Những nghiên cứu về nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 31 - 39)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Những nghiên cứu về nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại

Như vừa đề cập bên trên, trong vòng mười năm trở lại đây, những nghiên cứu về lý thuyết hậu hiện đại và những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam khơng cịn q xa lạ. Thử làm một phép tìm kiếm trên mạng internet, chúng ta có thể tiếp cận nhiều dữ liệu khác nhau về vấn đề này. Không chỉ náo nhiệt trên các trang mạng, tình hình nghiên cứu lý thuyết hậu hiện đại và những nỗ lực tìm ra những dấu ấn hậu hiện đại trong các sáng tác trong nước cũng trở nên phổ biến trong các cuộc hội thảo, báo chí, tạp chí chuyên ngành, và các luận văn, luận án. Trong đó, tình hình nghiên cứu về vấn đề liên quan đến nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại và các thủ pháp sáng tạo nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn cũng như trong tiểu thuyết Việt Nam cũng trở nên phổ biến hơn.

Luận án của tác giả Phùng Gia Thế năm 2012 với tiêu đề Những dấu hiệu

của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 (mà sau này

được in thành giáo trình) đã trình bày về sự ra đời, về khái niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại, về những lý thuyết khả dĩ có thể vận dụng để nghiên cứu văn học Việt Nam. Qua hệ thống các lý thuyết, tác giả đã chứng minh được những dấu hiệu hậu hiện đại trong văn xi sau 1975 qua mơ hình thế giới nghệ thuật đặc thù. Trong đó, tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm trong việc xây dựng nhân vật của văn xi giai đoạn này, trong đó có đặc điểm hạn chế phân tích tâm lý tính cách nhân vật, chỉ để cho nhân vật hiện lên qua sự đứt gãy, qua những biểu hiện vô cùng mờ nhạt. Mỗi nhân vật khơng cịn đóng vai trị tạo nghĩa cho tác phẩm nữa, mà họ chỉ là những phân mảnh nhỏ bé, hoang mang vô định vận động trong thế giới hỗn loạn của câu chuyện. Luận án cũng chỉ ra tính “tản mạn, phân mảnh của thế giới, đặc biệt là thế giới nhân vật” được khắc họa đậm nét.

Có thể coi Phùng Gia Thế là một trong những nhà nghiên cứu tiêu cứu tiêu biểu của Việt Nam về chủ nghĩa hậu hiện đại. Luận án của Phùng Gia Thế đã chạm được đến tầng sâu của lý thuyết hậu hiện đại và vận dụng chúng một cách thành thục trong việc phân tích những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 cùng với những dẫn chứng cụ thể và những nhận định sắc bén. Tuy nhiên, về mặt tổng quan thì những phân tích về nhân vật khơng phải là ý tưởng chủ đạo của luận án, tác giả chưa thực sự đi sâu vào phân tích những dấu ấn hậu hiện đại trong hệ thống nhân vật và trong các thủ pháp xây dựng nhân vật của văn xi nói chung và tiểu thuyết nói riêng sau 1975.

Luận văn thạc sĩ Văn học hậu hiện đại ở Việt Nam: giới thiệu và nghiên cứu

(giới hạn ở thể loại truyện ngắn) (2013) của Lê Thị Thanh Nga, trường ĐH

KHXH&NV Tp.HCM - ngoài các vấn đề về mặt lý thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại, cũng đã chỉ ra được tình hình chung về truyện ngắn hậu hiện đại ở Việt Nam, trong đó có điểm qua một số vấn đề về kiểu loại nhân vật và một số thủ pháp xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, cũng như đối với luận án của tác giả Phùng Gia Thế, tác giả Lê Thị Thanh Nga cũng chưa thực sự đi sâu vào việc khám phá thế giới nhân vật qua các loại hình nhân vật đặc thù và các thủ pháp xây dựng nhân vật đặc thù có dấu ấn hậu hiện đại.

