Những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 104 - 106)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4. Những mặt đƣợc, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra

3.4.2. Những tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, công tác thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi trong giai đoạn phát triển vừa qua có một số hạn chế và yếu kém cần sớm đƣợc khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực quan trọng này. Đó là:

(i) Chƣa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của các nguồn vốn ƣu đãi. Tƣ duy bao cấp vẫn còn ảnh hƣởng đến quản lý và sử dụng vốn viện trợ. Ngƣời thụ hƣởng có nhận thức chƣa đúng về nguồn vốn này, coi ODA là tiền cho không của nƣớc ngoài (Bùi Thanh, 2007). Từ đó ra sức tranh thủ nguồn vốn này mà không tính toán đến hiệu quả kinh tế, tính bền vững của dự án cũng nhƣ khả năng trả nợ (Phan Trung Chính, 2008b). Mặt khác, do phải chịu sức ép về thiếu vốn nên dễ dàng chấp nhận sử dụng vốn vay nƣớc ngoài cho bất kỳ mục tiêu nào, miễn là nằm trong phạm vi ƣu tiên rộng là đƣợc.

(ii) Năng lực hấp thụ nguồn vốn ƣu đãi của quốc gia, cũng nhƣ ở cấp ngành và địa phƣơng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nhiều chƣơng trình, dự án còn bị chậm tiến độ. Hậu quả là giải ngân của cả nƣớc đạt thấp so với vốn ƣu đãi đã ký kết. Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ở nƣớc ta thấp hơn so với tỷ lệ giải ngân trung bình 15% của các nƣớc nhận viện trợ (Phạm Thị Túy, 2005). Do tiến độ thực hiện dự án kéo dài làm giảm hiệu quả dự án, làm tăng chi phí liên quan (chi phí ban quản lý dự án, chi phí tƣ vấn...) làm lãng phí vốn đầu tƣ, Ví dụ: dự án Mạng viễn thông nông thôn các tỉnh miền Trung phát sinh chi phí tƣ vấn 41.309.712.425 đồng; dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ sử dụng vốn vay ADB chi phí tƣ vấn, kiểm toán độc lập tăng 488.598 USD (Nguyễn Mạnh Cƣờng, 2008). Tỷ lệ quá hạn ngày một tăng (khoảng 0,42% dƣ nợ vay), ảnh hƣởng xấu tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn này (Đặng Vũ Hùng, 2013). Theo tính toán của ADB, nếu Việt Nam cải thiện đƣợc tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn ƣu đãi thì tốc độ tăng trƣởng GDP có thể tăng thêm 0,5 - 1% (Trần Minh Tuấn, 2011).

(iii) Thiết kế của một số chƣơng trình, dự án sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi chƣa sát với thực tế Việt Nam nói chung và của các địa phƣơng nói riêng. Một số dự án thí điểm những mô hình phát triển chỉ hoạt động khi còn dự án, mà không nhân rộng đƣợc và áp dụng trong thực tế sau khi dự án kết thúc. Đồng thời, trong cùng một lĩnh vực nhƣ xóa đói giảm nghèo, các nhà tài trợ áp dụng các mô hình khác nhau, dẫn đến trùng lặp, kém hiệu quả và lãng phí nguồn lực của địa phƣơng, cũng nhƣ của các nhà tài trợ.

Việc lồng ghép các chƣơng trình và dự án của Chính phủ trên địa bàn với các chƣơng trình và dự án sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi có những nội dung gần nhau nhƣ xóa đói giảm nghèo, giao thông nông thôn, nƣớc sạch nông thôn,... còn hạn chế gây ra trùng lặp, hạn chế hiệu quả.

(iv) Trong quá trình thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi cho một số bộ, ngành và địa phƣơng đã để xảy ra những vụ việc vi phạm các quy định quản lý viện trợ của Chính phủ và của nhà tài trợ. Mức độ thất thoát của các dự án lớn, theo thống kê mức độ thất thoát đầu tƣ từ 20 – 30%, cá biệt có dự án thất thoát lên đến 58,8% (Đoàn Ngọc Phúc, 2005).

Việc quản lý và sử dụng vốn ƣu đãi hiệu quả còn thấp, việc thực thi các qui định về vấn đề này còn chƣa triệt để, công tác theo dõi tập trung chủ yếu vào báo cáo tiến độ, tình thình thực hiện để đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ nhằm giải ngân dự án, chƣa chú ý thỏa đáng khâu thẩm định hiệu quả dự án, thiếu kiểm tra quá trình thực hiện dự án. Việc quản lý thiên vào quản lý đầu vào của dự án, thiên về hoàn thành dự án hơn là hiệu quả của nó mang lại (Phan Trung Chính, 2008). Ban quản lý dự án đƣợc giao quá nhiều quyền và không rõ trách nhiệm, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa đƣợc đề cao làm hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài (Tôn Thanh Tâm, Đặng Nhật Minh, 2006).

Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý nhà nƣớc về vốn viện trợ còn thiếu, hay thay đổi, không đồng bộ. Còn có những bất cập trong chính sách thu hút, sử dụng, quản lý nhà nƣớc về vốn ƣu đãi, làm cho khu vực tƣ nhân chƣa thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn này, trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc tiếp cận thuận lợi nhƣng tỷ lệ giải ngân thấp (Hoàng Ngọc Âu, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)