Nhân vật cơ đơn lạc lõng dẫn tới tha hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 75 - 90)

CHƢƠNG 2 : LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI

3.1. Nhân vật cơ đơn lạc lõng dẫn tới tha hóa

Các tiểu thuyết giai đoạn này hướng về con người cá nhân trong cuộc sống thường nhật, thay vì đặt họ trong những sự kiện lịch sử với tầm vóc lớn lao. Nhân vật cơ đơn lạc lõng, rồi dẫn tới tha hóa là những con người giống như mọi người

xung quanh cuộc sống hiện tại của chúng ta. Họ khơng dị biệt, méo mó về hình dạng. Về mặt tính cách, họ hồn tồn có thể bình thường, nhưng cũng có thể bị “dị dạng”, tha hóa nhân cách bởi nguồn cội cô đơn lạc lõng từ trong tâm hồn.

Trên thực tế, kiểu nhân vật này khơng phải là kiểu loại nhân vật mới. Có thể tìm thấy nhiều nhân vật tha hóa ở văn học giai đoạn 1930-1945, như Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao, Phúc (trong Trúng số độc đắc) của Vũ Trọng

Phúc, các nhân vật quan lại, địa chủ... Kiểu nhân vật cô đơn lạc lõng dẫn tới tha hóa cũng được khắc họa khá đậm nét trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975- 1985 với các tác giả như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng... Có điều, có sự khác biệt cơ bản của loại hình nhân vật này qua các giai đoạn: nếu như trong giai đoạn 1930-1945, kiểu loại nhân vật này thường được xây dựng để phê phán xã hội phong kiến, lên án xã hội cùng những lề thói cũ nát đã làm “biến dạng” con người; còn trong các tác phẩm thời kỳ sau, các tác giả thường đặt nhân vật vào bầu khơng khí chiến tranh hoặc đặt họ vào hoàn cảnh tàn dư của chiến tranh - những thay đổi về nhận thức, sự tha hóa của con người hậu chiến. Có nghĩa, nhân vật cơ đơn lạc lõng hay tha hóa của văn học các giai đoạn này thường được đặt trong bối cảnh xã hội cụ thể, họ được gắn với phông nền là xã hội, nhằm phản ánh thực trạng, để phê phán những thói hư tật xấu và biến dạng của con người trước hoàn cảnh xã hội. Cũng đồng thời, khi xây dựng những nhân vật này, các tác giả đồng thời muốn đề cao các giá trị tốt đẹp, hướng tới chân thiện mỹ.

Còn đối với các tác phẩm tiểu thuyết giai đoạn từ sau 1986 mang dấu ấn hậu hiện đại, khi xây dựng nên loại hình nhân vật cơ đơn, lạc lõng dẫn tới tha hóa, các tác giả thường khơng có tham vọng phê phán xã hội, mà họ chỉ đơn giản đề cập đến thực trạng đang hiện tồn - thứ mà họ nhìn thấy trước mắt. Các tác giả cũng khơng đặt nhân vật của mình trong tư thế như là một nạn nhân của xã hội - nếu có, thì chỉ là những nhận định, khái qt mà người đọc có thể rút ra được. Nhân vật của tiểu thuyết mang dấu ấn hậu hiện đại chỉ đơn giản là sự tái hiện lại hiện thực cuộc sống. Do vậy, sự cô đơn, lạc lõng rồi dẫn tới tha hóa của nhân vật, chỉ là những biến đổi nội tại, dù nó có ngun nhân từ hồn cảnh xã hội, thì con người cũng chấp nhận nó như một sự thật hiển nhiên, hiện tồn trong xã hội. Con người như bị tách rời khỏi cái phông nền xã hội, tách khỏi mối quan hệ gia đình, bạn bè và cộng đồng.

thuyết của Phạm Thị Hồi ln trong trạng thức hỗn độn hoang mang trước thực tại bất công, tất cả họ dường như đều đang tham gia vào trị chơi cuộc đời mà đơi khi người thắng cuộc lại không đại diện cho cái thiện; nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thì thường trực trong trạng thái trì đọng, đổ vỡ và hỗn loạn; nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà lại thường được đặt trong những nghịch cảnh trớ trêu, từ đó cơ đơn, hồi nghi, đánh mất bản thân; với Hồ Anh Thái, nhân vật thường là những con người tha hóa. Cịn với Thuận hay Đoàn Minh Phượng, nhân vật luôn được gắn với cảm thức lạc loài, mặc cảm tha phương do được đặt trong một mơi trường sống khác, nền văn hóa khác ngồi Việt Nam.

