Triển vọng của quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tà

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 114 - 117)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Triển vọng của quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tà

đối với Việt Nam dễ nhận thấy là quy mô vốn ODA ƣu đãi, bao gồm viện trợ không hoàn lại và vay ƣu đãi giảm dần và trên thực tế, sau khi đạt đỉnh vào năm 2009, cam kết vốn ODA cho Việt Nam bắt đầu xu thế giảm dần.

4.2. Triển vọng của quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ tài trợ

Hiện đã có những thay đổi cơ bản trong quan hệ hợp tác phát triển phù hợp với bối cảnh mới của Việt Nam khi đã đạt mức thu nhập trung bình. Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ hiện đang có những điều chỉnh nhất định về chính sách để phù hợp với bối cảnh mới của Việt Nam khi trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình đó là: (i) thay đổi về chính sách viện trợ; (ii) thay đổi về cơ cấu nguồn vốn viện trợ; và (iii) thay đổi về phƣơng thức hợp tác phát triển, cụ thể:

4.2.1. Về chính sách viện trợ đối với nguồn vốn ưu đãi

Theo tập quán viện trợ phát triển quốc tế, viện trợ với những điều kiện ƣu đãi dành cho các nƣớc nghèo, chậm phát triển thu nhập thấp. Trong quá khứ, là nƣớc thu nhập thấp, Việt Nam đã đƣợc hƣởng những ƣu đãi của ODA trong thời kỳ 1993- 2010. Do vậy, sự thay đổi đầu tiên của chính sách viện trợ của các nhà tài trợ đối với Việt Nam dễ nhận thấy là quy mô vốn ODA, vay ƣu đãi, bao gồm viện trợ không hoàn lại và vay ƣu đãi giảm dần và trên thực tế, sau khi đạt đỉnh vào năm 2009, cam kết vốn ODA viện trợ cho Việt Nam bắt đầu xu thế giảm dần.

Đơn vị: Triệu USD

Biểu đồ 4.1. Vốn ODA, vay ƣu đãi cam kết trong các năm 2009-2012

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013)

4.2.2. Về cơ cấu nguồn vốn ưu đãi

Một số nhà tài trợ điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn ƣu đãi cung cấp cho Việt Nam theo hƣớng giảm nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và các khoản vốn vay ƣu đãi, mở các kênh tín dụng mới có các điều kiện cho vay kém ƣu đãi hơn với lãi suất sát với lãi suất thị trƣờng vốn, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ ngắn hơn. Ví dụ, trong khoản cam kết của ADB dành cho Việt Nam trong năm 2011 chỉ có 25 triệu USD là cho vay không hoàn lại còn 1 tỷ USD là những nguồn vốn thông thƣờng, kém ƣu đãi hơn; từ 2011 Việt Nam không còn đƣợc vay các khoản tín dụng ƣu đãi (dành cho các nƣớc nghèo, 0,75%/năm, thời gian đáo hạn 35 – 40 năm) từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) mà phải vay từ IBRD (ngân hàng tái thiết và phát triển, có các điều kiện vay sát với thị trƣờng (Phạm Thị Túy, 2011). Thuật ngữ “vốn vay kém ƣu đãi” của nhà tài trợ tƣơng ứng với thuật ngữ “vốn vay ƣu đãi” sử dụng trong Luật quản lý nợ công của Việt Nam. ADB và WB là những nhà tài trợ đi tiên phong trong việc mở các kênh vốn vay kém ƣu đãi. Đối với ADB là nguồn vốn vay thông thƣờng (OCR) và WB là nguồn vốn vay kém ƣu đãi của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (IBRD) nằm trong Nhóm Ngân hàng Thế giới. Một số nhà tài trợ cũng cung cấp các nguồn vốn vay kém

ƣu đãi nhƣ vốn vay phát triển của CHLB Đức, vốn của Pháp, vốn tài trợ phát triển khác của Nhật Bản,...

4.2.3. Về phương thức hợp tác phát triển trong thời gian tới

Một số nhà tài trợ chuyển đổi hình thức quan hệ hợp tác phát triển chính thức với Chính phủ Việt Nam sang hỗ trợ trực tiếp để phát triển quan hệ hợp tác giữa các đối tác của hai bên nhƣ quan hệ trực tiếp giữa các trƣờng đại học, các viện hoặc trung tâm nghiên cứu, các tổ chức xã hội. Một số nhà tài trợ có thể chấm dứt chƣơng trình cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam.

Hầu hết các nhà tài trợ điều chỉnh và thay đổi chính sách viện trợ cho Việt Nam theo đó nguồn vốn ODA có xu hƣớng giảm, đồng thời vốn vay kém ƣu đãi có chiều hƣớng tăng lên. Tình hình đó đòi hỏi Việt Nam phải có cách tiếp cận phù hợp để thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát triển, đồng thời phải đảm bảo khả năng trả nợ nƣớc ngoài.

Các cách tiếp cận và mô hình viện trợ phát triển nhƣ tiếp cận chƣơng trình, ngành (PBA), hỗ trợ ngân sách chung (GBS) và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu (TBS) sẽ đƣợc áp dụng nhiều hơn; phân công lao động và bổ trợ lẫn nhau trên cơ sở lợi thế so sánh giữa các đối tác phát triển sẽ đƣợc đẩy mạnh.

Cùng với quy luật phát triển, các nhà tài trợ sẽ khuyến khích khu vực tƣ nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt theo hình thức hợp tác công - tƣ (PPP); thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào quá trình phát triển.

Một số nhà tài trợ cung cấp vốn ƣu đãi thông qua các chƣơng trình toàn cầu (HIV/AIDS, biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng...), các hoạt động hợp tác khu vực trong khuôn khổ ASEAN, hợp tác tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng (GMS) (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2014). Những xu thế này sẽ tiếp tục đƣợc tăng cƣờng và mở rộng đối với Việt Nam trong những năm tới.

Sự thay đổi tiếp theo ở cách tiếp cận và mô hình tài trợ phát triển, với việc tăng cƣờng áp dụng tiếp cận chƣơng trình, ngành, hỗ trợ ngân sách chung và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu; khuyến khích sự tham gia vào quá trình phát triển của các tổ chức phi chính phủ; hỗ trợ khu vực tƣ nhân tham gia đầu tƣ phát triển các lĩnh vực công,

nhất là đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội; phân công lao động và bổ trợ lẫn nhau trên cơ sở lợi thế so sánh giữa các nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)