thuyết Haruki Murakami đã được tác giả phân chia thành ba tiểu mục nhỏ, đó là: Con người phân mảnh, Con người cô đơn trên hành trình đi tìm bản thể và Con người hoài nghi. Đây cũng là những kiểu loại nhân vật đặc trưng, tiêu biểu của văn

học hậu hiện đại nói chung. Ở đó, tác giả nhấn mạnh “nhân vật khước từ đại tự sự để cho cuộc sống của mình bộc lộ cái bản ngun vốn có của nó” [44; tr.52] và “sục sâu vào con người bên trong, họ thấy mình như một kẻ rỗng tuếch, vơ nghĩa, khơng chút giá trị gì” [44; tr.54]. Có thể nói, sự phân rã trong tâm thức của mỗi cá nhân, sự nghi ngờ chính bản thân mình, hồi nghi với tất cả những gì đang xảy ra xung quanh, luôn cảm thấy cô đơn lạc lõng, mong muốn nhận thức được bản thân, xác định được ý nghĩa của sự tồn tại... là những đặc điểm nổi bật của con người hậu hiện đại. Mặc dù chỉ là một phần nhỏ của luận án với khoảng 10 trang viết nhưng tác giả cũng đã phản ánh được thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Haruki Marakami mang yếu tố hậu hiện đại đa sắc cùng với những biến chuyển trong tâm tư, suy nghĩ trước sự vô hồn vô nghĩa của cuộc sống. Phân mảnh, cơ đơn trên hành trình đi tìm bản thể hay ln ở trong trạng thái hồi nghi, mất niềm tin - đó chính là những đặc trưng hậu hiện đại rõ nét của con người hiện đại.

Luận án tiến sĩ Yếu tố hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến

nay của Lê Văn Trung (2014) có tiểu mục Phi trung tâm nhân vật ở Chương 3. Với

tiểu mục này, tác giả phân loại ra các loại hình nhân vật như: Phân rã hình tượng trung tâm, Nhân vật ký hiệu, Nhân vật “mảnh vỡ” và Nhân vật ngoại biên. Đây cũng là những loại hình nhân vật mang những dấu ấn hậu hiện đại đặc trưng và sự phân chia này khá xác đáng. Tác giả khẳng định, với sự phá vỡ đại tự sự để quay về với các tiểu tự sự, tất yếu dẫn đến sự phân rã hình tượng trung tâm, nhân vật trung tâm biến mất, đồng thời xuất hiện các nhân vật ngoại biên có khả năng đứng cạnh nhau, đối thoại nhau. Còn Nhân vật ký hiệu là sự gửi gắm của các tác giả truyện

ngắn, nhằm cho thấy “sự bi đát của tồn tại, sự trống rỗng của chất người trong hiện tồn của nhân vật” [120; tr.95]. Với Nhân vật “mảnh vỡ”, tác giả cho rằng đó là hiệu ứng tất yếu của đặc tính phi trung tâm, phân mảnh, mảnh vỡ, sự lắp ghép ngẫu nhiên của chủ nghĩa hậu hiện đại, dẫn tới sự kết nối lỏng lẻo của các nhân vật trong cùng một tác phẩm. Và cuối cùng, sự xuất hiện của kiểu Nhân vật ngoại biên như là một phản ứng với chủ nghĩa hậu hiện đại, nhằm phá vỡ những hình mẫu trung tâm. Kiểu nhân vật này xuất hiện là bởi đặc trưng xóa bỏ ranh giới giữa trung tâm và phi trung tâm, giữa tư tưởng chính thống và phi chính thống của văn học hậu hiện đại.

Như vậy, với các loại hình nhân vật như trên, tác giả luận án đã góp một cách phân loại các loại hình nhân vật trong truyện ngắn giai đoạn từ 1986 đến nay. Cách phân loại này cũng có giá trị tương tự đối với nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết giai đoạn này. Dù vậy, tiểu mục này cũng chỉ dừng lại ở mức “phân loại”, mà chưa có sự “phân tích” cặn kẽ về sự phân loại này.

Luận án của tác giả Đào Cư Phú (2016) với tiêu đề Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam có yếu tố hậu hiện đại nói về vai trị của người kể chuyện trong

tiểu thuyết và những dấu ấn hậu hiện đại. Dù không trực tiếp đề cập đến các vấn đề nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này, nhưng tác giả cũng phần nào đề cập được tới những dấu hiệu hậu hiện đại trong thủ pháp sáng tạo hệ thống nhân vật, ví dụ: người kể chuyện gọi tên nhân vật một cách ngẫu nhiên, “khóa cửa” nội tâm nhân vật, “khóa cũi sắt” cảm xúc, “nhìn thẳng vào sự thật”, hay việc dùng lối kể chuyện đa trị khuếch tán, phân mảnh đứt gẫy và lối kể chuyện song trung đồng hiện trong việc tái hiện lại thế giới nhân vật. Mặc dù khơng đề cập tới các loại hình nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại, và vấn đề thủ pháp xây dựng nhân vật khơng phải là mục đích cơ bản của luận án, nhưng qua đó tác giả đã phần nào đưa ra được những thủ pháp nổi bật, nhằm khẳng định những dấu hiệu hậu hiện đại của tiểu thuyết Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, luận án tiến sĩ khoa học của tác giả Phan Tuấn Anh với tiêu đề

