Huyền ảo hóa nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 130)

CHƢƠNG 4 : CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT

4.3. Huyền ảo hóa nhân vật

Mặc dù có nhiều kỹ thuật khác nhau để trình diễn văn bản, văn chương từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 vẫn sử dụng thủ pháp huyền ảo hóa như một cách thức biểu hiện quan trọng của thi pháp. Tuy nhiên, cái huyền ảo của văn học hậu hiện đại khác với cái huyền ảo văn học cũ, đó là các nhà văn dùng đến thủ pháp này, nhưng là để “giải thiêng” chính sự huyền ảo, tạo nên sự gần gũi giữa huyền ảo với đời thường. Trong khi cái huyền ảo cũ là để tuyệt đối hóa sự huyền ảo, nhằm tạo ra một thế giới hoàn toàn khác biệt với thế giới hiện thực của con người.

Với các nhà văn Việt Nam hiện nay, khơng tìm đến nhân vật bằng những thủ pháp cũ (xây dựng nhân vật qua ngoại hình chi tiết và tính cách rõ ràng) dẫn tới một hiện thực, là họ đã làm mờ đi hoặc “thủ tiêu” nhân vật của mình. Nhưng nhân vật lại là một thành tố không thể thiếu để cấu trúc nên tác phẩm, nên để tái hiện lại thế

giới nhân vật, họ viện tới thủ pháp huyền ảo hóa. Thực tế trong văn học Việt Nam từ trước 1986, thủ pháp huyền thoại hóa hầu như chưa được sử dụng nhiều, thậm chí cho đến tận sau những năm đổi mới 1986. Tuy nhiên từ trước những năm 2000 cho đến nay, dù chưa thực sự trở thành một trào lưu, khuynh hướng, nhưng các nhà văn cũng để lại cho mình những dấu ấn riêng với thủ pháp này.

Theo Lê Huy Bắc, khuynh hướng huyền ảo là một trong năm khuynh hướng tiêu biểu nhất của văn học hậu hiện đại. “Nền tảng triết học của “huyền ảo” được đặt trên quan niệm thế giới được tri nhận của con người khơng đơn thuần là những

tri thức lí tính mà cịn là tri thức của những linh cảm, tiên cảm, trực cảm...” [15,

tr.69]. Ông cũng đưa ra những đặc trưng cơ bản để khu biệt cái huyền ảo trong văn chương hậu hiện đại. Theo ông, huyền ảo hậu hiện đại có sự khác biệt so với thời kỳ trước, đó là “yếu tố ma quái, kinh dị được giảm thiểu đến mức tối đa và chúng không hề gây tâm lý hoang mang sợ hãi trong lòng người đọc” [15, tr.69]. Cũng theo tác giả thì: “Mĩ học hậu hiện đại cho phép con người thoải mái sinh hoạt, giao tiếp qua những mơi trường và hồn cảnh mà trong đời sống thực thì khơng thể nào tương thông” [15; tr.70].

Hơn thế, ở chủ nghĩa hậu hiện đại “chỉ có một thế giới, đó là thế giới của thực tại, ở đó cái siêu nhiên và tự nhiên tồn tại bình đẳng bên nhau” [6; tr.82].

Lê Huy Bắc cũng đưa ra sự phân định cái huyền thoại (mythical), cái huyền ảo (fantastic) và cái kỳ ảo (magical) trong nghiên cứu “văn học huyễn ảo” - với tư cách là một kiểu sáng tác văn học huyễn ảo. Tuy nhiên theo cách nhìn nhận của chúng tơi, cái huyền thoại, tự bản thân nó đã có thể bao chứa cả yếu tố huyền ảo và kỳ ảo. Vậy, vấn đề đặt ra, là có sự khác nhau như thế nào giữa cái huyền ảo và cái kỳ ảo? Tác giả Phan Tuấn Anh trong luận án Nghệ thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Gabriel

García Márquez đã giúp chúng ta có cái nhìn khá rõ ràng và cụ thể về vấn đề này, tác

giả đã nêu ra những đặc trưng khác nhau của cái huyền ảo và cái kỳ ảo dựa trên tính chất và phương thức biểu hiện của từng loại. Theo đó thì cái huyền ảo là đặc trưng của lý thuyết hậu hiện đại, còn cái kỳ ảo là đặc trưng của lý thuyết hiện đại.

