Nợ công của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 151 - 175)

Nguồn: Bộ Tài chính, 2014

Việc đi vay các nguồn vốn ƣu đãi khiến quy mô nợ công tăng nhanh, gánh nặng trả nợ tăng dần. Với thâm hụt ngân sách ở mức cao 5,3% GDP, theo dự báo của Bộ tài chính, nợ công cả năm 2015 dự báo sẽ ở mức hơn 100 tỷ USD và chiếm

khoảng 64% GDP, nợ nƣớc ngoài khoảng 45% GDP, tiệm cận mức an toàn (nợ công/GDP dƣới 65% và nợ nƣớc ngoài quốc gia/GDP dƣới 50%) và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất là trong điều kiện thâm hụt ngân sách cao và dự trữ ngoại hối mỏng. Rủi ro càng lớn dần khi điều kiện vay ƣu đãi giảm dần và điều kiện vay nƣớc ngoài chặt chẽ hơn trong các khoản vay ODA kể từ sau năm 2010 khi Việt Nam gia nhập nhóm nƣớc có thu nhập trung bình.

Với tốc độ tăng quy mô tăng nhanh cộng với các khoản nợ gốc đến hạn trong giai đoạn này, nhiều khả năng, tỷ lệ nợ công phải trả (nợ gốc và lãi) so với tổng thu Ngân sách nhà nƣớc có nguy cơ tiến đến sát vƣợt ngƣỡng cảnh báo 25%. Gánh nặng này có thể để lại hậu quả xấu cho các thế hệ trong tƣơng lai. Nếu để tình trạng quá nghiêm trọng, nền kinh tế quốc gia có thể bị suy thoái và dẫn đến một loạt các vấn đề liên quan kéo theo về môi trƣờng, văn hóa, xã hội. Thực tế, nợ nƣớc ngoài tăng nhanh (trung bình 22% một năm trong 20 năm), cao hơn nhiều so với mức tăng danh nghĩa của GDP (trung bình 16% một năm). Mặc dù nợ nƣớc ngoài của Việt Nam vẫn nằm trong ngƣỡng an toàn và chƣa phải là vấn đề quá nghiêm trọng song nếu xu hƣớng tăng nhanh không đi kèm với hiệu quả sử dụng cao sẽ chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế và gánh nặng trả nợ trong tƣơng lai.

Căn cứ nhu cầu vay nƣớc ngoài của Việt Nam và kinh nghiệm rút ra từ việc quản lý và sử dụng vốn ƣu đãi của cộng đồng các nhà tài trợ và yêu cầu của Chiến lƣợc quản lý nợ công giai đoạn 2015-2020, để bảo đảm an toàn nợ công, cần có các giải pháp và định hƣớng về chính sách cho trong quản lý và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi, đó là:

i) Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ công và phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của đất nƣớc, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành trong việc sử dụng vốn ƣu đãi.

ii) Rà soát, phân kỳ đầu tƣ đối với chƣơng trình, dự án đang triển khai và dự kiến sử dụng vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ để đảm bảo trong giới hạn trần nợ công, nợ Chính phủ đã đƣợc Quốc hội phê chuẩn. Trong đó cần khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tƣ hoặc đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ vào dự án

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cung cấp dịch vụ công nhằm giảm gánh nặng đối với nợ của Quốc gia.

iii) Quản lý việc sử dụng vốn đầu tƣ công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn ƣu đãi; bảo đảm đầu tƣ tập trung, đồng bộ, chất lƣợng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực, không để thất thoát, lãng phí.

iv) Để đảm bảo nợ công an toàn, phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng vốn ƣu đãi là vừa duy trì động lực phát triển vừa tạo ra nguồn thu cho Ngân sách nhà nƣớc căn cứ vào kế hoạch trung và dài hạn để đảm bảo khả năng trả nợ. Trong đó cần ƣu tiên thực hiện đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn vay.

v) Lựa chọn nguồn vốn vay phù hợp với cơ chế tài chính của dự án chƣơng trình sử dụng vốn ƣu đãi, tiến tới việc quản lý tổng mức vốn vay khi Việt Nam chỉ còn đƣợc vay từ nguồn kém ƣu đãi.

vi) Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn ƣu đãi.

vii) Việc ra quyết định sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi cần bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tƣ công.

Kết luận Chƣơng 4:

Trong Chƣơng 4, Luận án đã làm rõ về bối cảnh, định hƣớng và các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ƣu đãi trong bối cảnh thực tiễn của đất nƣớc đã chuyển sang là nƣớc có thu nhập trung bình với các nội dung chính sau:

Thứ nhất, đã xây dựng đƣợc bức tranh về bối cảnh trong nƣớc và quốc tế và các vấn đề đặt ra khi Việt Nam trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình, tác động của bối cảnh mới đối với Việt Nam và trong đó nêu bật đƣợc những thay đổi cơ bản trong quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam với các nhà tài trợ về chính sách, cơ cấu và phƣơng thức viện trợ trong bối cảnh mới.

