Đấng tối cao

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 100 - 104)

CHƢƠNG 2 : LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI

3.4. Đấng tối cao

Là một dạng thức cao hơn của nhân vật huyền ảo tâm linh. Đấng tối cao, tùy theo quan niệm và tơn giáo mà có sự biến đổi. Trong các tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này, thì nhân vật đấng tối cao là Chúa và Phật, bởi tôn giáo của Việt Nam chủ yếu là Phật giáo và Thiên chúa giáo.

Trước đây, trong đời sống hàng ngày cũng như trong văn học, Phật hay Chúa được nhắc đến với thái độ trân trọng và đề cao. Con người thời trước cũng sùng bái và tin tưởng hơn vào đấng tối cao. Ở một số tác phẩm của Nguyễn Khải trước kia, khi nhắc đến đạo, đến Chúa, nhà văn muốn nói lên sự hịa hợp giữa đạo và đời. Nhưng trong tiểu thuyết mang dấu ấn hậu hiện đại giai đoạn này, các tác giả dường như muốn “giải thiêng” các “đại tự sự” là Phật và Chúa, nhằm tái hiện một thế giới hỗn loạn, mất niềm tin vào các giá trị nền tảng cơ bản, kể cả đức tin.

Như chúng ta đã biết, đặc trưng của văn học hậu hiện đại là “giải trung tâm”, “giải thiêng”. Văn học hậu hiện đại ln có xu hướng phá vỡ những đại tự sự, để chú tâm vào những lát cắt, mảnh vỡ, tạo nên một thế giới đa cực, phi trung tâm mà ở đó, tất cả những gì thuộc về hệ giá trị, niềm tin cũ được hình thành từ quá khứ đều sụp đổ. Lịch sử và tôn giáo là hai “đại tự sự” lớn cũng khơng nằm ngồi xu hướng “bị giải thiêng” này.

Một số tác giả như Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái và Nguyễn Việt Hà đã có sự đầu tư đáng kể cho việc tìm hiểu về Phật giáo và Thiên chúa giáo. Trong đó, phải kể

đến Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái. Bằng tác phẩm này, Hồ Anh Thái đã tỏ ra là một người am hiểu về Phật giáo. Có ý kiến cho rằng, khơng thể có được một tác phẩm thứ hai bề thế và sâu rộng như tác phẩm này - trong khoảng ít nhất mười, hai mươi năm tới.

Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái kể lại cuộc đời của Đức Phật,

từ một con người trần thế, trải qua bao tu luyện, khổ hạnh mà trở thành Đức Phật. Nhưng hình tượng Đức Phật trong tác phẩm khơng trở nên xa lạ với nhận thức của người đọc. Trong tác phẩm này, Đức Phật chính là hiện thân của con người nơi trần thế - phải trải qua rất nhiều biến động, khổ sở và đớn đau và để đạt được sự bình yên trong cõi đời, tìm thấy sự an lạc nơi khổ hạnh. Người - cũng như lồi người nói chung - phải trải qua những khó khăn, khúc quanh của số phận, vượt lên chính bản thân rồi mới có thể an nhiên, tự tại.

Tác phẩm này cũng đồng thời giải thiêng niềm tin con người vào Đức Phật - tôn giáo lớn nhất của Việt Nam. Nó cũng giải thiêng quan niệm tất cả những gì gắn với đấng tối cao Đức Phật đều là cao quý, thoát tục, là thứ mà con người không thể chạm tới. Mạch truyện của những dục vọng thân xác và những tội ác man rợ được xây dựng song song cùng mạch truyện về Đức Phật. Gợi mở về một không gian tôn giáo xưa ở Ấn Độ, tái hiện song song giữa giác ngộ và chấp mê, giữa lòng vị tha và thù hận, Hồ Anh Thái thể hiện quan điểm: trong cuộc sống hiện đại, giữa sự tha hóa về đạo đức, nhân cách và lối sống... thì tơn giáo, Đức Phật có thể là chỗ dựa về mặt tinh thần. Nhưng, đôi khi, để được cứu chuộc và giác ngộ, người ta phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.

