Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4. Những mặt đƣợc, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra
3.4.4. Những bài học kinh nghiệm
Từ những tồn tại trong quá trình quản lý và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi trong thời gian qua, có thể đúc kết đƣợc các bài học kinh nghiệm sau:
Một là, trong công tác quản lý các nguồn vốn ƣu đãi cần nâng cao nhận thức
đúng đắn về bản chất nguồn vốn này với hai mặt chính trị và kinh tế gắn kết chặt chẽ với nhau để trên cơ sở đó khai thác tác động tích cực về chính trị và kinh tế của vốn ƣu đãi có lợi cho sự nghiệp phát triển của đất nƣớc.
Vì vậy, cần nhận thức đúng đắn là các nguồn vốn ƣu đãi không phải là “thứ cho không” và Chính phủ Việt Nam phải cam kết hoàn trả nguồn vốn vay này theo đúng các điều kiện trong các điều ƣớc quốc tế cụ thể về ODA đã ký kết. Việc ra quyết định sử dụng nguồn vốn ƣu đãi phải luôn đƣợc cân nhắc, tính toán giữa hiệu quả - chi phí để bảo đảm khả năng trả nợ nƣớc ngoài và giữ gìn uy tín quốc gia.
Trong bối cảnh là nƣớc có mức thu nhập trung bình, Việt Nam cần xác định rõ ràng định hƣớng tổng thể về thu hút và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi để làm căn cứ cụ thể hoá các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc huy động nguồn lực này; xác định đƣợc những lĩnh vực ƣu tiến cần sử dụng vốn ƣu đãi tránh tình trạng phân bổ dàn trải, tạo tâm lý ỷ lại, không nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn khác.
Trong bối cảnh là nƣớc có mức thu nhập trung bình, cần có sự thay đổi quan điểm và xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy và xây dựng trong hợp tác phát triển: Quan hệ giữa Việt Nam và các nhà tài trợ trong giai đoạn vừa qua không đơn thuần giữa một bên “cho” và một bên “nhận” viện trợ mà đã phát triển đạt tới quan hệ đối tác trên cơ sở tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, không áp đặt, đề cao và chia sẻ trách nhiệm chung và trách nhiệm giải trình về các kết quả phát triển.
Hai là, hành lang và khuôn khổ pháp lý về quản lý các nguồn vốn ƣu đãi còn
thiếu đồng bộ và chƣa rõ ràng: Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan tới quản lý và sử dụng viện trợ còn chƣa hoàn chỉnh, việc thực hiện các văn bản pháp luật chƣa nghiêm. Hơn nữa, vốn ƣu đãi còn có những đặc thù về mặt pháp lý mà nƣớc tiếp nhận phải tuân thủ những quy định của nhà tài trợ và các tập quán, thông lệ quốc tế cũng làm cho khung khổ pháp lý về quản lý nguồn vốn này trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, ở Việt Nam Quốc hội, ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất về nợ công và ngƣời dân, chủ thể đóng thuế và là ngƣời trả nợ cuối cùng gần nhƣ đứng ngoài quy trình về vốn ƣu đãi; do đó Quốc hội cần ban hành luật về các nguồn vốn ƣu đãi theo đó chú trọng quy định chặt chẽ quản lý nguồn vốn này, nhất thiết phải công khai, minh bạch toàn bộ số vốn, các dự án và quy trình phân bổ, buộc phản biện độc lập trƣớc khi quyết định đầu tƣ.
Ba là, Hợp tác công - tƣ (PPP): Hƣớng đi mới để thu hút đầu tƣ kêu gọi các
dự án dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nƣớc có sử dụng vốn ƣu đãi làm hạt nhân thực hiện. Với mô hình PPP, Nhà nƣớc sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tƣ nhân đƣợc khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lƣợng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ƣu hóa hiệu quả đầu tƣ và cung cấp dịch vụ công cộng chất lƣợng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nƣớc và ngƣời dân vì tận dụng đƣợc nguồn lực tài chính và quản lý từ tƣ nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho ngƣời dân. Việc các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tƣ nhân tham gia vào các dự án sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi sẽ phát huy đƣợc hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn này,
Bốn là, cần nâng cao hơn nữa tính làm chủ, và tinh thần trách nhiệm của nhiều
cơ quan chủ quản, chủ dự án. Điều này hết sức quan trọng nhằm tránh tâm lý “ODA là khoản quà tặng” hơn là một khoản vay đầu tƣ nghiêm túc. Việc lựa chọn và xây dựng dự án chƣa đƣợc chú ý đúng mức, phó thác cho nhà tài trợ hoặc cho tƣ vấn. Chƣa dành đủ nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện các dự án. Nếu thiếu nguồn lực đối ứng, gồm tài chính và nguồn vốn con ngƣời có năng lực khó mà thành công trong sử dụng viện trợ có hiệu quả cao để phục vụ các mục tiêu phát triển.
Phát huy đƣợc vai trò làm chủ các mục tiêu phát triển sẽ tránh rơi vào tình trạng phụ thuộc vào viện trợ, phát huy đƣợc tinh thần tự chủ, năng động và sáng tạo để sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi một cách thông minh và hiệu quả nhất. Hạn chế việc một số nhà tài trợ, nhất là các nhà tài trợ Bắc Âu, thông qua các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn ƣu đãi để truyền bá quan điểm và mô hình của mình đối với những lĩnh vực nhạy cảm nhƣ nhân quyền, tự do, dân chủ và tác động vào chính sách, thể chế của ta trong các lĩnh vực này.
