Sự tiếp nhận tiểu thuyết mang dấu ấn hậu hiện đại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 67 - 75)

CHƢƠNG 2 : LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI

2.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam

2.2.3. Sự tiếp nhận tiểu thuyết mang dấu ấn hậu hiện đại tại Việt Nam

Đối với giới phê bình nghiên cứu, như chúng tôi đã đề cập, hiện vẫn cịn đang trong q trình tranh luận chủ đề: có hay khơng một nền văn học hậu hiện đại Việt Nam. Thậm chí, có những nhà nghiên cứu cịn hồn tồn phủ nhận sự xuất hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại trong các sáng tác gần đây. Tuy nhiên, họ cũng không thể phủ nhận rằng những dấu hiệu hậu hiện đại đã ít nhiều có mặt trong các sáng tác của một số tác giả, đặc biệt là các tác giả trẻ hiện nay. Vậy, sự tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại ở trong giới phê bình nghiên cứu chưa thực sự thống nhất, nhưng ngày càng gia tăng đặc biệt là trong những năm gần đây.

Đối với giới sáng tác, các tác giả vẫn chưa thực sự chạm được tới cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học. Các sáng tác manh mún, không đồng đều ở các tác giả cùng thời, thậm chí có sự đậm nhạt khác nhau đối với mỗi tác phẩm ở cùng một tác giả. Như đã phân tích, đặc trưng này được quy định bởi trình độ phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam. Nó chưa phải là một tiền đề đủ mạnh để chủ nghĩa hậu hiện đại bám rễ một cách chắc chắn.

Chúng tơi sẽ khơng đi sâu phân tích sự tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại đối với giới phê bình nghiên cứu và giới sáng tác, bởi đối với giới phê bình nghiên cứu, điều này đã được cụ thể hóa ở chương I, đối với giới sáng tác, sẽ được cụ thể ở các tác giả và các tiểu thuyết cụ thể. Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh tới độc giả - cơng chúng tiếp nhận bởi họ có vai trị quan trọng trong việc nhìn nhận, thẩm định, cảm thụ tác phẩm văn học. Chúng tôi muốn đề cập đến sự tiếp nhận của độc giả và những vênh lệch về mặt thẩm mỹ khi tiếp nhận những tác phẩm văn học mang dấu ấn hậu hiện đại, cụ thể hơn, trong vấn đề nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại.

Đối với cơng chúng tiếp nhận, có thể nói chúng ta đã quen với những sáng tác với cốt truyện và nhân vật một chiều, dễ dàng đoán được cốt truyện và kết thúc cuối cùng. Đây là đặc trưng có tính chất lịch sử, bởi từ khi Việt Nam tiến đến nền văn học hiện đại (những năm 30 của thế kỷ XIX), chúng ta ít có cơ hội tự do hóa sáng tác, mà văn học chủ yếu phục vụ cho mục tiêu lớn của tồn dân tộc, đó là giải phóng đất nước với hai cuộc kháng chiến lớn: đánh đổ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chúng ta đã chiến đấu trên mọi mặt trận, dồn toàn bộ sức người, sức của. Các hoạt động văn học cũng xoay quanh hai cuộc chiến tranh, nhằm cổ vũ tinh thần dân tộc, góp phần vào cơng cuộc giành lại độc lập. Bởi vậy mà văn học Việt Nam hiện

đại cho tới trước năm 1986 hầu hết là văn học viết về chiến tranh và những con người trong chiến đấu. Trước thực tại cần cổ vũ tinh thần dân tộc, văn học Việt Nam chủ yếu ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa, ca ngợi người lính anh hùng, những người mẹ kiên cường và các hình tượng đẹp đẽ khác. Nhân vật bao giờ cũng được phân biệt ở hai trạng thái đối lập, hoặc xấu, hoặc tốt. Diễn biến tâm lý của từng nhân vật phát triển theo chiều xoắn ốc, có những biến đổi, nhưng khơng phức tạp, đảo chiều. Con người có thể bị tha hóa, nhưng điều đó khơng gây bất ngờ, bởi người đọc có thể đốn được chủ ý của tác giả.

