Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 82)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá thực trạng và tác động của các nguồn vốn ƣu đãi tới một số

3.2.6. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Tổng các nguồn vốn vay ƣu đãi cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo ký kết trong thời kỳ 2011 - 2015 đạt 969 triệu USD. Nguồn vốn ƣu đãi đã hỗ trợ phát triển ngành

giáo dục và đào tạo Việt Nam ở tất cả các cấp học từ giáo dục mần non cho tới giáo dục đại học. Nét nổi bật trong 5 năm 2011 - 2015 là quyết định của Chính phủ sử dụng vốn vay, kể cả vốn vay ƣu đãi để hỗ trợ xây dựng một số trƣờng đại học xuất sắc nhằm hƣớng tới trình độ giáo dục đại học khu vực và quốc tế. Quyết sách này có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện khâu đột phá trong Chiến lƣợc phát triển của Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Các dự án điển hình theo hƣớng này nhƣ dự án xây dựng Trƣờng Đại học Việt Đức, Dự án xây dựng Trƣờng Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Vốn ƣu đãi đã góp phần cải thiện chất lƣợng và hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo, tăng cƣờng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nâng cao chất lƣợng dạy học với nhiều dự án đƣợc thực hiện. Một số dự án điển hình nhƣ Dự án giáo dục tiểu học cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Dự án phát triển tiểu học cho 17 tỉnh khó khăn nhất,... Các chƣơng trình và dự án sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi còn cung cấp những ý kiến tƣ vấn và chuyển giao tri thức cho Chính phủ Việt Nam nhằm phát triển nền giáo dục đáp ứng các yêu cầu cơ bản là phát triển toàn diện, bền vững, tiếp cận các giá trị và xu hƣớng phát triển tiên tiến của thế giới; duy trì bản sắc dân tộc trong hội nhập khu vực và thế giới. Một số nhà tài trợ còn cung cấp các học bổng, phát triển các quan hệ trực tiếp giữa các trƣờng, viện nghiên cứu của nhà tài trợ với các đối tác Việt Nam. Qua những dự án và chƣơng trình trên, thứ hạng và chỉ số HDI (chỉ số phát triển con ngƣời) của Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt qua từng năm thể hiện ở Biểu đồ 3.2 dƣới đây:

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015

Biểu đồ 3.2 Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1980 - 2015

3.2.7. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tăng cường năng lực thể chế, phát triển nguồn nhân lực

Tổng vốn ODA và vốn vay ƣu đãi ký kết cho lĩnh vực khoa học công nghệ, tăng cƣờng năng lực thể chế, phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ 2011- 2015 đạt trên 2,75 tỷ USD. Thông qua các chƣơng trình, dự án sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi, nhiều công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến đã đƣợc chuyển giao, một đội ngũ đáng kể sinh viên, cán bộ các cơ quan của các bộ và địa phƣơng đƣợc đào tạo và nâng cao trình độ tại các trƣờng đại học. Điển hình là Dự án hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tăng cƣờng năng lực quản lý, Dự án hỗ trợ chính sách thƣơng mại và đầu tƣ của châu Âu, Dự án nâng cao năng lực cho ngành công nghiệp và thƣơng mại Việt Nam nhằm kiểm soát phát thải nhà kính và tăng cƣờng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, Dự án đẩy mạnh sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ, Dự án phát triển thành phố công nghệ và khoa học Hòa Lạc đang thực hiện với nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ƣơm tạo doanh nghiệp và đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội,.... Dự án đào tạo nhân lực ngành du lịch và khách sạn tập trung nâng cao năng lực cho các trƣờng đào tạo du lịch tại Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Cần Thơ do Luxembourg tài trợ.

3.2.8 Đối với phát triển của các địa phương

Trong thời kỳ 2011 - 2015 nhiều chƣơng trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Trung ƣơng và địa phƣơng đã đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn ODA và vốn vay ƣu đãi trên các địa bàn trong phạm vi cả nƣớc, góp phần tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sốn của nhân dân, đặc biệt ở những vùng khó khăn. Thế mạnh và tiềm năng của nhiều địa phƣơng đƣợc tăng cƣờng thông qua các dự án kết nối vùng và với các trung tâm kinh tế lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng, các cửa khẩu quốc tế và các cảng biển, cảng hàng không trên cả nƣớc.