Nghệ thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết Gabriel García Márquez năm 2014 cũng đề cập nhiều đến các thủ pháp, cách thức sáng tạo nhân vật hậu hiện đại của Gabriel García Márquez. Luận án này được đánh giá cao, khi đã nêu lên được cặn kẽ, sâu sắc lý thuyết hậu hiện đại, soi chiếu nó trong hồn cảnh thời kỳ Gabriel García Márquez thơng qua việc phân tích tác phẩm cụ thể. Ngoài ra, luận án cũng thành

cơng trong việc phân tích các thủ pháp sáng tác nhân vật hậu hiện đại của Gabriel García Márquez. Cụ thể ở chương 3, tác giả có đề cập đến vấn đề Chủ nghĩa hiện

thực huyền ảo hậu hiện đại đối với việc xây dựng nhân vật và hình tượng, trong đó

tác giả đã chỉ rõ ra được sự giống và khác nhau cơ bản của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và cái huyền ảo hậu hiện đại. Đây chính là cơ sở để tác giả phân tích bút pháp huyền ảo hậu hiện đại trong việc xây dựng nhân vật của Gabriel García Márquez, trong đó có cái hài và cái thi tính.

nỗi cơ đơn - đó chính là thân phận và bản mệnh cá nhân của con người trong tiểu thuyết Gabriel García Márquez. Đây cũng chính là biểu hiện đặc trưng của con người hậu hiện đại, họ cô đơn và lạc lõng trước cuộc sống, xã hội và lịch sử - một trong những loại hình nhân vật hậu hiện đại đặc thù.

Luận án của tác giả Nguyễn Hồng Dũng (2016) với tựa đề Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000 đã khái quát

được tình hình tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại tại Việt Nam từ 1986 đến 2010. Trong phần phân tích cụ thể, ở chương 3 tác giả có phần nói về Thế giới nhân vật

trong tiểu thuyết. Ở đây, tác giả đã diễn giải theo hai ý. Trước hết, tác giả nêu lên

vấn đề kiểu loại nhân vật, trên cơ sở đó tác giả đưa ra những dẫn chứng về sự biến đổi khái niệm nhân vật.

Cụ thể, tác giả đã chỉ ra cụ thể một số loại hình nhân vật theo xu hướng hậu hiện đại như sau: nhân vật lạc lồi cơ đơn, nhân vật nổi loạn dấn thân, nhân vật tha hóa, nhân vật đồng tính, nhân vật điên khùng và nhân vật tâm linh siêu thực.

Tuy nhiên, tác giả đã khơng đưa ra sự phân tích cụ thể về từng kiểu loại nhân vật trên đi kèm với các dẫn chứng để chứng minh cho sự phân chia theo từng kiểu loại của mình. Đó chỉ là sự “nêu tên”, liệt kê trong vài dòng văn bản, để làm cơ sở cho việc phân tích những biến đổi về khái niệm nhân vật của tiểu thuyết giai đoạn này so với các tiểu thuyết giai đoạn trước đó. Do chỉ là sự liệt kê nên tác giả cũng chưa đưa ra được cơ sở nào để phân chia thành các loại hình nhân vật như trên, nên sự phân chia này chưa thực sự thuyết phục.