Dựa vào chuyên luận Dẫn luận văn chương kỳ ảo của T.Todorov cùng những quan điểm của M.Calinescu, J.Delumeau, B.Barere hay P.G.Castex... Phan Tuấn Anh đã chỉ ra 8 đặc trưng của cái kỳ ảo và cái huyền ảo và được tập hợp lại qua bảng so sánh sau đây:

S

TT Cái kỳ ảo Cái huyền ảo

1 Được xây dựng trên giọng điệu lưỡng lự (l‟hésitation)

Xuất hiện một cách tự nhiên, mà người trần thuật sử dụng giọng điệu bình thản, khơng do dự sợ hãi

2

Tồn tại hai thế giới song hành (thực và ảo) đối lập và tách rời nhau

Chỉ có một thế giới thực tại, ở đó cái siêu nhiên và tự nhiên tồn tại bình đẳng bên nhau

3 3

Được xây dựng dựa trên nền tảng thẩm mỹ của cái sợ hãi (la peur)

Con người không mang tâm lý sợ hãi khi đối diện, nó khơng phải là sự đứt gãy hiện thực, mà chính là một dạng thức khác của hiện thực

4 4

Ngôi trần thuật thường là ngôi thứ nhất, để tạo sự đồng cảm, đồng hiện tâm lý

Ngôi trần thuật thường là ngôi thứ 3, tạo sự trung tính, khách quan, nhưng ngơi thứ 3 này thường khơng có tính tồn tri, mà bị giới hạn điểm nhìn, khơng trực tiếp diễn giải nội tâm nhân vật

5 5

Xuất hiện tiệm tiến trong các tác phẩm văn học kỳ ảo, tập trung vào cuối truyện (lối bóc vỏ hành)

Sự phân bố cái huyền ảo trong tác phẩm là đồng đều (lối cắt cà rốt). Bố cục bình quyền, phân mảnh, mang lối đọc liên văn bản

6 6

Cách đọc tác phẩm là cách đọc duy lý, chống lại tư duy thơ và ngụ ngôn

Gần gũi trực tiếp với tư duy thơ ca, ngụ ngôn, huyền thoại

7 7

Hệ thống đề tài phức tạp, nhưng mang tính siêu nhiên ma quỷ

Hệ thống đề tài phong phú, gắn với cái thực tại chứ không gắn với các đề tài tôn giáo, siêu nhiên và thần bí

8

Hệ thống nhân vật là những kẻ điên loạn, thần kinh, ẩn ức ham muốn tính dục

Nhân vật trung tâm thường là con người bình thường, khơng điên loạn, khơng có những phép màu, dị dạng

Dựa trên bảng so sánh bên trên, chúng ta có cái nhìn chi tiết hơn để có thể phân tích thủ pháp huyền ảo hóa nhân vật của văn học hậu hiện đại.

Chất huyền thoại hóa có nhiều trong các sáng tác của James Joyce, F. Kafka, G. Marquéz. Gabriel Gacía Márquez với Trăm năm cô đơn là bậc thầy trong thủ