Mỗi tác giả có những nét đặc sắc riêng trong việc xây dựng nên một thế giới các nhân vật cô đơn lạc lõng, nhưng theo chúng tôi, được đẩy lên cao nhất với trạng thái cơ đơn chính là các nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận. Nhân vật của Thuận thường trực trong trạng thái vô hồn, vô nghĩa, bất cần. Họ dường như không còn bất cứ mối liên hệ nào với thực tại, họ giống như “tồn tại” hơn là sống. Họ hoang mang, hồi nghi và chìm trong trạng thái vơ thức vì khơng cịn biết níu kéo vào bất cứ điều gì trong cuộc sống - niềm tin khơng có, hi vọng mịt mù, hiện thực trống rỗng. Nhân vật trong sáng tác của Thuận là nhân vật “rỗng” - dù họ dày đặc suy tư.

Cịn các tác giả khác như Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Đặng Thân và Nguyễn Việt Hà lại thành công hơn trong việc tái hiện lại những nhân vật tha hóa biến chất bởi sự cô đơn lạc lõng trước hiện thực cuộc sống. Đơi khi họ khơng nhận thức được chính sự cơ đơn lạc lõng của mình. Nhân vật của các tác giả này thường là các nhân vật của cuộc sống đời thường, trong tâm thế mất niềm tin, giữa những sụp đổ của các hệ giá trị cũ và sự lên ngôi cổ súy những thứ thuộc về vật chất, họ trở nên sa ngã, tha hóa. Chúng tơi sẽ phân tích cụ thể hơn ở các phần sau.

Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa hậu hiện đại hô hào giải tự sự, giải trung tâm nhằm và thay vào đó là các tiểu tự sự, dẫn tới những mệnh đề lý luận như “cái chết của đại tự sự”, “cái chết của chủ thể” hay “cái chết của nhân vật”. Từ đặc trưng chính này đã dẫn tới rất nhiều thuộc tính khác nhau của hậu hiện đại. Nếu đối chiếu trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này, sẽ nhận ra những dấu ấn trong thi pháp sáng tác. Trong việc xây dựng nhân vật, cũng chính bởi sự giải tự sự này mà dẫn tới tâm thức hỗn độn (cái chaos). Cái hỗn độn chaos biểu trưng cho sự hoang mang của con người trước những biến đổi của cuộc sống, của những đổi thay giá trị, tư tưởng. Kéo theo đó là những số phận trơi dạt, vô định của những

con người vơ hồn, vơ nghĩa, lạc lồi và cơ đơn từ tận sâu bên trong mình.

Như vậy, vơ định, lạc lồi cơ đơn là cảm thức cội rễ của con người thời hiện đại. Cũng khơng có gì khó hiểu, khi đời sống của con người càng gần với sự phì đại của vật chất và khoa học kỹ thuật, thì họ càng bị lùi sâu vào trong vỏ ốc của chính mình. Khi Việt Nam chuyển mình từ một nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường kéo theo sự phát triển về mặt vật chất, dẫn tới những biến chuyển sâu sắc của xã hội, tư tưởng và đạo đức. Sống trong một xã hội đề cao tính vật chất, khi sự phân hóa giàu nghèo trở nên khắc nghiệt hơn, các giá trị thay đổi, nền tảng đạo đức lung lay... con người trở nên khủng hoảng, mất niềm tin và rơi vào trạng thái thường trực lạc lõng, thường trực cô đơn.

Đây cũng chính là “tâm thức hậu hiện đại”, đó là sự tiêu biến, mất đi của các đại tự sự, thay thế bằng các tiểu tự sự. Và quan trọng nhất, là các tiểu tự sự này không phải là những “tiểu vũ trụ” được xác lập với những cá nhân với suy nghĩ, đời sống riêng biệt, không phải là các cá nhân xuất chúng, hoặc có vai trò trung tâm. Các “tiểu tự sự” này cũng chỉ như những thực thể sống mờ nhạt bên cạnh vô số các “tiểu tự sự” mờ nhạt khác, chuyển động hỗn loạn cùng nhau trong vịng quay vơ định của vũ trụ.

Tình trạng này diễn ra đối với rất nhiều nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ sau 1986 có dấu ấn hậu hiện đại. Sự lạc lồi cơ đơn được hình thành từ nhiều nguyên nhân: gia đình, xã hội, quê hương và thời đại, cả trong quá khứ, hiện thực và tương lai. Trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, thường trực là những nhân vật cô đơn, sống lạc lõng trong hiện thực, giữa người thân, bè bạn. Họ khơng tìm thấy bất cứ mối liên hệ nào giữa bản thân và quá khứ, tương lai cũng như với cuộc sống hiện tại. Những mối quan hệ quý giá truyền thống như tình cảm vợ chồng, tình yêu nam nữ, tình bạn, đồng nghiệp đều bị chi phối bởi sức mạnh của đồng tiền. Bị rao bán bởi vật chất, các mối quan hệ trở nên hoen ố, rẻ mạt. Người không cịn lương tri thì thản nhiên tha hóa, người cịn chút lương tri thì trăn trở, lạc lõng, hoang mang.