Cơ cấu quản lý, điều phối và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi ở các cấp còn thiếu thống nhất, năng lực quản lý vốn vay ƣu đãi ở các địa phƣơng còn hạn chế. Cơ cấu tổ chức đầu mối về quản lý, điều phối và sử dụng vốn ƣu đãi ở các cấp chƣa đƣợc xây dựng thống nhất cả ở Trung ƣơng, địa phƣơng và cơ sở. Tổ chức đầu mối quản lý vốn viện trợ ở một số Bộ, ngành và địa phƣơng còn phân tán, chồng chéo, gây khó khăn cho công tác điều phối, quản lý cũng nhƣ phối hợp với nhà tài trợ. Việc chƣa có mô hình chuẩn về các Ban quản lý chƣơng trình, dự án sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi với
chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn đƣợc xác định cụ thể, thiếu chế độ kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các tổ chức này; lƣơng và phụ cấp chậm đƣợc cải thiện đang cản trở việc thu hút những cán bộ có năng lực làm việc cho các chƣơng trình, dự án, trong đó có nhiều dự án vốn vay hàng trăm triệu USD.
Năm là, cần huy động đầy đủ sự tham gia của các tổ chức xã hội, các nhà
chuyên môn, những ngƣời thụ hƣởng hoặc bị ảnh hƣởng từ dự án vào quá trình lựa chọn, xây dựng và thực hiện dự án. Ở cấp quốc gia, vai trò làm chủ thể hiện ở năng lực điều phối nguồn vốn vay ƣu đãi phục vụ các yêu cầu phát triển một cách thống nhất, có hiệu quả cao. Ở cấp cơ sở, vai trò làm chủ là trách nhiệm đề xuất ý tuởng, lựa chọn dự án, chủ động hợp tác với nhà tài trợ và bố trí các nguồn lực trong việc chuẩn bị nội dung chƣơng trình/dự án, tổ chức thực hiện để đạt đƣợc kết quả dự án một cách bền vững và có hiệu quả kinh tế và xã hội.
Phân cấp quản lý và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi là đúng đắn và cần thiết. Phân cấp phải đi đôi với trao quyền, và xác định rõ trách nhiệm, đặc biệt trách nhiệm của ngƣời đứng đầu. Tăng cƣờng năng lực là chìa khóa để đảm bảo phân cấp thành công. Năng lực con ngƣời nắm chắc chủ trƣơng, chính sách và những ƣu tiên phát triển của quốc gia, ngành và địa phƣơng, nhận thức đầy đủ về bản chất của vốn ƣu đãi và tinh thông nghiệp vụ thu hút, quản lý và sử dụng viện trợ là sự đảm bảo vững chắc cho sự thành công của các chƣơng trình, dự án phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, cũng nhƣ của các Bộ, ngành và địa phƣơng.
Sáu là, công tác theo dõi và đánh giá các nguồn vốn ƣu đãi còn hạn chế để bảo
đảm mục tiêu an toàn nợ. Mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực quan trọng nhằm cải thiện hệ thống theo dõi và đánh giá, tuy nhiên công tác theo dõi và đánh giá chƣơng trình, dự án ở các cấp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chế độ báo cáo, thanh quyết toán tài chính chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc và thiếu các chế tài cần thiết. Để bảo đảm an toàn nợ bền vững trƣớc khi ra quyết định, cần tăng cƣờng hơn nữa công tác giám sát của Quốc hội, chỉ ra những khiếm khuyết trong sử dụng viện trợ của những nhóm lợi ích cả trong và nƣớc ngoài, nhà tài trợ; phân tích những mặt lợi, bất lợi của vốn vay ƣu đãi từ đó đề xuất kiến nghị bảo đảm việc sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả. Ngoài ra, các chƣơng trình và dự án sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi có tác động
trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và ngƣời thụ hƣởng kết quả của quá trình này là ngƣời dân. Do vậy, huy động sự tham gia của Quốc hội, của ngƣời dân và các tổ chức chính trị, xã hội và đoàn thể trong quá trình thực hiện và giám sát quá trình thực hiện là đảm bảo hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này.
Kết luận Chƣơng 3:
Trong Chƣơng 3, Luận án đã làm rõ thực trạng thu hút và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi của cộng đồng các nhà tài trợ dành cho Việt Nam trong giai đoạn từ 2011-2015, với những kết quả chủ yếu sau:
Thứ nhất, đã làm rõ bức tranh tổng quan việc thu hút, sử dụng vốn ƣu đãi cho giai đoạn 2011-2015 có so sánh với giai đoạn 2006-2010, trong đó đã tổng kết đƣợc tình hình cam kết, ký kết và giải ngân các điều ƣớc cụ thể về các nguồn vốn ƣu đãi.
Thứ hai, đã phân tích, đánh giá tác động của các nguồn vốn ƣu đãi tới tăng trƣởng kinh tế vĩ mô và mức độ ảnh hƣởng của vốn ƣu đãi đến tăng trƣởng kinh tế; đã đƣa ra các phân tích cụ thể tác động và hiệu quả viện trợ cho một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Việt Nam, đƣa ra đƣợc các chỉ số đánh giá và phân tích thực trạng vay và trả nợ nƣớc ngoài của Chính phủ Việt Nam theo tiêu chí của WB, IMF.
Thứ ba, đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá vi mô về hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi theo 5 tiêu chí về đánh giá hiệu quả viện trợ nêu tại Chƣơng 1 về tính phù hợp, tính hiệu suất, tác động, hiệu quả thực hiện và tính bền vững của các dự án sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi.
Thứ tƣ, đã tổng hợp đƣợc những mặt đƣợc, mặt chƣa đƣợc, nêu ra đƣợc nguyên nhân và đề xuất 10 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi. Các phát hiện này là căn cứ để đƣa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ƣu đãi cho Việt Nam trong bối cảnh đã là nƣớc thu nhập trung bình ở các chƣơng sau.
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG
HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN VỐN ƢU ĐÃI CHO VIỆT NAM SAU