Cơ sở hình thành những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 52 - 59)

CHƢƠNG 2 : LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI

2.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam

2.2.1. Cơ sở hình thành những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam

Như đã nêu, Việt Nam mới chỉ tiếp cận khái niệm “hậu hiện đại” vào những năm 90 của thế kỷ 20. Có thể coi đây là sự tiếp nhận khá muộn, bởi khái niệm hậu hiện đại khơng cịn q mới mẻ trên thế giới và thực tế nó đã đạt được những thành tựu lớn trong nghiên cứu phê bình và sáng tác ở nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân là do đặc trưng tình hình kinh tế xã hội, thực tiễn lịch sử văn học cũng như phê bình nghiên cứu tại Việt Nam.

Theo chúng tôi, những dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam được hình thành bởi hai nguyên nhân:

2.2.1.1. Nguyên nhân khách quan

Chủ nghĩa hậu hiện đại đã xuất hiện trên thế giới từ giữa thế kỷ trước, Việt Nam dù chưa có đầy đủ các tiền đề về kinh tế và xã hội, nhưng những dấu ấn hậu

hậu hiện đại trên thế giới, đặc biệt là giai đoạn từ sau 1986 khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, với sự phát triển mở rộng của việc trao đổi, giao lưu về mọi mặt giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Chúng ta có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp nhận các thông tin, nắm bắt những giá trị, thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như các hệ tư tưởng của thế giới.

Việt Nam nằm trong dòng chảy của những biến đổi chung trên thế giới, nên dù muộn mằn, chúng ta cũng vẫn được tiếp nhận những hệ thống lý thuyết văn học mới. Chúng ta đã bắt đầu được tiếp cận với khái niệm và lý thuyết hậu hiện đại, được tìm hiểu về một chủ nghĩa mới trong phê bình và sáng tác văn học. Tuy nhiên do có sự xa cách đối với hồn cảnh thực tế về mặt kinh tế xã hội Việt Nam, nên sự ảnh hưởng của nó đối với thực tiễn phê bình và sáng tác văn học trong nước còn chậm và chưa được sâu rộng, chỉ là những dấu ấn trong những sáng tác ở một số tác giả, chứ chưa thực sự trở thành một hiện tượng, một trào lưu hay một phong cách. Sự tiếp nhận của Việt Nam đối với hệ thống lý thuyết mới này cịn nhiều dè dặt và có những nghi ngờ nhất định.

Đầu tiên, mới chỉ là những cơng trình dịch về các lý thuyết và các sáng tác hậu hiện đại trên thế giới sang tiếng Việt. Những cơng trình này là cầu nối cho sự tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại tại Việt Nam, có ý nghĩa khai mở những ý niệm căn bản về hậu hiện đại, về sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới, những nhận dạng và đặc trưng phổ quát, và tình hình nghiên cứu về lý thuyết này trên thế giới. Không thể phủ định những cuốn sách dịch này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo tiền đề để các nhà nghiên cứu, nhà văn trong nước có cái nhìn tổng quát chung về chủ nghĩa hậu hiện đại. Thơng qua những cơng trình này, dù muốn hay khơng, các nhà văn buộc phải nhìn nhận và suy tư hơn về cách viết của mình mỗi khi cầm bút. Và không thể phủ nhận, dù tiếp nhận một cách vơ thức hay có ý thức, những dấu ấn hậu hiện đại đã bắt đầu xuất hiện trong các sáng tác của các nhà văn.

Các bài nghiên cứu, phê bình mới đầu cũng chỉ tập trung vào việc giới thiệu các tác phẩm, tác giả hậu hiện đại trên thế giới. Mục đích là để chúng ta hiểu rõ hơn những đặc trưng của văn học hậu hiện đại và có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các tác phẩm văn học hậu hiện đại trên thế giới.

Tiếp đến, các nhà phê bình nghiên cứu đã mạnh dạn chỉ ra những dấu ấn hậu hiện đại trong các sáng tác của các tác giả trong nước. Đó là các cơng trình nghiên

cứu, sách, là các bài báo, tham luận trong các buổi Hội thảo về văn học, trên các tạp chí và các trang mạng, và gần đây là các luận văn, luận án với đề tài hậu hiện đại. Dù mới chỉ dè dặt nêu ra “những dấu ấn”, nhưng điều đó cũng là sự khẳng định cho sự manh nha của lối viết và các sáng tác hậu hiện đại tại Việt Nam. Chưa vội đánh giá về thành tựu của lối viết mới này, nhưng sự xuất hiện của các dấu ấn hậu hiện đại trong văn học nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam nói chung là minh chứng cho sự ảnh hưởng và xâm nhập của chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới đối với nền văn học trong nước.