Trong khi đó, với nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ sau 1986 đến nay, độc giả trở nên khó nắm bắt, khó thích nghi với lối tạo hình nhân vật mới. Khơng chỉ khó nắm bắt về lai lịch, nhân dạng, mà độc giả cịn khó khăn trong việc nắm bắt tính cách và tâm lý nhân vật. Cách xây dựng nhân vật (và kết cấu cốt truyện) không theo truyền thống dẫn đến những vênh lệch về mặt thẩm mỹ đối với người đọc. Thậm chí ngay cả khi có thể dễ dàng tiếp nhận và nắm bắt nhân vật, nhưng với nhiều độc giả, phương thức xây dựng nhân vật mới không thu hút được thị hiếu truyền thống của họ, bởi nó khác với thói quen tiếp nhận truyền thống của người đọc, trong khi những thứ thuộc về "truyền thống" ln khó để thay đổi. Bên cạnh đó, giọng văn, câu chữ, kết cấu, cốt truyện... của các tiểu thuyết mang dấu ấn hậu hiện đại ít nhiều có những khác biệt so với lối viết với câu chữ rõ ràng, dễ hiểu, cốt truyện dễ đốn của văn học thời kỳ trước.

Ví dụ, Chiantown của nhà văn Thuận là sự lắp ghép của hai cốt truyện: sự

biến mất của Thụy và mạch I am yealow. Có thể nói, Thuận đã “làm phiền” người đọc bởi giọng văn đều đều, lặp đi lặp lại với những con chữ dài dằng dặc, bởi hai cốt truyện đan lồng, bởi lối kết thúc theo kiểu vịng trịn, có thắt nút mà khơng có mở nút - kết thúc lại là sự quay trở về sự mở đầu của tiểu thuyết, bởi sự trúc trắc, đa chiều như một mê cung mù mịt giữa quá khứ, hiện thực và tương lai. Thuận cũng làm mất đi nhu cầu được “nhìn” của độc giả, khi không cho họ bất kỳ nhận dạng, lai lịch nào về nhân vật trong Chinatown.

Với nhà văn Nguyễn Bình Phương, tiểu thuyết của ông không dễ đọc, mà ln tạo sự khó hiểu cho độc giả. Nếu người đọc muốn tìm đến sự nhẹ nhàng dễ dàng, thì điều ấy khơng có ở Nguyễn Bình Phương. Những người thích tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thường khơng phải là những người dễ tính, hời hợt. Cốt

khơng rõ ràng, khó nắm bắt... những điều ấy buộc độc giả phải có một lối đọc mới. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương khiến người đọc có thể có những cảm nhận khác nhau, thậm chí là đối lập nhau. Trong bài phỏng vấn trên website Vietnamnet, Nguyễn Bình Phương từng nói rằng: “Khi viết chính tơi cũng khơng biết tiếng mõ ấy có giải quyết được gì khơng. Nó đã cất lên thì cứ để nó tồn tại, vậy thơi. Giống như nhạc nền ấy mà, có ý nghĩa hay khơng thì tùy thuộc vào cảm nhận của từng người”.

Như vậy, hiểu cốt truyện như thế nào, ý nghĩa cốt truyện ra sao... đó hồn tồn là quyền của độc giả. “Để tiện hình dung, lấy quy ước bình đẳng là 100%, chúng tôi tạm chia tỉ lệ vai trò của nhà văn, tác phẩm, bạn đọc trong sáng tạo và tiếp nhận đại tự sự như sau: Nhà văn: 100%; tác phẩm: 100%; độc giả: 0%. Trong khi đó, đối với các nhà hậu hiện đại..., tỷ lệ này là: Tác giả: 100%; tác phẩm: 100%; độc giả: 100%” [15; tr.80]. Độc giả khơng cịn được dẫn dắt bởi nhà văn nữa, mà họ phải tự tìm hiểu ý nghĩa của cốt truyện cho riêng mình.

Đối với các tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam mang dấu ấn hậu hiện đại, độc giả khơng được khơi gợi ý nghĩa, khó đốn định kết thúc, khơng nắm bắt được trạng thái tâm lý và tính cách của nhân vật một cách mạch lạc. Điều này khác với cách đọc truyền thống, khi tác giả luôn là người dẫn dắt độc giả, tác giả phải “chấp nhận nguyên tắc ngẫu nhiên của tồn tại. Họ không hề can thiệp, khơng hồi nghi, khơng định hướng, không khao khát đưa ra kết luận cuối cùng” [15; tr.79]. Chính bởi cách viết này mà kéo theo sự đổi thay của cách đọc. Với khả năng “được phép sáng tạo” tác phẩm, độc giả phải tự tìm lấy ý nghĩa của cốt truyện và rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình.