Bài viết Hồ Anh Thái và dấu ấn hậu hiện đại của hai tác giả Bùi Thanh Truyền và Lê Biên Thùy đăng trên website Tapchivan.com có ba phần. Hai tác giả dành riêng phần 2 để tìm hiểu về thế giới nhân vật qua các truyện ngắn của Hồ Anh Thái. Ở đây, hai tác giả đã tìm ra được những dấu ấn hậu hiện đại đặc trưng trong hệ thống nhân vật của Hồ Anh Thái, đó là một thế giới con người với “rất nhiều điều khơng”: khơng cịn được miêu tả cụ thể để định hình, định tính nhân vật; khơng cịn tên, tên của nhân vật chỉ là những đại từ phiếm chỉ; khơng có chiều dài vật chất thực thể mà chỉ còn là những hình dung, ký hiệu, biểu tượng... Bên cạnh đó cịn là hệ thống các nhân vật cơ đơn, lạc lồi, hồ nghi trước cuộc sống, và cả hệ thống những nhân vật nghịch dị. Từ những loại hình nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại đó, hai tác giả đưa ra nhận định truyện ngắn của Hồ Anh Thái thấm đẫm tâm trạng hồi

nghi tồn tại. Đó là biểu hiện của con người hậu hiện đại, và đó chính là tâm thức và quan niệm hiện sinh hậu hiện đại.

Trong bài viết Cảm quan hậu hiện đại về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn

Việt Hà của ThS.Trần Việt Hà đăng trên website Vanhien.vn, tác giả đã nêu lên

những dấu ấn hậu hiện đại trong ba tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn và Ba ngôi của Người xoay quanh các vấn đề về nhân vật như Nhân vật với các mảng xung đột gay gắt Nhân vật với sự phân rã về nhân cách. Ở đây, tác giả

Trần Việt Hà đã phân tích hai kiểu loại nhân vật đặc thù mang dấu ấn hậu hiện đại của nhà văn Nguyễn Việt Hà, đó là nhân vật trong cuộc sống đời thường, do sự lôi kéo về mặt vật chất đã dẫn tới bị tha hóa về mặt nhân cách. Cuối cùng, tác giả kết luận: cảm quan hậu hiện đại đã được bộc lộ rõ nét trong quá trình Nguyễn Việt Hà nhìn nhận, cắt nghĩa, lý giải về con người.

Ngồi ra cịn có những luận văn, luận án và các bài viết khác tìm hiểu cụ thể vào từng tác giả và đề cập tới vấn đề nhân vật. Đó là các luận văn về các tác giả như Thuận, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Đặng Thân, Đồn Minh Phượng... và các tác giả khác. Có thể nói, những bài viết, những nghiên cứu, những cơng trình luận án, luận văn của những nhà dịch giả, nhà nghiên cứu và phê bình văn học là lời khẳng định về dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng, đồng thời cũng thể hiện niềm tin vào một nền văn học hướng tới hậu hiện đại Việt Nam trong tương lai.

Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng xu hướng sáng tác hậu hiện đại sẽ hoàn toàn lấn át các xu hướng sáng tác khác. Với đặc trưng xã hội Việt Nam, các xu hướng sáng tác khác vẫn phát triển, song song với xu hướng sáng tác hậu hiện đại. Trên tiền đề kinh tế, xã hội của đất nước, đó sẽ là xu hướng khả quan nhất cho nền sáng tác và lý luận phê bình văn học.

Nếu dựa theo cách đối chiếu của Phương Lựu về những đặc trưng của nền văn học hiện đại và văn học hậu hiện đại, cụ thể: Chủ nghĩa hiện đại// Chủ nghĩa

hậu hiện đại: Hình thức// Chống hình thức. Có mục đích// Trị chơi. Sắp đặt// Ngẫu

hứng. Tác phẩm hồn kết// Q trình, đang trình diễn. Gián cách// Can dự. Chỉnh thể hoá// Giải cấu trúc. Tổng hợp// Phân lập. Ẩn dụ// Hoán dụ. Chọn lựa// Kết hợp. Gốc rễ, chiều sâu// Cành nhánh, bề mặt. Lý giải// Ngộ nhận. Cái được biểu đạt// Cái biểu đạt. Để đọc// Để viết lại. Xác định// Bất định. Siêu thoát// Hướng nội v.v…”,

thì chúng ta có thể nhận thấy những yếu tố đó trong văn học Việt Nam hiện tại, và có thể hồn tồn khẳng định được sự tồn tại của các dấu ấn hậu hiện đại trong các sáng tác của các nhà văn hiện nay. Không thể phủ nhận chúng, bởi thật sự chúng đã hiện hữu. Có điều, trong hồn cảnh hiện tại với bối cảnh xã hội có những đặc thù riêng, hậu hiện đại vẫn chưa thực sự phát triển thành một “chủ nghĩa” trong văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)