy hoan xảy ra tình cờ và vô nghĩa, bởi giữa họ từ trước tới nay khơng có mối liên hệ nào với nhau, ngoài trừ việc Giáo Sư là người đang thuê nhà của nàng Chủ Nhà. Hồ Anh Thái muốn nhấn mạnh đến sự hư vơ của con người hậu hiện đại: khi tình dục được giải phóng q đà, nó dẫn đến sự vơ nghĩa.

Tính dục trong Người đàn bà trên đảo của Hồ Anh Thái là biểu tượng của những gì lộn xộn, phức tạp nhất của nhân cách. Những người phụ nữ trở về sau cuộc chiến tranh đã đi theo tiếng gọi của dục tính, họ cặp với những người đàn ông từ bên kia bờ sông, dù họ biết rằng họ khơng thể tìm được một người đàn ơng cho riêng mình hay một gia đình riêng ở một nơi gần như “hoang đảo”, lại chỉ toàn phụ nữ. Những ham muốn của họ không thể đơn giản định nghĩa. Tính thân xác của ý thức ở đây không chỉ đơn thuần là sự chiều theo bản năng xác thịt, mà cịn được đồng hóa với mong muốn được làm mẹ. Như vậy, ở đây vấn đề được Hồ Anh Thái đề cập là: bản năng làm mẹ và vấn đề tồn vong của loài người.

Nỗi ám ảnh, thiếu thốn thân xác cũng được nhà văn tái hiện lại dưới một “ngụ ngôn thời hiện đại”, khi kể về truyền thuyết nghĩa quân Tần Đắc. Tần Đắc là thủ lĩnh của một nhóm nghĩa quân chống Pháp. Ông đã nổi giận và ra lệnh chém đầu qn lính của mình khi biết họ làm nhục một cô gái địa phương, bởi “họ chỉ được quyền nhớ một điều: đó là báo thù giặc. Mọi khao khát, ham muốn, dục vọng đều phải tuyệt diệt” [104; tr.6]. Cũng bởi nỗi ám ảnh của sự cấm đoán mà họ nhất quyết cho rằng món q của một ơng già (gồm hai quả mít và một cây măng) là biểu tượng của dương vật, cho rằng ông già muốn làm nhụt chí họ, cố làm sa ngã họ, nên họ đã giết ông già. Những ẩn ức tâm lý của dục tính bị kìm nén đã lấn áp và trở nên mạnh hơn lý trí. Qua đó có thể thấy được sự đề cao tính thân xác: khi thể xác khơng được giải phóng, tất yếu dẫn tới sự cùng quẫn của lý trí.

Ngay cả nàng Savitri - một cơng chúa đáng lẽ phải có một lối sống nghiêm túc cũng hồn tồn bị cuốn theo sự ham muốn của thân xác, dù rằng nàng là một con người quả cảm với cá tính mạnh mẽ. Có kiến thức từ Dục lạc kinh, nàng hiện

thực hóa nó trong cuộc sống của mình. Cả cuộc đời nàng là một cuộc truy đuổi xác thịt với mong muốn tột bậc, có phần “điên rồ”, là chiếm đoạt được thân xác của Đức Phật.

Tính thân xác được đẩy đến độ phi nhân tính, là khi con người ta bỏ qua những quá trị đạo đức và nhân tính để chìm vào bản năng. Đó là nhân vật bà mẹ trong Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái. Bỏ qua mọi giá trị đạo đức và tinh thần, bỏ qua cả cảm xúc của đứa con gái nhỏ, bà mẹ ấy chạy theo dục vọng thấp hèn, đến mức khơng cịn một chút phẩm hạnh nào.

Đó cũng là Trần Bình (Cơ hội của Chúa - Nguyễn Việt Hà) đã khơng chỉ chung đụng bồ nhí với chính bố đẻ, mà cịn dùng đủ các mánh khóe đê tiện nhất để giành giật người yêu từ anh trai bạn, chiếm đoạt em gái bạn. Trần Bình đã mất đi hẳn nhân tính, chỉ cịn lại thú tính, dường như cuộc sống của hắn hoàn toàn bị chi phối bởi bản năng.

Hay như nhân vật người cha của chị em Mai và hồn ma Chi (Mưa ở kiếp sau - Đồn Minh Phượng), hắn ngoại tình với mẹ của Mai khi bà mới 17 tuổi. Và trong một đêm nằm giữa mẹ của Mai và dì Lan, hắn đã chiếm đoạt ln cả dì Lan - khi ấy mới chỉ là một cô bé gần 15 tuổi. Để lại hậu quả là cả hai chị em đều sinh hạ hai đứa con gái mà hắn đã nhẫn tâm bỏ rơi, độc ác hơn, đưa cho tên lái xe giết chết Chi - đứa con gái mới 2 tháng tuổi, khi dì Lan bế đến trả hắn vì hai chị em dì Lan quá nghèo, không thể nuôi cả hai đứa trẻ cùng một lúc. Dục tính của người cha hồn tồn đi theo bản năng, nhưng lại rất khôn khéo và tỉnh táo. Ông ta thường xuyên hưởng thụ thú vui thân xác với những cô gái trẻ đáng tuổi con gái mình, nhưng khơng hề yêu họ. Chỉ đơn thuần là những cuộc mua bán giữa tiền và thân xác. Khơng có tình cảm, cũng khơng cần xét đến đạo đức.