Tất nhiên, sự dễ dàng, một chiều bao giờ cũng dễ tiếp nhận hơn đa chiều và sự đoản mạch, trúc trắc, rối loạn. Do vậy mà khơng khó hiểu khi những tác phẩm tiểu thuyết mang dấu ấn hậu hiện đại mang lại những vênh lệch về mặt thẩm mỹ, tạo ra những bỡ ngỡ, thậm chí có thể là phản kháng. Độc giả phải làm quen với cách đọc mới, chủ động và sáng tạo. Đó là cách đọc tư duy, khơng phải là cách đọc để thưởng thức. Mặc dù dung lượng của các tiểu thuyết hậu hiện đại không lớn như tiểu thuyết truyền thống, các sự kiện trong tác phẩm cũng không phải là những biến cố lớn lao, nó chỉ đề cập đến những điều nhỏ bé, đời thường, khơng có gì to tát, thậm chí khơng có cốt truyện, nhưng đằng sau nó, lại là tầng lớp những ý nghĩa cần khám phá. Chính bởi vậy, nó dễ khiến người đọc mệt. Nếu “gu” của độc giả là thích

những gì rõ ràng, rành mạch, nhẹ nhàng, thì họ sẽ không hợp với các tác phẩm mang dấu ấn hậu hiện đại.

Chuẩn thẩm mỹ mới, kỹ thuật hậu hiện đại trong các tiểu thuyết mang dấu ấn hậu hiện đại khiến độc giả chưa kịp thích ứng, dẫn đến những phản ứng khác nhau. Dư luận khen chê trái chiều, và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí đối ngược về những sáng tác mang dấu ấn hậu hiện đại. Chính nhà văn Nguyễn Bình Phương cũng từng đùa mà thật là vợ ơng khơng hứng thú và nói rằng khơng thể đọc được tác phẩm của ông. Nhiều người chấp nhận, nhưng cũng nhiều người cho rằng nhiều tác phẩm văn xi thơ ca theo trào lưu hậu hiện đại cịn rất nhiều "sạn" bởi sự thô tục, và đơi lúc “khơng bình thường” (thực tế đã xuất hiện một số nhóm sáng tác đi theo trào lưu hậu hiện đại, nhưng chỉ "sao chép" máy móc và thiên về sự rối loạn với ngôn ngữ thô tục, tạo nên những phản cảm cho người đọc). Tuy vậy, công chúng đang ngày càng trở nên quen thuộc hơn với các sáng tác mang dấu ấn hậu hiện đại. Sự tiếp nhận này có lẽ khơng phải là điều dễ dàng và nhanh chóng, nhưng ít nhất cũng khơng cịn gây ra q nhiều bỡ ngỡ như trước. Đó cũng là một tất yếu, cái mới luôn cần thời gian để làm quen, tiếp cận với đối tượng tiếp nhận. Còn với đối tượng tiếp nhận (cụ thể ở đây là độc giả) sẽ dễ dàng chấp nhận cái mới hơn, khi họ có đủ độ lùi cần thiết để cảm nghiệm; đặc biệt, trong cuộc sống xã hội ngày càng tiến đến hiện đại như hiện nay, khi con người dần trở nên xa cách với nhau, khi sự giao tiếp giữa con người và con người ngày càng giảm sút bởi sự can thiệp của máy tính, điện thoại thơng minh và các trang mạng xã hội, khi bản thân họ phải đối mặt với những mảnh vỡ, nghi ngờ, sự cô đơn và lạc lõng... họ sẽ nhận ra những đoản mạch, gẫy khúc, trúc trắc.. của chủ nghĩa hậu hiện đại khơng cịn q xa lạ với bản thân mình.

Bao giờ cũng vậy, bất kỳ sự đổi mới nào bao giờ cũng tạo ra “cú sốc” và sự “phản vệ” ở những bước đầu tiên.

Tiểu kết

Hậu hiện đại là một khuynh hướng nhanh chóng lan tỏa vào mọi lĩnh vực, trong đó có văn học. Từ quan điểm của những nhà nghiên cứu về hậu hiện đại trên thế giới như Lyotard, Charles Jencks, Mikhai Epstien, Richard Appignanesi, D.M.Fields... chúng ta thấy, hậu hiện đại là một vấn đề vơ cùng phức tạp, nó là bước tiếp nối của chủ nghĩa hiện đại, nó khơng đề cao sự chuẩn mực, đồng thời lại

có “họ hàng” với một số chủ nghĩa khác như giải cấu trúc, phê bình nữ quyền, chủ nghĩa đa đa... Chúng ta có thể hình dung được những đặc trưng phổ quát nhất của chủ nghĩa hậu hiện đại, tuy nhiên để đưa ra một khái niệm chính xác thì lại rất khó, bởi chính trong nội tại, hậu hiện đại chối bỏ “đại tự sự”, chối bỏ xây dựng học thuyết, chủ trương đề cao cái tự nhiên. Bởi vậy, nếu định nghĩa được “thế nào là hậu hiện đại”, thì cũng đồng nghĩa với việc hậu hiện đại tự “phản” lại chính bản thân mình.