pháp này. Đúng như đặc trưng “chỉ có một thế giới, ở đó cái siêu nhiên và tự nhiên tồn tại bình đẳng”, Amaranta Úrsula và A.Babilonia khơng hề kinh sợ hay lo âu khi mình đẻ ra một con vật huyền thoại có đi lợn. Những bóng ma dày đặc xuất hiện và chung sống với con người trong tác phẩm này cũng không hề gây ra bất cứ một sự sợ hãi nào. Thậm chí cái huyền ảo ấy cịn mang tính hài khi nhà văn miêu tả những căn bệnh và cách chữa lành chúng của Malquíades, hoặc khi miêu tả tư thế chết đứng ngay lúc đi tiểu của đại tá Aureliano Buendía. Đây chính là sự huyền ảo mang tính giễu nhại - đặc trưng của văn học hậu hiện đại. Hay nói cách khác, sự giễu nhại đã giải thiêng được “đại tự sự” huyền ảo vốn là thứ không thuộc về thế giới con người, không thể nắm bắt trong quan niệm cũ.

Để làm rõ hơn về thủ pháp huyền ảo hóa nhân vật, chúng tơi thử phân tích trên một số phương diện như sau:

4.3.1. Mơ típ giấc mơ

Giấc mơ thể hiện trạng thái tinh thần của nhân vật. Nó là cái vơ thức, thốt thai từ tiềm thức. Nó hé lộ trạng huống hiện sinh, phản chiếu thế giới tinh thần của chính con người. Đây cũng là yếu tố quan trọng của tư duy huyền ảo. Giấc mơ khơng phải là mơ típ mới của riêng tiểu thuyết giai đoạn này, nhưng nó lại là một phương thức hữu hiệu để các tác giả huyền ảo hóa nhân vật của mình. Đơi khi, giấc mơ cũng là điềm báo trước cho những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Rất nhiều chương trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo có sự xuất hiện ở giấc mơ, cùng với đó là những ẩn ức hay dòng quá khứ của nhân vật. Giấc mơ như một phương thức để nhân vật Võ Thị Hảo giải phóng những ẩn ức cá nhân. Với Từ Lộ thì đó là giấc mơ về người cha bị giết chết, giấc mơ phản ánh mong muốn báo thù cho cha của chàng. Với Lý Câu, đó là những giấc mơ nhục cảm thể hiện khao khát được độc chiếm Nhuệ Anh. Với Ngạn Lan, đó là giấc mơ về Nguyên phi Ỷ Lan và Hoàng thái hậu họ Dương trong lãnh cung, ở đó, bóng ma trong giấc mơ kể lại quá khứ tàn khốc nơi hậu cung và báo hiệu một kết thúc đáng sợ cho Ngạn La - cũng giống như số phận của bao người cung nữ từng rơi vào nơi này.

Nhân vật ảo mang điềm báo, xuất hiện trong giấc mơ là một biểu hiện của thủ pháp huyền ảo hóa nhân vật trong Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng. Suốt thời gian dài, Michael khơng thể tìm thấy Marcus. Nhưng chỉ sau đêm nằm mơ thấy mẹ, Michael đã tìm thấy Marcus, nhân vật người mẹ đã mất như một “vật chỉ đường” để anh tìm thấy người em trai.

Tương tự, trong Và khi tro bụi, khi nghe Chi đọc câu thơ trong một giấc mơ, Mai đã nhận vờ cuốn sách của Quỳnh để tìm ra câu thơ ấy. Giấc mơ về câu thơ ở đây trở thành bảng tên chỉ đường cho cả Mai và Chi rẽ vào Muôn Hoa, bắt đầu cuộc trả thù đối với người cha đã nhẫn tâm giết chết Chi khi mới trịn hai tháng tuổi.

Trong Mình và họ (Nguyễn Bình Phương), giấc mơ về lửa của Hiếu như là

một báo mộng cho Hiếu về cái chết của Trang do Vân Ly chủ mưu. Trong Những đứa

trẻ chết già, giấc mơ của chị Cải cũng báo hiệu cho cái chết của chính chị - trong ngày cưới của mình.