Trong Khải huyền muộn, rất nhiều cuộc ngoại tình, những đổi chác được đề cập. Đó là những mối quan hệ giữa mẹ Cẩm My với trưởng phịng hành chính, thật nực cười vì bố của My khơng hề biết, vẫn thỉnh thoảng tiếp rượu cùng. Khơng hẳn là tình u, nó thực chất chỉ là một mối quan hệ nhàn nhạt để các công chức giải

sầu. Dường như nguyên nhân khiến bà ngoại tình là bởi sự cô đơn trong cuộc sống vợ chồng. Họ khơng cịn u nhau nữa mà chấp nhận chịu đựng sống cùng nhau vì cơ con gái Cẩm My. Người mẫu Cẩm My cũng phải thỏa thuận, đổi chác khá nhiều lần để đạt được một số mục đích riêng, ví dụ chấp nhận gặp gỡ những người thầy để qua các kỳ thi, hoặc ngấm ngầm thỏa thuận với gã trưởng đồn để có suất sang Bắc Kinh diễn thời trang. Cũng có những tình u thực sự như mối quan hệ giữa Cẩm My và Vũ - một quan chức lớn cịn chút lương tri, hay cơ người mẫu và nhân vật Tuấn; nhưng rốt cuộc các mối tình ấy cũng chết yểu. Bởi dường như cuộc sống thường nhật không dung nạp những mối quan hệ hồn tồn khơng vụ lợi.

Ấn tượng về thế giới nhân vật trong Khải huyền muộn là ấn tượng về tập hợp những con người lạc lõng, cô đơn, vô vọng trong cuộc sống. Bên cạnh đó cịn là thái độ hồi nghi, bất tín. Hồi nghi, bất tín là một trong những tính chất của chủ nghĩa hậu hiện đại. Thái độ hoài nghi xuất phát từ sự mơ hồ, bất tín nhận thức của con người hậu hiện đại.

Vũ - một quan chức cấp cao, nhưng rất nhiều khi anh lạc vào sự u mê của những hồi nghi, và rơi vào cõi “bất tín nhận thức” của những giá trị mà bản thân anh đã xác lập. Anh thường trực cô đơn trong đời sống vợ chồng.Vợ Vũ tham lam một cách ngây thơ, đồng bóng và ít nghĩ suy; là tp phụ nữ chun lo vun vén tiền bạc cho gia đình nhờ dựa bóng chồng làm to, khơng hẳn là người xấu… nhưng giữa họ khơng có sự chia sẻ, hịa hợp về mặt tâm lý, tính cách. Cơ đơn trong mối quan hệ vợ chồng, lo âu bởi những cạm bẫy chốn quan trường, Vũ giải thốt bằng tình u ngồi luồng với người mẫu Cẩm My - một mối quan hệ khơng hề vụ lợi, toan tính. Giữa họ có những đồng cảm nhất định. Tuy nhiên giữa những đầy rẫy bất an của cuộc sống, thứ tình u mơ hồ đó khơng đủ sức cứu rỗi. Vũ vẫn rất nhiều khi rơi vào trạng thái cô đơn. Bởi những ẩn ức tâm lý khơng thể giải thốt, anh đi tìm câu hỏi ý nghĩa cuộc sống ở những thứ ngoài khả năng của con người: Chúa. Mất niềm tin vào con người, nhận ra sự vô nghĩa vô lý của cuộc sống, anh muốn nương náu nơi Đức Chúa trời, nhưng anh đã đi tìm nhiều lần mà khơng thấy. Cuộc kiếm tìm của anh thể hiện sự vơ vọng của kiếp người, sự cô đơn đến tuyệt vọng của một con người mà trong con mắt của người ngồi là có tất cả.

““Lạy cha, cho con xin được gặp Người”

Đó là cái khóc nức của một người hồn tồn khơng tìm thấy ý nghĩa của sự tồn tại bản thân dù rất nhiều khi, anh “luôn tự hào và tự tin về cách sống tự cân bằng của mình” [41; tr.93]. Nhưng rồi anh vẫn không thể cưỡng lại được mong muốn tự nhận diện mình, muốn tìm thấy bản ngã, “muốn xem mình là nóng hẳn hay lạnh hẳn” [41; tr.93].