Tuy vậy, vẫn có những định dạng nhất định để chúng ta có thể hiểu được thế nào là hậu hiện đại, đặc biệt là qua những đặc trưng cơ bản như: chống lại các đại tự sự, sự phân mảnh, phá vỡ kết cấu, giải cấu trúc, thái độ hoài nghi, hoang tưởng, cắt dán, giễu nhại, sự mỉa mai và xu hướng tự do, trật tự thời gian bị phá vỡ, sự rối loạn ngôn từ và xáo trộn các thể loại, xóa nhịa ranh giới giữa hư cấu và thực tế... Các đặc trưng này cho chúng ta hình dung rõ hơn về định nghĩa, khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại.

Tìm hiểu về một số vấn đề lý thuyết về văn học hậu hiện đại phương Tây, chúng tôi muốn tiếp cận tới một lý thuyết khơng q mới trên thế giới, nhưng cịn nhiều bỡ ngỡ ở Việt Nam, để từ đó tìm ra những đặc trưng cơ bản và tự định hình cho mình những ý niệm cơ bản nhất về hiện tượng văn học độc đáo này. Đồng thời chúng tôi cũng vận dụng những thuật ngữ và đặc trưng cơ bản này để làm rõ hai vấn đề cơ bản trong luận án: các loại hình nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại và các thủ pháp xây dựng nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại.

Bên cạnh đó, chúng tơi cũng muốn tìm hiểu những vấn đề xung quanh chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam, trong đó, trước hết là những nguyên nhân chủ quan và khách quan của sự xuất hiện những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam. Tiếp đến, là những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa hậu hiện trong vấn đề nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam. Và cuối cùng, là sự tiếp nhận của tiểu thuyết mang dấu ấn hậu hiện đại, qua đó chỉ ra những bỡ ngỡ ban đầu của người đọc và những vênh lệch về mặt thẩm mỹ của các tiểu thuyết mang dấu ấn hậu hiện đại.

Cuối cùng, chúng tôi cũng muốn đưa ra ý kiến của riêng mình, đó là sự tin tưởng vào sự phát triển, hoàn thiện của các tác phẩm văn học mang dấu ấn hậu hiện đại, các sáng tác sẽ nhiều hơn với chất lượng cao hơn. Hướng sáng tác theo

hậu hiện đại sẽ trở nên quen thuộc đối với cả nhà văn và người tiếp nhận - độc giả. Những bỡ ngỡ ban đầu trong sáng tác và tiếp nhận sẽ dần được xóa bỏ, để trong tương lai gần, các tác phẩm văn học mang dấu ấn hậu hiện đại sẽ trở thành một trong những dòng chảy quen thuộc, làm phong phú thêm diện mạo nền văn học Việt Nam.

CHƢƠNG 3: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT MANG DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI

Khái niệm “nhân vật” được thể hiện rõ trong cuốn Lý luận văn học (GS.Hà Minh Đức chủ biên) như sau: “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó khơng phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách” [30; tr.126]. Khái niệm nhân vật này cũng chỉ rõ, “nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó khơng chỉ là con người… mà cịn có thể là những sự vật, lồi vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người… Cũng có khi đó khơng phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [30; tr.126].

Dù nhân vật là con người, là sự vật, loài vật hay là một hiện tượng thì nhân vật cũng là một yếu tố khơng thể thiếu trong một tác phẩm văn học. Nhân vật là nơi để tác giả thổi hồn, gửi gắm vào đó những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm; là nơi để tác giả xây dựng nên những mối quan hệ giữa con người, sự vật với cuộc sống.

Mỗi nhà văn, tùy vào quan niệm thẩm mỹ và mục đích mà sáng tạo nên các loại hình nhân vật khác nhau. Bởi vậy, khi khám phá nhân vật cũng có nghĩa là chúng ta đang tìm hiểu về những suy nghĩ, quan điểm, tư duy và lý tưởng của nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 67 - 75)