Thứ hai, đã nêu đƣợc quan điểm, định hƣớng thu hút và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi trong bối cảnh khi Việt Nam đã là nƣớc có mức thu nhập trung bình, căn cứ vào nhu cầu và tôn chỉ tài trợ, đã xác định đƣợc các nguyên tắc, lĩnh vực ƣu tiên sử dụng nguồn vốn ƣu đãi trong thời gian tới.

Thứ ba, căn cứ vào đánh giá vi mô và vĩ mô về hiệu quả viện trợ, Luận án đã đề xuất và đặt ra các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ƣu đãi cho Việt Nam trong bối cảnh đã là nƣớc có mức thu nhập trung bình, gồm các giải pháp về nâng cao nhận thức về bản chất các nguồn vốn ƣu đãi; hoàn thiện hành lang và khuôn khổ pháp lý về sử dụng vốn ƣu đãi; khai thác tiềm năng của khu vực tƣ nhân thông qua các dự án PPP; tăng cƣờng sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội và đề cao tính minh bạch trong quản lý viện trợ; phân cấp và đơn giản quy trình thủ tục và các giải pháp bảo đảm an toàn nợ bền vững trƣớc khi đƣa ra quyết định sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi. Đây là những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ các nguồn vốn ƣu đãi cho Việt Nam trong bối cảnh khi đã trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình.

KẾT LUẬN

Các nguồn vốn ƣu đãi đã đóng góp một phần quan trọng giúp Việt Nam đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc. Trong giai đoạn 2011- 2015, với tổng số nguồn vốn cam kết hơn 20,4 tỷ USD, vốn ký kết là 21,6 tỷ USD và lƣợng vốn giải ngân là 17,9 tỷ USD, các nguồn vốn ƣu đãi đã phát huy tác dụng to lớn trong việc đạt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là hỗ trợ phát triển hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, phát triển thể chế và nguồn nhân lực của đất nƣớc.

Bên cạnh những ƣu điểm, công tác thu hút, quản lý và sử dụng vốn ƣu đãi trong giai đoạn phát triển vừa qua có một số hạn chế và yếu kém nhƣ: Chƣa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của các nguồn vốn ƣu đãi; nhiều chƣơng trình, dự án còn bị chậm tiến độ, thời gian thực hiện dự án kéo dài; tỷ lệ giải ngân chậm so với các nƣớc trong khu vực; hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý nhà nƣớc về vốn vay ƣu đãi còn thiếu, hay thay đổi, không đồng bộ; và còn có những bất cập trong chính sách thu hút, sử dụng, quản lý nhà nƣớc làm cho khu vực tƣ nhân chƣa thể nhanh chóng tiếp cận đƣợc nguồn vốn này.

Trong bối cảnh là một nƣớc có mức thu nhập trung bình, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức trong thu hút các nguồn vốn bên ngoài, tuy nhiên, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức sẽ thay đổi về quy mô, cơ cấu và phƣơng thức cung cấp, theo đó, vốn ODA không hoàn lại có chiều hƣớng giảm dần, trong khi đó các nguồn ƣu đãi sẽ có chiều hƣớng tăng lên, nhiều cách tiếp cận và mô hình viện trợ mới do đó cần phải có các giải pháp phù hợp bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này.

Trong thời gian tới, để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ƣu đãi nhằm

đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp tổng thể nhƣ: Nâng cao nhận thức về bản chất nguồn vốn ƣu đãi; hoàn thiện đồng bộ hành lang và khuôn khổ pháp lý về quản lý vốn vay ƣu đãi; khai thác tối đa nguồn lực từ khu vực tƣ nhân và nhân rộng mô hình Hợp tác công - tƣ (PPP), khuyến khích đi theo hƣớng đi mới để thu hút đầu tƣ, kêu gọi các nguồn vốn ƣu đãi; thúc đẩy tiến độ giải ngân các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn vay ƣu đãi; nâng cao tính làm chủ và tăng cƣờng sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội và đề

cao tính minh bạch trong quản lý và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi.

Mặc dù Việt Nam đã đứng trong hàng ngũ nhóm các nƣớc có mức thu nhập trung bình song con đƣờng phía trƣớc còn nhiều khó khăn, thách thức đan xen trong khung cảnh thế giới đầy biến động. Những giải pháp nêu trên nếu đƣợc áp dụng đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi; thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển với Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế nhằm xây dựng đất nƣớc Việt Nam giàu mạnh, văn minh./.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Bùi Đình Viên (2015), Kinh nghiệm quản lý các nguồn vốn ưu đãi của một số quốc gia có mức thu nhập trung bình và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 69, tháng 8 năm 2015, trang 29-36.

2. Bùi Đình Viên, Phạm Thị Hồng Điệp (2015), “Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các nguồn vốn vay kém ưu đãi ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc, số 236, tháng 9 năm 2015, trang 76-80.

