Nhân vật dị biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 90 - 94)

CHƢƠNG 2 : LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI

3.2. Nhân vật dị biệt

Một thế giới bị bóp méo, biến dạng, phần mảnh và hỗn độn trong tiểu thuyết giai đoạn này không chỉ được thể hiện rõ nét trong hệ thống các nhân vật bình thường của đời thường, mà còn được phản ánh bởi hệ thống các nhân vật với một đời sống bên ngoài, một thế giới khác. Đó là thế giới của những con người dị biệt.

Một đặc điểm dễ nhận biết khi khảo sát các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết giai đoạn này, đó là tần số xuất hiện khá dày đặc của loại hình nhân vật dị biệt, trong đó có những người điên. Thế giới nhân vật thể hiện thế giới quan của nhà văn, bởi vậy, hơn khi nào hết, người sáng tác cảm nhận một cách sâu sắc những biến động của xã hội, của sự đổi thay mọi giá trị xã hội mà ở đó, con người bị chấn thương từ bên trong. Nhân vật dị biệt trong tiểu thuyết giai đoạn này được tái hiện ở các cấp độ, hoặc về mặt hình thức, hoặc về mặt tâm lý tính cách, hoặc cũng có thể họ dị biệt cả về hình dáng lẫn tâm lý tính cách.

Cũng giống như loại hình nhân vật cơ đơn lạc lõng dẫn tới tha hóa, loại hình nhân vật dị biệt hay người điên không phải chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết thời kỳ này, mà đã xuất hiện trong các sáng tác trước. Tuy nhiên điểm khác biệt, là nếu như nhân vật dị biệt ở văn học thời kỳ trước (ví dụ, nhân vật dị biệt Chí Phèo, Thị Nở của Nam Cao, hay rất nhiều nhân vật người điên: điên vì tình như nhân vật Nga trong Lá ngọc cành vàng của Nguyễn Cơng Hoan, cơ gái điên trong Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo... ) nhằm để tố cáo thực trạng xã hội, cắt nghĩa nguyên nhân bệnh điên có nguyên nhân từ những định kiến, bất cơng, áp bức... thì loại hình nhân vật dị biệt trong tiểu thuyết thời kỳ này được xây dựng khơng nhằm mục đích tố cáo xã hội. Các nhà văn thơng qua đó, muốn khám phá bản chất con

người và nhấn mạnh đến cái “vô hồn, vô nghĩa” của con người thời hiện đại.

Nhân vật dị biệt trong tiểu thuyết giai đoạn này phản ánh cái nhìn mới của nhà văn trước cuộc sống. Đó là sự dịch chuyển nhãn quan về thế giới nhân vật. Nếu như ở các thời kỳ văn học trước, nhân vật gắn liền với những vấn đề mang tính xã hội, thời sự, thì đến thời kỳ này, nhân vật được chú ý khai thác bởi những yếu tố bất thường, bởi vùng tối tâm lý và cả những rối loạn về mặt nhân cách. Như vậy, những thứ thuộc về “ngoại biên” đã dần được tiến tới cái trung tâm nhằm “giải trung tâm” những “đại tự sự”. Nhân vật dị biệt phản ánh về một thế giới trong sự đảo lộn các giá trị, nơi xã hội mất chuẩn khiến con người trở nên nghịch dị, bất thường.

Hệ thống nhân vật dị biệt còn là tượng trưng cho cảm quan hỗn độn (chaos) - một cảm quan tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại, nơi mà con người cảm thấy mình lạc lõng, bất định trong cuộc sống. Nó phản ánh sự hoang mang, mất phương hướng của con người trước ý nghĩa sinh tồn của bản thân.

Nhân vật dị biệt cũng đồng thời phản ánh quan niệm sáng tác mới - nơi mà tác giả tiến tới việc bình đẳng hóa mọi hiện tượng sự vật, có cái nhìn đa chiều về hiện thực, dung nạp cả những điều bình thường và những thứ bất thường. Đó là sự dịch chuyển giữa truyền thống và phi truyền thống, giữa các yếu tố ngoại biên và trung tâm nhằm xóa đi khoảng cách giữa chúng.

Trong việc tái tạo lại một thế giới của những con người dị biệt, có thể nói Nguyễn Bình Phương là một cây bút nỗ lực nhất. Thế giới các nhân vật dị biệt - cả về mặt hình dáng bên ngồi lẫn tâm lý, tính cách xuất hiện dày đặc trong các sáng tác của nhà văn này.