Dấu mốc khiến Việt Nam trở nên cởi mở tự do hơn, chính là cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước năm 1986. Nó cởi bỏ những quy phạm trong đời sống kinh tế, xã hội nói chung và trong sáng tác văn học nói riêng. Xu hướng giao lưu, hội nhập tồn cầu hóa, cùng với đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của mạng internet tại Việt Nam vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX đã xóa đi những khoảng cách về mặt địa lý. Mọi thông tin trở nên nhanh nhạy, sự giao tiếp của con người trở nên vơ hạn và dễ dàng. Chúng ta có thể tìm kiếm được tất cả thơng tin cần thiết thông qua mạng internet. Nhờ sự xuất hiện của mạng internet mà Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có thể dễ dàng cập nhật và du nhập những trào lưu mới. Cũng chính bởi sự thuận tiện của internet đã giúp chúng ta dễ tiếp cận với những tác phẩm hậu hiện đại trên thế giới, cũng như các cơng trình phê bình, nghiên cứu về hậu hiện đại (sự tiếp cận này trở nên hạn chế hơn nếu chỉ với con đường văn bản sách trước đây, trong khi với internet, chúng ta chỉ cần ngồi một chỗ, gõ một vài thao tác tìm kiếm đơn giản). Rõ ràng sự thuận tiện này cũng đồng thời giúp các nhà văn Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm tư liệu, làm mới phong cách sáng tác của mình.

Có thể kể tên một số cây bút mang dấu ấn hậu hiện đại nổi bật như Bùi Giáng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Thuận, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Đoàn Minh Phượng, Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Đặng Thân, Lê Anh Hoài, Nguyễn Đình Tú... Theo ý kiến cá nhân của chúng tôi, các tác giả Việt Nam sống ở nước ngoài mang lối viết hậu hiện đại đậm nét hơn các tác giả trong nước. Có lẽ bởi họ trực tiếp được tiếp xúc với dòng chảy hậu hiện đại ở hải ngoại, họ được sống trong môi trường đậm đặc hậu hiện đại hơn, lối viết được giải phóng, cùng với đó họ được trải nghiệm những khác biệt về lối sống và văn hóa ở những đất nước hiện đại (nhà văn Thuận sống ở Pháp, nhà văn

Võ Thị Hảo và Đoàn Minh Phượng sống ở Đức). Bởi vậy, cũng không quá ngạc nhiên nếu các tác phẩm của họ đậm chất hậu hiện đại hơn các tác giả trong nước. Tác phẩm của các nhà văn hải ngoại vừa hiện đại, nhưng cũng vẫn mang hồn cốt Việt Nam, vừa mênh mang buồn, vừa quyến rũ người đọc bởi tâm thế tha phương, bởi những vụn vỡ rời rạc của kỷ niệm và ký ức.

Như vậy, phê bình sáng tác Việt Nam là một phần của các hoạt động và nằm trong sự vận động chung của các quy luật phê bình sáng tác trên thế giới, dù đơi khi chúng ta chưa thực sự bắt kịp với các hoạt động đó, nhưng chúng ta vẫn có cơ hội tiếp nhận và tìm hiểu về các lý thuyết đó. Cùng với xu thế giao lưu văn hóa và khả năng kết nối vô hạn về mặt thông tin thông qua mạng internet, tất cả những đổi thay của các hoạt động phê bình, sáng tác bên ngồi, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới cảm quan và sự nhìn nhận của giới phê bình, sáng tác trong nước.

