Khoảng trống và những vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 32 - 33)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Khoảng trống và những vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu

Tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc cho thấy, các tác giả đã nêu đƣợc: (i) Một số vấn đề về lý luận ODA nhƣ khái niệm, bản chất của nguồn vốn ODA; (ii) Đƣa ra đƣợc ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm về thu hút, quản lý và hiệu quả sử dụng ODA của các nƣớc trong khu vực và thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam; (iii) Gợi mở một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng hơn nữa việc quản lý và sử dụng hiệu quả viện trợ nói chung và cho một số lĩnh vực cụ thể nhƣ y tế, phát triển hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chƣa hệ thống hóa một cách toàn diện về mặt lý thuyết và phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, đặc biệt là khi nguồn vốn vay kém ƣu đãi sẽ gia tăng trong thời gian tới. Chƣa có nghiên cứu nào về hiệu quả viện trợ đặt trong bối cảnh mới của Việt Nam khi trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình thấp, bị ảnh hƣởng do có sự thay đổi căn bản trong chính sách cung cấp viện trợ và mục tiêu sử dụng các nguồn vốn vay ƣu đãi cho Nhà nƣớc Việt Nam trong bối cảnh khi nguồn vốn ODA giảm dần, vốn vay trở lên đắt hơn.

Từ những nhận xét trên, tác giả nhận thấy rằng, cần có một nghiên cứu chuyên sâu hơn, toàn diện hơn cả về lý luận và thực tiễn về thu hút, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay cho Việt Nam trong bối cảnh có nhiều thay đổi mang tính cơ bản về cung và cầu về các nguồn vốn vay ƣu đãi khi Việt Nam trở thành nƣớc MIC, cùng sự xuất hiện của nhiều phƣơng thức tài trợ mới, sự tham gia của khu vực tƣ nhân để bảo đảm việc sử dụng các nguồn vốn này thực sự có hiệu quả cho đất nƣớc. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này, vì vậy, đây là những vấn đề mà tác giả muốn nghiên cứu làm rõ trong đề tài Luận án của mình.

Vì vậy, việc nghiên cứu Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi khi Việt Nam trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình" sẽ đóng góp về mặt lý luận khoa học và có ý nghĩa thực tiễn trong thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ƣu đãi của cộng đồng các nhà tài trợ dành cho Việt Nam trong thời gian tới.

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN ƢU ĐÃI TRONG BỐI CẢNH NƢỚC

CÓ MỨC THU NHẬP TRUNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)