Giấc mơ của Khẩn trong Ngồi (Nguyễn Bình Phương) thể hiện trạng thái bất an và là những dự cảm khơng lành: “Tiếng vó dữ dằn cuồng nhiệt vang khắp các tế bào, các mạch máu... Miệng ngựa há to, những luồng lửa cuồn cuộn phun ra giống như những đám mây xô dạt trong bão tố” [85; tr.81]. Và thực tế, những dự cảm không lành ấy của Khẩn đã trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, cũng có những giấc mơ khơng mang tính chất dự báo, nó chỉ phản ánh trạng thái tinh thần và những mong muốn của nhân vật trong cuộc sống thường nhật. Đó là giấc mơ của nhân vật “ơng” về lão Hạng - một người bạn trong Những

đứa trẻ chết già: “Lão Hạng mỉm cười rì rào. Hai tay lão mọc đầy lá xà cừ. Tóc lão

xanh um” [86; tr.47]. Tuy nhiên giấc mơ không hề đáng sợ, mà chỉ khiến ông cảm thấy “như được ai đó từ các tán cây trị chuyện, chia sẻ cùng mình” [86; tr.48] - sự cơ đơn, lạc lõng sau khi vợ mất, con mất khiến ông luôn thèm khát một người để bầu bạn, trò chuyện, và giấc mơ về lão Hạng phản ánh mong muốn ấy. Đây cũng là đặc trưng của huyền ảo hậu hiện đại, dù có những chi tiết kỳ ảo nhưng nó khơng gây sợ hãi.

Thoạt kỳ thủy trong phần C.Phụ chú có hẳn những ghi chép về giấc mơ của Tính và Hiền. Những giấc mơ của Hiền thể hiện những ẩn ức tình dục khơng được khai phá, thể hiện sự hoảng loạn, hỗn tạp và hoang mang của một cá nhân đơn lẻ trước cuộc sống biến dạng và thiếu vắng tình người.

Giấc mơ của Tính lại thể hiện một thế giới hỗn độn, mịt mùng, vô thức của một người điên. Giấc mơ của Tính gắn với nỗi sợ nước, sợ trăng, sợ lạnh ngay từ khi mới lọt lịng. Tính - cũng như Hiền - là tượng trưng cho những con người cô đơn, hoang mang bởi phải sống trong một xã hội thiếu vắng nhân tính và tình người. Giấc mơ của Phượng trong Made in Việt Nam thể hiện sự nhàm chán của mối quan hệ vợ chồng. “Quay sang chồng, Phượng khơng tin ở mắt mình, ngay cạnh cơ là một con cua bể dị thường, chân cẳng lông lá và cái càng khổng lồ vừa nhìn cơ đã nhận ra ngón tay trỏ bị khâu sáu mũi của Bình. Chẳng lẽ một ca đơn giản không thể gọi là phẫu thuật đêm ba mươi tết lại có thể biến người thành động vật. Thoạt đầu cơ định bỏ chạy nhưng lại nghĩ nếu Bình khơng bị khâu ở ngón tay trỏ mà ở bụng chẳng hạn, biết đâu anh sẽ biến thành voi, cịn ở đùi thì có cơ thành gấu, ở đầu sẽ thành sư tử, ở lưng thành cá sấu” [114; tr.24].

Giấc mơ của Hoàn và Thắng trong Người đi vắng cũng bộc lộ nỗi sợ hãi mơ hồ của con người trước hiện thực cuộc sống. Những chấn thương về mặt tinh thần đã làm biến dạng con người, khiến họ rơi vào cô đơn, sợ hãi và những ám ảnh.

Giấc mơ là một thế giới khác - thế giới của huyền ảo, của những điều khơng có thật. Nằm ngồi sự kiểm soát tinh thần, nhưng giấc mơ lại phản ánh đời sống vô thức, tiềm thức của nhân vật.

Bởi vậy, giấc mơ trở thành một trong những phương tiện để khám phá tâm hồn con người. Để huyền ảo hóa nhân vật, giấc mơ là nơi để người viết tìm hiểu, khám phá nhân vật qua một thế giới khác, cuộc sống khác ngồi kiểm sốt của con người.