Qua đó, có thể khẳng định dịng chảy hậu hiện đại trên thế giới đã ảnh hưởng đến dòng chảy văn học Việt Nam. Sự tiếp thu này chính là bởi sự giao lưu, giao thoa, tiếp xúc văn hóa - một xu hướng của tồn cầu. Khơng thực sự trở thành một trào lưu, phong cách sáng tác tại Việt Nam, nhưng những dấu ấn hậu hiện đại đã kịp thời đặt nền móng, khơi gợi xu hướng sáng tác mới. Văn học Việt Nam - một cách khách quan, đã tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại như vậy. Tuy nhiên, theo như Lê Huy Bắc thì “do bản chất của văn chương hậu hiện đại gắn với văn hóa bản địa, nên việc học hỏi có thể nói là khơng nhiều, gần như nhà văn Việt chỉ tiếp thu tinh thần nhiều hơn là cấu trúc, giọng kể...” [15; tr.307]. Bởi đặc tính này, mà “cũng giống như khi tiếp nhận văn chương lãng mạn, văn chương hậu hiện đại Việt cũng là một dạng hỗn dung nhiều thành phần. Người đọc có thể gỡ ra trong một tác phẩm những thành tố cổ điển, hiện đại và cả hậu hiện đại... Nhưng dẫu sao thì, trong khối hỗn độn đó, những thành tố hậu hiện đại vẫn chiếm ưu thế, vẫn khẳng định nét khu biệt của một truyền thống văn chương” [15; tr.308].

2.2.1.2. Nguyên nhân chủ quan

Chúng tôi cho rằng những dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam khơng hồn tồn là do sự copy sao chép hay chỉ bởi sự ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan. Theo chúng tôi, tự thân Việt Nam cũng có những dấu hiệu, tâm thức hậu hiện đại của riêng mình, dù đặc trưng về mặt kinh tế, xã hội và triết học chưa thực sự khiến những dấu ấn đó trở thành chủ nghĩa hậu hiện đại đậm

nét như các nước khác. Tuy nhiên, những dấu ấn hậu hiện đại “tự thân” ấy chính là sự vận động theo quy luật tự nhiên. Bởi khi đứng trước sự phát triển về mặt kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật... con người sẽ có những biến đổi nhất định về mặt nhận thức cũng như tâm tư tình cảm.

Sáng tác văn học là một hoạt động sáng tạo khơng ngừng. Đó là ý thức của người cầm bút và cũng là nhiệm vụ sống cịn của họ. Trong q trình tìm tịi phong cách sáng tác và phương thức biểu đạt mới, những ý tưởng mới nảy sinh, và ngẫu nhiên, nó mang dấu ấn hậu hiện đại. Điều này cũng khơng có gì là khó hiểu. Nhà văn vốn là những người “viết lịch sử”, tái hiện cuộc sống bằng cảm quan văn học. Sống trong thời đại, xã hội nào, tất yếu các sáng tác của họ sẽ mang tâm thế, hơi hướng của thời đại, xã hội ấy.

Có ý kiến cho rằng, khơng thể coi sáng tác của một số nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư là mang dấu ấn hậu hiện đại, vì thực chất hai nhà văn này không tiếp cận với lý thuyết hậu hiện đại. Cũng như nhà văn Nguyễn Ngọc Tư từng nói đại ý, người ta cứ gắn các sáng tác của chị với hậu hiện đại, chứ bản thân chị khơng hiểu gì về hậu hiện đại, chị chỉ đơn thuần sáng tác bằng chính cảm xúc và suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, đó chính là cái mà chúng tơi gọi là “nội lực”, thuộc về ngun nhân chủ quan. Có nghĩa, đơi khi nhà văn chưa từng tìm hiểu và tiếp xúc với khái niệm hậu hiện đại, nhưng những sáng tác của họ vẫn mang dấu ấn ấy. Bởi, với ý thức tái hiện hiện thực khách quan, thì những yếu tố hậu hiện đại vốn đang âm thầm nảy sinh trong đời sống xã hội, tất sẽ được thu vào ngòi bút của tác giả. Do vậy mà có thể hồn tồn khơng ý thức, các sáng tác của các nhà văn thời kỳ này vẫn mang những dấu ấn hậu hiện đại - mà đơi khi chính họ cũng khơng hề biết.