So với thời kỳ 2006-2010, ODA và vốn vay ƣu đãi bình quân đầu ngƣời thời kỳ 2011 - 2015 đã có xu hƣớng tăng lên đáng kể, đặc biệt ở các vùng trƣớc đây gặp khó

khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ƣu đãi nhƣ Tây Nguyên (tăng 3,6 lần), Đông Nam Bộ (tăng 2,1 lần), Đồng bằng sông Cửu Long (tăng 2,2 lần).

Bảng 3.3. Vốn ODA ký kết phân bổ theo vùng thời kỳ 2011 – 7/2015 Vùng Vùng

Tổng ODA (Triệu

USD)

ODA bình quân đầu ngƣời

(USD/ngƣời)

Tỷ lệ ODA so với cả nƣớc (%)

1. Đồng bằng sông Hồng: - Không bao gồm Hà Nội - Bao gồm Hà Nội 1.572,48 3.998,00 116,45 195,61 5,96 15,16 2. Trung du và miền núi phía

Bắc 705,22 61,28 2,67

3. Bắc Trung Bộ và duyên hải

miền Trung 3.272,79 169,03 12,41 4. Tây Nguyên 403,20 73,84 1,52 5. Đông Nam Bộ: - Không bao gồm thành phố Hồ Chí Minh - Bao gồm thành phố Hồ Chí Minh 558,44 3.307,77 73,08 213,97 2,12 12,54

6. Đồng bằng sông Cửu Long 2.208,51 126,36 8,37 7. Liên vùng (*) 12.477,51 47,31

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015)

Ghi chú: (*) Các địa phƣơng thụ hƣởng gián tiếp hoặc thụ hƣởng một phần nhƣng

không cụ thể về vốn của từng địa phƣơng.

3.3. Đánh giá các nguồn vốn ƣu đãi theo 5 tiêu chí về hiệu quả sử dụng

Luận án tiến hành nghiên cứu, đánh giá vi mô hiệu quả sử dụng nguồn vốn ƣu đãi theo 5 tiêu chí về hiệu quả sử dụng đó là: tính phù hợp, tính hiệu suất, tính tác động, tính hiệu quả thực hiện và tính bền vững của các dự án sử dụng vốn ƣu đãi.

3.3.1. Tính phù hợp trong sử dụng vốn ưu đãi

Nguồn vốn ƣu đãi có tác động quan trọng đến tăng trƣởng kinh tế vĩ mộ. Nhờ sự chuyển biến tích cực trong công tác thực hiện và giải ngân, tỷ trọng vốn ODA và

vốn vay ƣu đãi so với tổng vốn đầu tƣ phát triển từ ngân sách nhà nƣớc tăng nhanh, từ 42,66% năm 2011 lên 62,5% năm 2015. Mức giải ngân vốn ODA và vốn vay ƣu đãi mặc dù chỉ chiếm khoảng 2,97% GDP và 12,27% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trong thời kỳ 2011- 2015 song trung bình mỗi năm vẫn chiếm khoảng 51,75% tổng vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 3.4. Tỷ trọng các nguồn vốn ƣu đãi so với GDP và tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội giai đoạn 2011 – 2015

Chỉ số 2011 2012 2013 2014 2015

1. GDP (nghìn tỷ đồng)

Theo giá hiện hành 2535 2953 3589 3937 4230

2. ODA và vốn vay ƣu đãi giải ngân

(nghìn tỷ đồng) 75,93 87,12 108,06 120,15 121,88 3. ODA và vốn vay ƣu đãi giải

ngân/GDP (%) 3,00 2,95 3,01 3,05 2,88 4. ODA và vốn vay ƣu đãi giải

ngân/Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội (%) 8,65 8,81 9,90 9,84 9,06 5. ODA và vốn vay ƣu đãi giải

ngân/Tổng vốn đầu tƣ từ NSNN (%) 42,66 42,50 52,53 57,85 62,5

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015)

Các nguồn vốn ƣu đãi có tỷ trọng quan trọng so với GDP của Việt Nam. Bảng dƣới cho thấy sau khi Việt Nam đã đạt đƣợc mức thu nhập trung bình, tỷ lệ đóng góp của các nguồn vốn ƣu đãi cho Việt Nam cao nhất vào năm 2014 (đạt 3.05%), so với chỉ số trung bình trong giai đoạn từ 2011-2015 là 2,978%.