4.3.2. Xây dựng nhân vật gần gũi với tư duy thơ ca, ngụ ngôn, huyền thoại

Theo tác giả Phan Tuấn Anh, nhân vật hậu hiện đại có đặc điểm là gần gũi với tư duy thơ ca ngụ ngơn, và mang nét đẹp thi tính. Soi chiếu các đặc điểm trong bảng so sánh cái kỳ ảo với cái huyền ảo, có thể nhận ra đặc điểm thứ 6 xuất hiện khá đậm nét trong thủ pháp xây dựng nhân vật của tiều thuyết Việt Nam giai đoạn này. Nhân vật hiện lên không khiến người đọc hoang mang, sợ hãi, mà gần gũi, mang dấu ấn của tư duy thơ ca, ngụ ngôn, huyền thoại. Trong Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh đã huyền ảo hóa bằng hình ảnh bào thai trong bụng mẹ với những tâm tư suy nghĩ riêng. Bào thai ấy chủ động kể về những gì nó nghe thấy, nhìn thấy từ cuộc sống bên ngoài trong một bệnh viện bình thường, để rồi lưỡng lự giữa việc ra đời hay ở lại, và cuối cùng, nó quyết định ra đời bởi vẫn nhận thấy tình yêu của

người mẹ và cái thiên lương của cuộc đời. Bào thai là đại diện hình ảnh của thiên thần lạc lối xuống thế gian, để trải nghiệm mọi buồn vui, đau khổ và hạnh phúc trong cõi đời. Bào thai vừa mang tính chất huyền thoại, vừa đậm chất thi ca, ca ngợi thiên lương, ca ngợi khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp, thể hiện niềm tin vào cuộc sống.

Nhân vật cô gái dở người trong Đi tìm nhân vật cũng là một dạng người điên, nhưng cũng đồng thời mang tính chất của một thiên sứ. Cô hiện diện trong cõi đời là để giải thốt cho nhân vật “tơi” khỏi những ám ảnh, bất lực của bản năng, nhằm hướng anh tới một lối sống chân-thiện-mỹ và có niềm tin vào cuộc sống.

Một nhân vật khác cũng mang tính huyền ảo thiên thần là bé Hon trong

Thiên sứ của Phạm Thị Hoài. Đúng như cái tên tác phẩm, bé Hon chính là thiên sứ

từ cõi khác được gửi xuống. Thiên sứ chính là hình ảnh có tính huyền thoại, với ý nghĩa mang lại những điều tốt đẹp cho đời.

Cuộc đời bé Hon hoàn toàn được bao phủ bởi yếu tố kỳ lạ, huyền ảo. Bé ra đời khi mẹ không thể sinh nở, vậy mà bé vẫn xuất hiện khi một đêm, riêng bộ đồ lót phơi sương của người mẹ ướt đẫm như vết chàm. Sự sinh nở này có mơ típ như truyện Thánh Gióng - truyền thuyết dân gian Việt Nam. Rồi khi mới chào đời, bé Hon khơng khóc, mà bé cười - nụ cười của một thiên sứ. Khi lớn hơn một chút, lời nói và hành động thường xuyên của bé là “thơm nào”. Và khi nụ hơn của mình bị từ chối bởi chính những người trong gia đình (vì ai cũng có những bận bịu riêng), thì bé Hon chìm vào giấc ngủ vĩnh viễn với nụ cười trên mơi. Đến đây thì cái huyền ảo trở nên thực tế, bình đẳng với thế giới thực tại. Thiên sứ đến với cuộc đời với sứ mệnh mang lại niềm vui cho mọi người, nhưng thiên sứ không thắng nổi những lo âu, mưu sinh hàng ngày - khơng giống như các mơ típ cũ, những gì thuộc về hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)