Do Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, cùng với đó là đặc trưng riêng về kinh tế và xã hội, nên chúng ta chưa thật sự có cái gọi là “chủ nghĩa hậu hiện đại” trong văn học cũng như trong thực tiễn cuộc sống. Nhưng, những dấu hiệu, mầm mống hậu hiện đại đã âm thầm nảy sinh trong lòng xã hội và trong sáng tác văn học. Sự vận động của nền kinh tế và xã hội Việt Nam đã tạo ra những thay đổi về mặt nhận thức. Những biến đổi trong lòng xã hội Việt Nam là tiền đề tạo nên những biến đổi nội tại của các cá nhân nói riêng và văn học nói chung. Đặc biệt, dưới sự tác động của các thành tựu khoa học kỹ thuật, đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao, cũng đồng thời đẩy con người rơi

Cơng cuộc đổi mới năm 1986 chính là cú hích cho sự đổi thay của tồn xã hội và mỗi cá nhân, cả về mặt vật chất lẫn tư tưởng. Con người cá nhân được giải phóng, những quy phạm được cởi bỏ, những định kiến cũ được thay thế bằng những suy nghĩ cởi mở hơn. Bên cạnh đó, sự can thiệp của khoa học kỹ thuật vào quá trình cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước cũng tạo nên những đổi thay quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân. Việt Nam tuy không phát minh ra những đổi thay của khoa học kỹ thuật đó, nhưng vẫn được thừa hưởng những thành tựu và sự tiện lợi mà nó mang lại. Khoa học kỹ thuật xâm lấn vào đời sống hàng ngày của con người, tạo nên những nhận thức mới về giới hạn và khả năng của con người trước đời sống thực tế. Những điều khơng tưởng trở thành hiện thực. Những gì từng được coi là vơ lý trở thành có lý. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đưa con người từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, bất ngờ này tới bất ngờ kia. Ví dụ, trước đây nếu muốn lưu lại hình ảnh, người ta chỉ có một cách, đó là vẽ truyền thần. Những thời hiện đại, chỉ cần một động tác bấm máy ảnh, hàng loạt hình ảnh chân thực hơn được lưu lại. Thậm chí, chừng chục năm trở lại đây, việc lưu giữ hình ảnh cịn tiện lợi hơn nhiều với sự xuất hiện của điện thoại thông minh (smartphone) và các trang mạng xã hội.

Phải kể đến sự xuất hiện của internet và các trang mạng xã hội, nó đóng vai trị quan trọng đối với kinh tế xã hội nói chung và đối với đời sống hàng ngày của từng cá nhân nói riêng. Đây là thời kỳ mà mỗi chúng ta có thể tiếp nhận vô vàn thông tin, mà ở đó khoảng cách giữa đúng-sai, thật-giả cần được nhìn nhận một cách cẩn trọng kỹ lưỡng hơn. Sự nhiễu loạn thông tin ấy cần được nhìn nhận từ nhiều phía, trên nhiều phương diện khác nhau. Chính bởi đặc trưng này, mà con người của kỷ nguyên internet phải tự trang bị cho bản thân những kiến thức tối thiểu và đặc biệt là những chính kiến riêng để có thể tiếp nhận các luồng thông tin một cách đúng đắn.

Bởi lẽ đó, vơ hình trung con người của thời hiện đại nhiều lúc rơi vào trạng thái phân vân, hồi nghi và rối loạn do những nguồn thơng tin trái chiều mang lại. Bên cạnh đó, họ cũng có cơ hội tiếp cận với những “mặt tối” mà trước đây bị hạn chế vì khơng có sự phát tán của internet và các phương tiện khác.

Sự phát triển của internet và các trang mạng xã hội cũng khiến con người dần trở nên xa cách, tự tách riêng mình với thế giới xung quanh. Nếu như trước đây, con người chỉ thể giao tiếp bằng cách đối mặt trực tiếp, hoặc ở xa thì viết thư tay.

Nhưng giờ đây khoảng cách khơng cịn bị giới hạn nữa. Người ta vẫn có thể nhìn và giao tiếp với nhau qua các phương tiện như email, điện thoại, facebook, hoặc rất nhiều phương tiện kết nối trực tiếp với webcam như zalo, viber, whatsapp... Sự dễ dàng thuận tiện này thực chất lại khiến con người ít gần gũi, giao tiếp với nhau hơn. Và họ dễ dàng có được thế giới riêng của mình để chìm vào đó. Mất đi sự giao tiếp, dễ dàng trốn chạy trong thế giới riêng - điều này khiến con người hiện đại trở nên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 52 - 59)