Vơ nghĩa và trống rỗng là những trạng thái tinh thần thường xuyên của văn học hậu hiện đại, đó là tâm thức của con người trước những biến đổi của cuộc sống. Nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái là một thế giới những con người cô đơn sống trong một thế giới vô nghĩa, vô lý. Nhân vật họa sĩ Chuối Hột trong Mười lẻ

một đêm sống cơ lập, tách biệt, khơng muốn có bất kỳ mối quan hệ nào với những người xung quanh. Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế dường như phải sống cùng với nỗi cô đơn kéo dài bởi chính khả năng kỳ lạ của bản thân: thanh trừng những kẻ độc ác, gian dâm muốn làm hại cô và người thân của cô. Nỗi cô đơn ấy theo cô trong suốt quãng đời dài, từ khi còn bé cho tới khi trưởng thành. Khi cịn bé, khơng một đứa trẻ nào dám kết bạn với cơ, cịn khi lớn lên, cô không thể trao trọn vẹn tình yêu của mình cho người cơ u. Chính cái tàn ác của xã hội đã biến Mai Trừng thành một người đơn độc trên hành trình hướng tới chân thiện mỹ.

Cơ đơn lạc lõng cũng là những nhức nhối trong các sáng tác của Tạ Duy Anh. Nó gắn chặt với đời sống của lão Khổ, kèm theo sự lo âu liệu rằng mình có là người cuối cùng của thế hệ cùng tuổi nằm dưới lịng đất? Đó là nỗi sợ hãi của kiếp nhân sinh, cũng là nghịch lý của cuộc sống: khơng muốn mình lạc lõng giữa cuộc đời, nhưng cuối cùng lại phải thường trực trong trạng thái cô đơn, sống một mình giữa đồng loại.

Bào thai trong Thiên thần sám hối hồ nghi, lo sợ trước cuộc sống đầy rẫy

những bất an bên ngồi, đến mức có mong muốn khơng bao giờ ra ngồi, mãi mãi chỉ là một bào thai, ấm êm trong bụng mẹ để không phải bắt đầu một cuộc sống với rất nhiều độc ác, ích kỷ, phũ phàng. Đó là sự lạc lồi cơ đơn vô cớ của con người trước hiện thực cuộc sống. Nó trở thành nỗi ám ảnh, đến mức khiến người ta muốn tự làm tiêu biến bản thân.

Nhân vật tơi trong Đi tìm nhân vật ln trong cuộc truy tìm bản thân, truy tìm ý nghĩa cuộc sống. “Vậy thì tơi là ai? Là hắn hay là một tơi khác?... Tôi là ai? Tôi phải bằng mọi cách biết tôi là ai” [1]. Nhân vật tơi ln ở trong trạng thái “vong

thân”, nó như một tiền định. Họ cơ đơn bởi họ khơng biết mình là ai, bởi khơng xác thực được vị trí của mình trong cuộc đời.

Mỗi nhân vật của Nguyễn Bình Phương lại như một “tiểu tự sự” riêng biệt có tính chất phân mảnh, hồi nghi, bất tín nhận thức. Dường như họ khơng có bất cứ mối liên hệ nào với những người xung quanh, dù sống cùng nhau, tương tác với nhau trong cùng một ngơi làng, hay thậm chí một gia đình. Họ cơ đơn trong mối quan hệ cộng đồng, và cơ đơn từ chính tự sâu tâm hồn. Có điều, bản thân mỗi “tiểu tự sự” ấy cũng khơng hồn tồn là một chỉnh thể thống nhất, có bản sắc riêng, mà họ chỉ như những sinh thể đồng dạng, hỗn loạn. Nỗi cô đơn không tên, không nguồn gốc khiến họ như thể chỉ đang tồn tại. Họ cũng làm việc, nói chuyện, tiếp xúc với nhau... nhưng dường như tất cả những hành động ấy diễn ra trong một trạng thái vô thức. Hàng loạt những nhân vật như Hiếu, Trang (Mình và họ), Khẩn (Ngồi), Hồn (Người đi vắng), Tính, Hiền... (Thoạt kỳ thủy) cùng những nhân vật không tên trong Những đứa trẻ chết già là những cõi riêng biệt đầy lạc lõng cô đơn của bản năng và tiềm thức.

Với Phạm Thị Hoài, nhân vật được hiện lên trong một thế giới vô hồn, vơ nghĩa, ít sự gần gũi mang tính người, ít mối liên kết giữa con người với con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết việt nam (Trang 75 - 90)