3. Bùi Đình Viên, Phạm Thị Hồng Điệp (2012), “Thu hút, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc, số 194, tháng 4 năm 2012, trang 49-53.

4. Bùi Đình Viên (2009), “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Ốt-xtrây-li-a cho Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc, số 161, tháng 6 năm 2009, trang 28-32.

5. Bùi Đình Viên (2007), “Chặng đường 30 năm hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế Liên hợp quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3 (70), tháng 9 năm 2007, trang 34-41.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. AEF (2011), Báo cáo tiến độ hiệu quả viện trợ tại Diễn đàn hiệu quả viện trợ lần thứ 3 năm 2011, Hà Nội, tr. 2.

2. AFD (2014), Tài liệu họp Định hướng hàng năm giữa Việt Nam và AFD,

(3/11/2014), tr 2-3.

3. Nguyễn Ngọc Anh (2006), “Một số kinh nghiệm về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trên thế giới và Việt Nam”, Xây dựng; số 7, tr. 12-14.

4. Trần Tuấn Anh (2003), ODA Nhật Bản cho các nước Đông Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, tr. 2-3.

5. Hoàng Ngọc Âu (2013), “Bàn thêm về quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam”,

Kinh tế và dự báo, 9, tr. 20 - 22.

6. Lê Xuân Bá, Ngô Minh Tuấn, Trần Thị Hạnh (2008), Phân cấp quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam: Chính sách và thực hiện ở địa phương. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng, tr.3-5.

7. Ban Bí Thƣ trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam (2010), Kết luận số 64/KL-TW ngày 9/2/2010, tr. 2.

8. Nguyễn Quốc Bình (2013), “Để sử dụng hiệu quả ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Kinh tế và dự báo, 9, tr. 15-17.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2007), Thông tư số 04/2007/TT-BKH hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ, tr. 23-25.

10.Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2010), Báo cáo tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ năm 2010, tr. 2-3.

11.Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2011), Đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dụng ODA giai đoạn 2011-2020, tr. 34-38.

12.Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013), Báo cáo đánh giá 5 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, tr. 12-13.

13.Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2014), Báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn ODA, vay kém ưu đãi, tr.2.

14.Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2014b), Báo cáo đánh giá toàn diện 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, 1993-2013, tr.7-8.

15.Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2014c), Báo cáo tổng quan công tác vận động thu hút và sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi, tr.1-2.

16.Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2015), Báo cáo định hƣớng thu hút và sử dụng ODA, vốn vay ƣu đãi trong giai đoạn 2015 – 2020, tr. 6-8.

17.Bộ Ngoại giao (1997), Báo cáo kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc, tháng 10 năm 1997, tr. 34.

18.Bộ Tài chính (2000), Chiến lược vay và trả nợ nước ngoài 2001-2010, tr. 3

19.Bộ Tài chính (2000b), Quyết định 02/2000/QĐ-BTC ban hành Quy chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, tr.5.

20.Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 82/2007/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, tr.8.

21.Bộ Tài chính (2008), Báo cáo đánh giá các chương trình, dự án ODA giai đoạn 2000-2007, tr.2.

22.Bộ Tài chính (2010), Báo cáo Định hướng vay và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế giai đoạn 2011-2020.

23.Bộ Tài chính (2011), Báo cáo định hướng sử dụng nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế., tr.3.

24.Bộ Tài chính (2013), Đề án tổng kết về vay-trả nợ công giai đoạn 2006-2012 và kế hoạch vay trả nợ công đến năm 2020, tr. 12.

25.Phan Trung Chính (2008), "Đặc điểm nguồn vốn ODA và thực trạng quản lý nguồn vốn này ở nƣớc ta”, Ngân hàng, số 7 tháng 4/2008, trang 18-25.

26.Phan Trung Chính (2008b), "Giải pháp quản lý nguồn vốn ODA ở nƣớc ta”, Quản lý Nhà nước, số 146 tháng 3/2008, trang 29 - 33.

27.Phan Trung Chính, Bùi Hồng Quang (2008), “Bàn thêm về quản lý nguồn vốn ODA ở nƣớc ta”, Sinh hoạt lý luận; Số 1, tr. 55-60.

28.Chính phủ (2001), Nghị định 17/2001/NĐ-CP - Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.

29.Chính phủ (2005), Nghị định 134/2005/NĐ-CP - Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

30.Chính phủ (2006), Nghị định số 131/2006/NĐ-CP - Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

31.Chính phủ (2013), Nghị định số 38/2013/NĐ-CP - Về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

32.Chirstian Ketels, Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Thị Tuệ Anh, Đỗ Hồng Hạnh, (2010), Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam, CIEM, tr.110.

33.Daniel Blais, Luc Picard (1997), Các thiết chế tài chính quốc tế và các nước đang phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, tr.23-25.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 151 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)