Thoạt kỳ thủy được bắt đầu bằng những dịng tóm tắt tiểu sử lai lịch các nhân

vật trong truyện, hầu hết là nghịch dị, méo mó cả về nhân dạng và tính cách. Nhân vật Liêm trong Những đứa trẻ chết già được miêu tả là “dáng hơi gù, trán ngắn trằn, tóc cứng, mắt nó xếch ngược với đơi mày đen mượt, rậm rì như một trung niên... Gần cuối cấp, Liêm bị đuổi học vì tội dốt và rình mị bóp vú những cơ giáo trẻ” [87; tr.11]. Hay con trai Liêm là Hải cũng mang nét dị biệt về hình thức: “người Hải cao, hơi xương xương, hai cánh tay đen sạm vì nắng nổi lên từng múi cơ thon dài, chắc chắn. Quai hàm hắn bạnh sang hai bên, sống mũi khoằm, gồ ghề bướng bỉnh... Trán Hải... hình thang lộn ngược, viền khung bằng mớ tóc nâu lúc nào cũng mơn mởn như được bôi mỡ” [87; tr.27]. Nhân vật lão Hạng “người lão nhỏ thó, vai trái bị tật,

lệch trĩu xuống” [87; tr.46]. Đó cũng là những con người nghịch dị, hầu như khơng có bất kỳ nhân dạng nào khả dĩ để có được một hình dung dù là mơ hồ. Họ câm lặng đi cùng nhau trên chuyến xe trâu, những trao đổi – nếu có thì cũng rời rạc và vơ nghĩa. Đó cũng là một thế giới dị biệt của một ngôi làng, với truyền thuyết rằng bất kỳ người nào chết đi thì cuối cùng xác cũng tìm về dưới gốc cây si.

Thoạt kỳ thủy là một tập hợp thế giới của những con người méo mó về nhân

dạng, nghịch dị về tâm lý. Những hình ảnh biểu tượng của con cú trôi sông, của “trăng vàng như máu” trong Thoạt kỳ thủy, hay hình ảnh dịng Linh Nham nặng nề, ầm ì trong Những đứa trẻ chết già, hoặc những nhân vật nghịch dị, đến khi chết xác tự tìm về gốc cây si của làng; hay huyền thoại về những đứa con của bà giáo (vừa đẻ ra đã mang hình hài của người già với khn mặt nhăn nheo) trong Những đứa trẻ chết già... tạo nên những mê lộ của trí tưởng tượng. Những nhân vật đời thường

trong Ngồi, Người đi vắng hay Trí nhớ suy tàn cũng trở nên dị biệt trong chính suy nghĩ và cảm xúc của họ.

Nhân vật thằng bé trong Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái là một nhân vật dị biệt, bởi nó có đơi chân dính màng như một cái đi cá. Cái chết của thằng bé cũng “dị biệt” như chính hình thức của nó: chết vì đuối nước. Làm sao người ta có thể tin người cá lại bị chết vì nước?

Quang lùn trong Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) là một dạng thức của “quỷ lùn”

hiện thân. Mở đầu Chương 8 là những mô tả về Quang. Anh ta chỉ cao 1m 26. “Mười lăm tuổi, 17, rồi 20, giờ đây 31 tuổi, anh ta vẫn chỉ nhỉnh hơn cậu bé lên 10 đôi chút, cân đối, với đầy đủ các bộ phận cơ thể công khai và không cơng khai, một ơng hồng pic-mê chính cống. Cả gương mặt, ác nỗi, cũng không chịu già theo tuổi tác, tròn trĩnh, nhẵn nhịu, nhạo báng thời gian. Duy nhất cặp mắt phản chiếu toàn bộ khát vọng u uất và cháy bỏng của anh ta” [48].

Không chỉ dị biệt ở hình thức, Quang lùn cịn dị biệt ở tính cách và nhận thức. Anh ta hồn tồn là một người khơng hợp thời. Nhờ ý chí, anh ta có được địa vị của người có học thức, đường công danh rộng mở, tư tưởng của một nhà cách mạng. Quang lùn là hiện thân của khát vọng tiến thân, nhưng là khát vọng một cách mù quáng, thù hận và bất chấp.