Qua số liệu phân tích cho thấy các nguồn vốn ƣu đãi trong thời gian qua có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh ngân sách nhà nƣớc dành cho đầu tƣ phát triển còn hạn hẹp trong khi nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội lại rất lớn, giúp tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nƣớc và bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội cho ngƣời dân, góp phần quan trọng vào việc tái cơ cấu nguồn ngân sách nhà nƣớc và tập trung vốn cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 3 3.05 2011 2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ (%) đóng góp của nguồn vốn ƣu đãi so với GDP

Nguồn: phân tích của tác giả

Các nguồn vốn ƣu đãi không chỉ đóng góp quan trọng cho GDP mà còn phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nƣớc. Khảo sát tính phù hợp của các chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn ƣu đãi cho Việt Nam thể hiện ở Biểu đồ 3.4 dƣới đây.

Đối với Bộ Tài chính Đối với thứ tự ƣu tiên

Biểu đồ 3.4. Khảo sát về tính phù hợp của vốn ƣu đãi cho Bộ Tài chính, nhu cầu và thứ tự ƣu tiên của các đơn vị thụ hƣởng

Nguồn: Bộ Tài chính (2015)

Khảo sát, điều tra thực trạng cụ thể tại Bộ Tài chính cho thấy hơn 80% số ngƣời trả lời phiếu khảo sát cho rằng vốn ƣu đãi có tính phù hợp cao đối với chiến lƣợc và thứ tự ƣu tiên của Bộ. Khoảng gần 75% cho rằng các nguồn vốn ƣu đãi rất phù hợp với nhu cầu của chính đơn vị thụ hƣởng. Tất cả các đơn vị thụ hƣởng đƣợc phỏng vấn

0% 0% 24.8% 50.4% 24.8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Hoàn toàn không phù hợp Không phù hợp Trung bình Phù hợp Rất phù hợp 0% 1% 20.7% 57.9% 20.7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Hoàn toàn không phù hợp Không phù hợp Trung bình Phù hợp Rất phù hợp

trong 7 lĩnh vực then chốt của Chƣơng trình hiện đại hoá ngành tài chính đều cho rằng vốn ƣu đãi hỗ trợ hầu hết các nhu cầu cải cách của đơn vị.

3.3.2. Tính hiệu suất trong sử dụng các nguồn vốn ưu đãi

Tính hiệu suất trong việc sử dụng vốn ƣu đãi đƣợc thể hiện qua các đánh giá về công tác điều phối tránh sự trùng lắp, tỷ lệ giải ngân; không có sự trùng lắp giữa các chƣơng trình, dự án khác nhau trong việc sử dụng vốn ƣu đãi là yêu cầu quan trọng bảo đảm tính hiệu suất của viện trợ. Kết quả khảo sát cụ thể tại Bộ Tài chính và một số cơ quan cho thấy việc thay đổi trong phƣơng thức điều phối, thu hút vốn ƣu đãi làm tăng tính hiệu suất của nguồn vốn này.

0% 4% 25.6% 49.6% 20.7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Biểu đồ 3.5. Đánh giá công tác điều phối nguồn vốn ƣu đãi

Nguồn: Bộ Tài chính, 2014

Kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi của 59 Cơ quan chủ quản, trong đó bao gồm 7 Bộ, 41 tỉnh/thành phố và 11 Tổng Công ty/Tổ chức Hội về Phân cấp quản lý nguồn vốn đầu tƣ phát triển cho kết quả về đánh giá về phân cấp quản lý, có 18,2% ý kiến trả lời cho rằng, cấp bộ và cơ quan ngang bộ phân cấp quản lý rất tốt, 45,5% đánh giá tốt, 31,8% đánh giá bình thƣờng và 4,5% đánh giá kém. Đối với cấp tỉnh, thành phố, có 22,2% ý kiến đánh giá rất tốt, 53,3% ý kiến đánh giá tốt, 17,8% đánh giá mức độ bình thƣờng và 6,7% đánh giá kém. Từ kết quả khảo sát, điều tra có thể nhận thấy, việc phân cấp là đúng hƣớng và các cơ quan và địa phƣơng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình sau khi đƣợc phân cấp.

