Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 39 - 41)

CHƢƠNG 2 : LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI

2.1. Hoàn cảnh ra đời, khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa hậu

2.1.1. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại

Mặc dù khó có thể đưa ra được một cột mốc thực sự chính xác về sự xuất hiện của thuật ngữ hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới, nhưng theo các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước, thì thuật ngữ hậu hiện đại xuất hiện dựa trên tiền đề từ thực tế lịch sử, văn hóa, xã hội, khoa học của phương Tây và bắt đầu được sử dụng phổ biến từ những năm 1960-1970, từ trong triết học, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và văn học nghệ thuật. Nói cách khác, chính những bước tiến của thực tế lịch sử, xã hội, văn hóa và khoa học phương Tây đã làm nảy sinh một tâm thức mới - tâm thức hậu hiện đại. Và, sự xuất hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại là một nảy sinh tất yếu từ thực tiễn đời sống trong lòng xã hội phương Tây.

Về mặt chính trị, thế kỷ XX chứng kiến sự đối đầu giữa hai khối tư bản chủ

nghĩa và xã hội chủ nghĩa, bên cạnh đó là chiến tranh lạnh và các phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc thế giới thứ ba; thế kỷ này cũng chứng kiến các phong trào đấu tranh vì quyền con người trong lịng các nước tư bản phát triển. Qua đó, thế giới đã lấy lại được “trật tự” của mình, các quốc gia đã ngồi vào bàn thương lượng, các “nhóm quốc gia” được hình thành, ví dụ EU, G7...

Về mặt kinh tế, chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện khi nền kinh tế thế giới

bước sang thời kỳ phát triển vượt bậc, khi nó dần chuyển từ nền kinh tế hàng hóa sang nền kinh tế tiêu dùng. Trong bối cảnh tiêu dùng, quảng cáo cũng như các hình thức tiếp thị lên ngơi. Do đặc thù của mình nên quảng cáo bao giờ cũng mang tính

khơng thật, tính hư cấu so với sản phẩm thực. Chính quảng cáo càng đẩy con người

vào sâu hơn thế giới ảo.

Về mặt khoa học, chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời khi khoa học có nhiều phát

minh đột phá, như Thuyết tai biến (catastrophe theory) của nhà toán học người Pháp Rene Thom, Thuyết hỗn độn (chaos) của Edward Lorentz... Những học thuyết mới này đã làm thay đổi hệ thống nhận thức luận về những lý thuyết phổ qt có tính chặt chẽ, nhất quán nhất từ trước tới nay.

Về mặt điều kiện lịch sử - xã hội, sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với sự xuất

hiện của các loại vũ khí hủy diệt tối tân, lồi người trở nên ngờ vực hơn về cái gọi là sự tiến bộ của nhân loại, đưa họ tới suy nghĩ: lồi người rất có thể dễ dàng bị tiêu diệt bởi chính sự tiến hóa của nhân loại. Cùng với suy nghĩ này là khát vọng về sự giải phóng khỏi sức mạnh mù lịa của vơ thức tập thể. Đây chính là cảm thức của con người hậu hiện đại.

Về mặt văn hóa: Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thơng và

văn hóa đại chúng với truyền hình, internet... - những phương tiện kết nối vượt thời gian và khoảng cách - là những tiền đề hình thành chủ nghĩa hậu hiện đại. Chúng khiến con người hiểu rằng, thế giới mình đang sống không đơn giản, đơn điệu và một chiều. Con người được soi rọi trong nhiều thế giới, nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Và họ thấy rằng, thế giới, và cả bản thân con người họ, đều đa tầng và đa phương mà ở đó, họ hoặc phải lựa chọn một thế giới, một bản thể cho mình, hoặc, tạo cho mình một thế giới riêng, một bản thể riêng. Hoặc chính bản thân họ bị mờ, bị nhạt, bị bơ vơ, mất phương hướng trong cái thế giới và bản thể đa tầng đa phương đó.

Tóm lại, chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện khi xã hội có nhiều biến động, bước sang thời kỳ phát triển vượt bậc về tất cả mọi phương diện. Sự nở rộ của những phát minh không ngờ tới trong khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của thời đại mới với sự kết nối thế giới không hạn chế của internet, sự dư thừa về mặt vật chất, sự nhận thức về cái “tôi” ở mức độ cao nhất, cùng với đó là sự thiếu vắng giảm sút của những giá trị truyền thống và tinh thần... đã dẫn đến những khủng hoảng trong đời sống của con người hiện đại. Khơng cịn Chúa, khơng cịn niềm tin, khơng cịn lý tưởng, cũng khơng cịn những giá trị nền móng. Những gì từng được coi là chân lý bị rơi vào trạng thái bị nghi ngờ. Chỉ thấy xuất hiện rất nhiều đổ vỡ, rất nhiều nghi ngại, mất phương hướng.

Đây cũng chính là thời kỳ mà các học thuyết lớn của thời hiện đại đã trở nên già cỗi. Tự trong sự phát triển nội tại, nó địi hỏi một sự bứt phá, hoặc đúng hơn, một sự phá vỡ. Giữa một bên là các học thuyết đang đòi hỏi sự phá vỡ, một bên là một xã hội phát triển ở trình độ cao, nơi xã hội ấy được thừa hưởng mà cũng đồng thời bị chiếm hữu bởi các thành tựu và sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật... thì sự xuất hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại như một sự tất yếu. Khơng cịn

những “tiểu tự sự” mà đôi khi, để hiểu và định nghĩa một cách rõ ràng và chính xác không phải là một điều dễ dàng.

Trong triết học, có thể kể đến các tên tuổi nổi tiếng có vai trị tiên phong khiến cho thuật ngữ hậu hiện đại trở nên quen thuộc như: Barthes, Derrida, Foucault, Baudrillard, Rorty, Lyotard... Còn trong văn học, rất nhiều tên tuổi đã góp phần khẳng định vị thế của chủ nghĩa hậu hiện đại như một lý thuyết mới, trong đó phải kể đến Gabriel Garcia Márquez, Italo Calvino, Umberto Eco, John Barth, Samuel Beckett, Don DeLillo hay Thomas Pynchon... Trong các nghiên cứu và trong các bài phê bình của mình, các tác giả đã khẳng định sự xuất hiện, vị thế vai trò của chủ nghĩa hậu hiện đại. Và từ đó, phê bình văn học phương Tây xuất hiện cụm từ “chủ nghĩa hậu hiện đại”.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)