Tương tự, hệ thống nhân vật của Thuận khơng mang nét dị biệt ở hình thức, mà dị biệt bởi tâm hồn, tính cách. Lối sống thường nhật cùng sự biến mất của Thụy,

cái khắc khoải nhưng vơ hồn trống rỗng của dịng ý thức của “tôi” - vợ Thụy trong

Chinatown là điển hình về những biến dạng của tâm hồn: khi đối diện với những

tổn thương, mất mát quá lớn từ cuộc sống bên ngoài, thế giới tâm hồn bên trong của con người trở nên khép kín, vơ thanh, vô nghĩa. Nhân vật tôi thường trực trong trạng thái của một kẻ tha hương nhưng lại khơng tìm được sự hịa nhập nơi đất lạ. Những chua xót, đớn đau, mất mát tạo nên sự trống rỗng trong tâm hồn nhân vật. Những tự sự của nhân vật chính như lời của một người thốt lên trong cơn mộng du, và đây là trạng thái thường trực xuyên suốt toàn tác phẩm. Tương tự, nhân vật người chồng trong T mất tích cũng là điển hình của mẫu người dị dạng về mặt tâm hồn. Anh vô hồn, vật vờ trong cuộc sống, kể cả trong những biến cố lớn, là sự mất tích của người vợ.

Sự đổ vỡ niềm tin vào hiện thực cuộc sống không chỉ khiến con người trở nên cơ đơn mà cịn làm biến dạng tính cách và tâm hồn của họ. Các nhân vật người trẻ trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái cũng khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng đó. Cốc, Bóp, Phũ - ba chàng trai trẻ trong Cõi người rung chuông tận thế cũng bị biến dạng về mặt tâm hồn, khi họ có những sở thích qi đản và sớm bước vào những thú vui quái đản (Bóp ln đạt cực khối khi tự tay siết cổ giết chết những con dê, Phũ và Cốc sớm ăn chơi sa đọa). Cốc, Bóp, Phũ phần nào phản ánh được thực tế giới trẻ trước những cám dỗ cuộc đời: sống hưởng thụ, sớm tha hóa biến chất. Họ bị biến dạng tâm hồn bởi chưa đủ bản lĩnh để đối phó trước hiện thực cuộc sống và những biến dạng về đạo đức của con người xung quanh mình. Xã hội với đi đi xuống của các giá trị đạo đức đã khiến những người trẻ trở nên biến dạng về mặt nhân cách.

Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự đối với nhiều nhân vật trong nhiều tác phẩm khác của tiểu thuyết giai đoạn này.

Nhân vật người điên là một dạng khác cao hơn của nhân vật dị biệt, được

xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết giai đoạn này, đặc biệt là trong các sáng tác của Nguyễn Bình Phương.

Tuy nhiên có một đặc điểm, khi xây dựng những nhân vật dị biệt hay người điên, các tác giả không áp những suy nghĩ chủ quan, đưa ra nhận định hay đóng khung nhân vật vào các giá trị xã hội hay đạo đức, mà thông qua thế giới nhân vật ấy, họ chỉ đơn thuần muốn phản ánh một thế giới hỗn độn và trống rỗng, ở đó con người mất đi chốn nương náu, trở nên bơ vơ, lạc lõng, đơi khi, hóa điên và đi lạc

khỏi quỹ đạo đời sống thường nhật.

Thoạt kỳ thủy có hẳn một nhóm người điên tụ tập, trong đó chủ đạo là nhân

vật Tính. Ở Tính là sự hỗn loạn giữa những suy nghĩ bất thường của một người điên, với nhận thức khác hẳn người bình thường, cùng với những giấc mơ ám ảnh, lạ kỳ về lửa, về máu, về trăng.

Một nhân vật điên khác - nhân vật lão Hạng hóa điên khi con trai bị đánh chết trong Những đứa trẻ chết già: “Lão Hạng ơm xác con vào lịng, hộc lên một

tiếng như lợn. Lão đờ đẫn ngồi cạnh xác con trai hai ngay liền, không cho ai đem đi chôn. Lão đặt xác thằng bé lên chiếc chõng xếp dép cao su. “Tôi bán. Tôi bán”. Lão lẩm bẩm như thế...” [86; tr.46].

Đó cịn là người anh bị điên của nhân vật Hiếu trong Mình và họ, anh bị điên bởi những chấn thương về mặt thể chất sau cuộc chiến biên giới Việt-Trung đẫm máu, cũng đồng thời là sự chấn thương về mặt tinh thần sau khi trải qua cuộc chiến vô nghĩa và khốc liệt, nơi khơng có chỗ cho lịng nhân ái và sự do dự.

Nhân vật Hoàn trong Người đi vắng là một dạng biến dị tâm hồn tiêu biểu. Thế giới nội tâm của cơ rất phức tạp, nó là sự trộn lẫn giữa tình u, tình dục và tâm linh với những giấc mơ triền miên.

Chứng điên là sản phẩm cao nhất của những đổ vỡ về mặt cơ chế tinh thần con người. Bởi vậy, để xây dựng một thế giới phân mảnh, hỗn loạn và những vấn đề có tính chất ngoại biên, nhân vật người điên trở thành một đối tượng phản ánh hữu hiệu nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)