Bảng 3.5. Thời hạn trung bình thực hiện các dự án của AFD tại Việt Nam và trong khu vực Thời hạn trung bình (tháng) Trong khu vực Tại Việt Nam

Thời gian vƣợt của Việt Nam so với khu vực Giai đoạn thẩm cứu 13,6 20,3 49%

Để ký kết 7,8 10 28% Đợt rót vốn đầu tiên 14,2 16 13% Thời gian giải ngân 20,3 33,7 66%

Nguồn: AFD (2014)

Các chỉ số đánh giá về hiệu suất triển khai các dự án sử dụng vốn ƣu đãi do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ tại Việt Nam đều cao hơn so với khu vực trong tất cả các khâu từ giai đoạn thẩm cứu, ký kết, đợt rót vốn đầu tiên cho đến thời gian giải ngân. Vấn đề nổi cộm nhất là tình trạng chậm trễ trong việc triển khai các chƣơng trình, dự án mất hơn 66% so với khu vực. Số liệu thống kê cho thấy có đến trên 80% các dự án cho Bộ Tài chính giai đoạn 2000-2007 đều phải xin gia hạn bởi nhiều lý do.

Ví dụ điển hình về tính phù hợp và tính hiệu suất:

Dự án Quỹ Tín thác đa biên các nhà tài trợ cho hiện đại hoá quản lý tài chính công nhận được sự quan tâm và đồng tài trợ của các nhà tài trợ: Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Na Uy, Đan mạch, Vương quốc Anh - Bắc Ai len và Canađa do Bộ Tài chính thực hiện trong 3 năm với tổng giá trị viện trợ cho Quỹ là 4.315.000 USD.

Dự án hướng vào 02 mục tiêu chính bao gồm:

1. Nâng cao tính hiệu quả của của quản lý tài chính công và triển khai chương trình Hiện đại hoá Quản lý tài chính công; và

2. Cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức hội thảo và đào tạo nhằm tăng cường năng lực cho Bộ Tài chính về lập kế hoạch, triển khai và áp dụng các chính sách và qui trình cải cách quản lý tài chính công.

Đến nay, Dự án đã hoàn thành kế hoạch đầu ra, bao gồm cả những sản phẩm thể chế, chính sách, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ của bộ và các hệ thống thông tin quản lý.

Dự án trên được coi là một điển hình về tính phù hợp cao đối với các nhu cầu và ưu tiên cải cách của Bộ Tài chính. Theo kết quả thăm dò ý kiến của hơn 100 cán bộ, Dự án được đánh giá cao về nhiểu mặt (hiệu quả và tác động), đặt biệt là về tính phù hợp đối với công cuộc cải cách và hiện đại hóa quản lý tài chính công. Kết quả đánh giá do nhà tài trợ tiến hành cũng ghi nhận dự án đã “đáp ứng cao” đối với nhu cầu hỗ trợ cải cách tổng thể của toàn ngành - những việc mà hình thức hỗ trợ theo dự án song phương khó có thể thực hiện được. Ngoài ra, Dự án cũng được các đơn vị thụ hưởng ghi nhận là đã khẳng định được tính phù hợp với nhu cầu cần hỗ trợ của mình.

Trong những yếu tố góp phần tạo nên tính phù hợp cao của dự án nổi lên 3 yếu tố sau:

- Tính chủ động và sở hữu của phía Việt Nam trong quá trình triển khai dự án: Có thể coi là một điển hình về việc các hoạt động đã được thiết kế theo quy trình từ dưới lên (bottom-up). Thay vì việc các chuyên gia thuê ngoài hoặc nhà tài trợ xây dựng hoạt động cho dự án, các hoạt động cụ thể của Quỹ này đều được chính đơn vị thụ hưởng tự xây dựng, cán bộ của Ban Quản lý Quỹ chỉ hỗ trợ khi cần thiết, chủ yếu là thời gian đầu. Nhờ vậy, hoạt động của Quỹ luôn đáp ứng được yêu cầu của chính các đơn vị thụ hưởng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

- Vai trò lãnh đạo, chủ động của Bộ Tài chính và các đơn vị thụ hưởng trong quá trình thiết kế dự án: Ngay trong khâu thiết kế, với vai trò là đầu mối điều phối ODA của Bộ, đã chủ động bám sát nội dung Chương trình Hiện đại hoá ngành Tài chính, phối hợp với các đơn vị trong Bộ để cùng tham gia thiết kế dự án với các nhà tài trợ. Nhờ vậy, Dự án đã phản ánh toàn bộ các ưu tiên và định hướng của Chương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)