Rất nhiều tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đề cập đến Chúa như một đường hướng giải thoát con người khỏi những bế tắc cuộc sống. Nhưng rốt cuộc, trên cuộc hành trình tìm về với tơn giáo, tìm chốn chở che nơi Người, con người thường là bế tắc và sa vào cõi loạn, bởi niềm tin khơng đủ mạnh, mà cuộc sống ngồi kia thì đầy rẫy những phi lý, dục vọng, bất công.

Đấng tối cao trong Khải huyền muộn là một thế giới tinh thần mơ hồ, xa xôi, nơi con người ngưỡng vọng, muốn tìm tới để giải thốt, nhưng họ khơng thể tìm thấy. Chúa khơng có thật, hay Chúa hiện hữu, nhưng bất lực trước cuộc sống? Đó là câu hỏi thường trực, ám ảnh nhân vật Vũ. Vũ là đại diện cho tầng lớp trí thức cịn chút thiên lương. Anh là một quan chức, phải chấp nhận những mặt tối của cuộc

sống chính trị nơi mình tham dự, nhưng bởi chút nhân tính cịn lại nên trở nên cơ đơn và vơ vọng trước cuộc sống. Chính bởi vậy, anh ln đi tìm câu trả lời về ý nghĩa cuộc sống trong Kinh thánh và mong ước tìm lại được niềm tin nơi Đấng tối cao. Chúa - trong hoàn cảnh này, là nguyên nhân tạo nên những thất vọng, bất lực, giằng xé. Bởi Chúa đã không thể mang lại cho con người hi vọng, niềm tin và sự cứu rỗi. Như vậy, trong tác phẩm này, Chúa chỉ là một đại diện cho chốn nương náu tinh thần của con người, nhưng buồn thay chốn nương náu ấy đầy mơ hồ và khó nhận biết, đơi khi, cịn khiến người ta tuyệt vọng vì khơng đủ để họ đặt trọn niềm tin.

Tương tự, nhân vật trí thức Hồng trong Ba ngôi của người ln trăn trở: “Có những thơng điệp của Thiên Chúa tơi địi thực chứng” [42; tr.407]. Kinh Thánh có câu rằng: “Phúc cho ai khơng thấy mà tin”, có nghĩa nếu có đức tin, người ta khơng địi hỏi những bằng chứng xác thực về sự tồn tại của Chúa. Người ta chỉ đòi hỏi điều ấy, khi niềm tin chưa đủ mạnh, hoặc khi mất niềm tin hoàn toàn. Bởi vậy, trong Ba ngơi của Người, Chúa dường như đã hồn toàn thất bại trong việc xác lập vị thế trong tâm thức loài người. Bởi, ai cũng hiểu rằng, Chúa thực chất chỉ tồn tại, hiện hữu khi con người có niềm tin. Mất niềm tin thì Chúa cũng khơng cịn. Vậy mà nhân vật Hồng địi hỏi Chúa phải thực chứng. Vậy, Chúa chỉ đơn giản là biến mất. Đây cũng là một ngụ ngôn thời hiện đại, khi con người được sinh ra giữa hiện thực lố lăng, thời cuộc gãy vụn, các giá trị sụp đổ, niềm tin bị xói mịn, thì tất yếu “Chúa đã chết” (như tuyên bố của triết gia Nietzsche).