Tương tự, tiểu thuyết 3.3.3.9.Những mảnh hồn trần của Đặng Thân dày đặc các yếu tố tính dục, đi sâu vào tính thân xác. Ở tiểu thuyết này, cuộc sống của các nhân vật cũng hoàn tồn bị chi phối bởi dục tính.

Đó là những mối quan hệ đơn thuần bởi thân xác giữa nhân vật Mộng Hường và Nguyên “sân”, Mộng Hường và Dương Đại Nghiệp - một “ông trùm buôn bán quần áo ở Thâm Quyến” [108; tr.266], Mộng Hường và Judah - Schditt. Ý thức đạo đức đã hoàn toàn bị dẫn dắt bởi ham muốn của thân xác. Mục đích cuộc sống của họ chỉ xoay quanh thế giới nhục cảm, ý nghĩa duy nhất trong cuộc sống của họ là làm sao để thỏa mãn bản năng.

Đáng sợ nhất, để phục vụ cho ham muốn nhục dục, họ sẵn sàng dùng những món “thuốc bổ” khơng thể ngờ tới: bánh bột hấp với nhân thịt thai nhi, hay “đến

Trung Quốc không bao giờ Hường quên ăn món bánh bao hay canh hài nhi” [108; tr.254]. Họ coi rằng đó là những thứ bổ nhất cho sinh lý của cả nam và nữ. Như vậy, tuyệt đối hóa ham muốn thân xác, họ trở nên tha hóa về mặt ý thức đạo đức. Nhân cách của họ hoàn toàn bị chi phối dẫn dắt bởi ham muốn nhục dục.

Ngay đến cả sư nữ Thích Tâm Chân cũng bỏ chùa đi lấy chồng, nhưng điều bi kịch là ở chỗ đời sống vợ chồng của họ không mấy vui vẻ. Tâm Chân đã bán hết tài sản để đưa chồng vào viện khôi phục lại khả năng đàn ơng. Nhưng tất cả ngồi mọi mong đợi của họ. Đến mức sau cuộc phẫu thuật, Tâm Chân phải “đành nghĩ cách đi tìm gái điếm cho Sơn” [108; tr.174]. Bi kịch nhất của sự khơng được giải thốt bản năng chính là sự bất lực. Mà theo như Lê Huy Bắc thì “bi đát nhất của con người mang tính người nhất chính là bất lực giới” [15; tr.243].

Hoặc như nhân vật Hằng và Hiếu (Mình và họ - Nguyễn Bình Phương) quan hệ với nhau khi họ vốn là chị dâu em chồng. Đó là sự loạn ln, nhưng khơng thấy nhân vật băn khoăn, day dứt hay cảm thấy tội lỗi.

Những chấn thương hoặc ám ảnh từ khía cạnh tinh thần đôi khi khiến nhân vật tự chối bỏ bản năng, tính nhục thể của mình. Tính trong Thoạt kỳ thủy (Nguyễn Bình Phương) do bị chấn thương tự nhiên về mặt tinh thần, bị tâm thần từ khi mới sinh, đã khơng có khả năng của một người đàn ơng. Nhân vật “ông” trong Những đứa trẻ chết già khi còn thanh niên đã tạm thời mất đi khả năng đàn ơng trong hồn

cảnh được Xoan - cô gái mà ông thầm ngưỡng mộ dâng hiến. Sự bất lực ấy có nguyên nhân bởi những ám ảnh của tâm thức, từ giấc mơ đầy nhục cảm của ông. Trong giấc mơ ấy, “Xoan ngửa mặt, mắt lờ đờ nửa điên nửa dại và cơ rùng mình tru lên” [87; tr.149]. Đó là nỗi ám ảnh về một thế giới điên loạn của ma quỷ. Giấc mơ trở thành nỗi ám ảnh, đến mức sau này đã đẩy ơng vào tình trạng bất lực thực sự dù trải qua hai đời vợ. Cũng chính nỗi ám ảnh đó đã khiến ông không bao giờ được làm bố.

Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái không thể yêu vì cơ chế phản ứng đặc biệt của cơ thể: bất kỳ ai muốn đụng tới cô, xâm hại cơ - dù sự xâm hại ấy có thể xuất phát từ tình u thực sự. Tất cả mọi sự xâm hại đều bị trừng phạt, thậm chí đã rất nhiều lần dẫn đến những cái chết. Cơ chế phản ứng của Mai Trừng từ đâu mà có? Hồ Anh Thái khơng lý giải ngun nhân, nhưng chúng ta ngầm hiểu rằng, nó là ẩn dụ về một cơ chế phản xạ tự nhiên bởi chấn thương của

nhân vật khi đứng trước hiện thực cuộc sống đầy rẫy nhục dục, trước những người đàn ông xung quanh nhân vật Mai Trừng. Nhưng kèm theo nó là sự trả giá, nó cho cơ quyền trừng phạt những kẻ xâm hại, nhưng cũng đồng thời tước đi ở cô niềm hạnh phúc được cảm nhận những khoảnh khắc giao cảm thể xác đối với người cơ u. Nó ngầm ẩn dụ cho sự ám ảnh, chấn thương tâm lý dẫn tới sự chối bỏ bản năng của nhân vật Mai Trừng.

Có thể thấy, những ám ảnh và những chấn thương tinh thần về mặt dục tính đã phá vỡ toàn bộ cuộc sống của con người, khiến họ mất mát vô cùng tận, trở nên lệch lạc thiếu khuyết. Sự khiếm khuyết dục tính vừa là biểu tượng của những mất

mát cá nhân, vừa là dự báo cho những đổ vỡ nhân sinh đang xảy ra trong đời sống hiện đại.

Đề cập đến sự khiếm khuyết dục tính, bất lực giới chính là cách nhà văn đề cao vai trị của tính thân xác, cho tính thân xác một chỗ đứng quan trọng bên cạnh lý tính. Tính dục khơng tách rời với cơ chế tinh thần nữa, thậm chí nó cịn là nền tảng cho toàn bộ hành động của nhân vật.

Xu hướng đề cao tính thân xác được thể hiện khá nhiều trong các sáng tác

tiểu thuyết thời kỳ sau 1986 đến nay. Có thể tìm thấy yếu tố tính dục đậm đặc trong các tiểu thuyết như Cõi người rung chuông tận thế và Người đàn bà trên đảo hoang (Hồ Anh Thái), Thoạt kỳ thủy và Người đi vắng (Nguyễn Bình

Phương), Pari 11 tháng 8, Vân Vy, T mất tích (Thuận) hay Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh)... Qua vấn đề tính dục, nhà văn soi chiếu vào tâm hồn mỗi con người, mở ra những tri nhận về mối quan hệ đồng nhất giữa tính nhục thể và thế giới tinh thần của nhân vật.

4.2.2. “Giải trung tâm” tính nhục thể của đàn ơng

Nếu như có đại tự sự thì sẽ có giải tự sự. Thế giới đa cực, phi trung tâm là những biểu hiện rõ nét của chủ nghĩa hậu hiện đại. Nó gắn liền với “cái chết của đại tự sự” hay “cái chết của chủ thể”. Giải trung tâm hóa (hay phi trung tâm hóa - la décentraliation) là thuật ngữ được Lyortad đưa ra nhằm tạo ra các đa trung tâm, “nghĩa là các trung tâm tồn tại đồng thời, không loại trừ nhau” [125; tr.16]. Với xu hướng phi trung tâm, “người đọc sẽ rơi vào trạng thái bất định mà nguyên lý bất định đã được Heisenberg đưa ra. Trạng thái bất định đó cũng là hiện thực của cuộc sống đương diễn ra” [125; tr.18].

Xu thế giải trung tâm cũng khơng loại trừ khả năng giải trung tâm cả tính nhục thể, mà cụ thể ở đây là giải trung tâm tính nhục thể của đàn ông. Như chúng ta đã biết, trên thế giới, chế độ nam quyền là một thực tế hiện hữu trong cuộc sống. Việc “trung tâm hóa” đàn ơng tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Đàn ơng ln là người có quyền lực tối thượng, có vị trí cao hơn phụ nữ, đặc biệt trong tình dục, đàn ơng dường như có tất cả mọi đặc quyền của một “con đực truyền giống”, thời xa xưa họ có quyền năm thê bảy thiếp, thời hiện tại họ cũng vẫn đóng trai trị chủ động trong các mối quan hệ nam nữ. Những chuẩn mực quy tắc hay những rào cản trong tính dục thực chất chỉ để áp dụng với phụ nữ. “Đến Chúa khi khai sinh con người cũng nặn gã đàn ông Adam trước rồi sau mới đến Eva...” [15; tr.245]. Thậm chí về sau này, trong những tác phẩm đề cao “tính nữ quyền”, tính dục vẫn là một khái niệm không được nhắc đến. “Do vậy khi hậu hiện đại đề xuất phi trung tâm hóa, thì đồng nghĩa với việc “giải trung tâm đàn ông trước tiên trong tác phẩm văn chương” [15; tr.245].

Vậy, văn học hậu hiện đại với đặc trưng “giải trung tâm” đã giải trung tâm vai trị của đàn ơng, đặc biệt trong tính nhục thể. Giải trung tâm tính nhục thể thể

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)