Chúa trong Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh cũng mất đi sự tơn kính, uy nghiêm vì nhân vật tơi đã khơng cịn niềm tin, luôn thù hận cuộc sống bởi những bất công, bất lực mà anh ta đang gánh chịu: “Nếu có Chúa mà Ngài đang tâm bỏ mặc thế gian do Ngài hứng chí tạo ra, bỏ mặc cho con dân của Ngài cắn xé nhau, bỏ mặc cho đủ thứ khốn nạn - trong đó có căn bệnh liệt dương - hồnh hành, thì tơi nguyền rủa Ngài và hơm nay, để tỏ rõ thái độ, tôi sẽ ăn thịt thiên sứ do Ngài phái tới” [1]. Chúa tồn tại trong thế giới tinh thần của con người, nay con người xóa bỏ sự tơn kính, ngưỡng vọng của mình, đồng nghĩa với việc họ chối bỏ sự tồn tại của Chúa. Đức tin của nhân vật tơi khơng cịn. Như vậy, trong hồn cảnh này, Chúa thực sự “chết”.

nguyện, những sám hối... Nhưng liệu Phật giáo có phải là nơi cư ngụ an toàn cho những số phận các nàng cung nữ nói riêng và những con người cần đến chốn nương náu nơi cửa Phật hay Phật giáo chỉ là cái cớ để người ta lợi dụng, làm những điều độc ác đẫm máu? Nếu như Phật giáo chỉ là để nguyện cầu cho các nàng cung nữ phải bị chết thiêu sau cái chết của vua, thì liệu lúc này Phật giáo có đủ sức nâng đỡ tinh thần của họ? Hay nếu Nguyên phi Ỷ Lan dù đã từng “rước Phật Pháp Vân về Kinh để cầu tạnh” [43; tr.117] cho trận mưa hàng tháng trời, “làm đại lễ cầu thần núi Tản Viên mong cứu nhân gian khỏi một trận hồng thủy” [43; tr.117], nhưng cũng bàn tay ấy đã “sai người giam đương kim Hoàng Thái hậu cùng bẩy mươi sáu thị nữ vào Thượng Dương cung này rồi bức cho tất cả phải chết” [43; tr.117] thì liệu tấm lịng kính Phật trước đó liệu có cịn giá trị? Và như vậy, liệu thần phật có thật sự tồn tại trong suy nghĩ của Nguyên phi Ỷ Lan, hay bà chỉ lợi dụng thần phật để nhằm phô trương thanh thế, chứng tỏ uy quyền và nhân đó cướp lấy ngơi vị cao nhất trong triều đình? Dù tiểu thuyết mang đậm âm hưởng Phật giáo, nhưng cũng dễ dàng nhận ra Phật không phải là chốn nương náu cho những cái chết đau đớn, oan uổng và man rợ trong tác phẩm. Phật không thể cứu rỗi được họ và cũng không thể ngăn chặn được tội ác diễn ra chốn hậu cung và trên khắp cõi nhân gian. Giàn thiêu dù đậm màu sắc Phật giáo nhưng nhân vật thì lại trong trạng thái khơng có niềm tin vào sự giải thoát.

Nhân vật đấng tối cao Chúa, Phật được đề cập nhiều trong tiểu thuyết giai đoạn này, được gắn với những trăn trở về thời cuộc, về ý nghĩa sống. Lý giải sự xuất hiện của nhân vật đấng tối cao, chúng ta có thể cho rằng chính sự mất niềm tin vào các đại tự sự của các giá trị xã hội đã khiến cho con người không thể nương náu nơi cuộc sống thực, mà họ phải tìm đến những giá trị khác khả dĩ có thể nâng đỡ tinh thần; nhưng cuối cùng họ cũng vẫn khơng thể có được niềm tin hay tìm được chân lý nơi đấng tối cao, họ vẫn chơi vơi trong nỗi khắc khoải về thế sự, về sự tồn tại bản thân.

Giải thiêng các đấng tối cao là một dạng thức đả phá đại tự sự của văn học hậu hiện đại trên thế giới. Khẳng định “Chúa đã chết” (một quan niệm của chủ nghĩa hậu hiện đại) bằng hình thức giải thiêng, các tác giả đã tái hiện lại được hiện thực xã hội nơi con người mới phải vật lộn với chính mình để tìm ra ý nghĩa sự tồn vong, ý nghĩa cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)