Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế sau khi Việt Nam trở thành nƣớc có thu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 112 - 114)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế sau khi Việt Nam trở thành nƣớc có thu

4.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế sau khi Việt Nam trở thành nƣớc có thu nhập trung bình thu nhập trung bình

4.1.1. Bối cảnh trong nước và những vấn đề đặt ra

Nhờ thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001- 2010 và Kế hoạch 5 năm 2006-2010, Việt Nam đã đạt cột mốc phát triển của một nƣớc thu nhập trung bình, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân.

Với những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ đạt đƣợc trong thời gian qua, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nƣớc chậm phát triển, tạo những tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới. Diện mạo của đất nƣớc có nhiều thay đổi, chính trị, xã hội ổn định, vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đƣợc củng cố và nâng cao. Bằng những cải cách thực tiễn và các đối thoại thẳng thắn, xây dựng, Việt Nam đã tạo đƣợc sự tin cậy và cởi mở với cộng đồng các nhà tài trợ. Đây là những yếu tố đặc biệt thuận lợi cho thu hút các nguồn vốn ƣu đãi trong những năm tới.

Trong giai đoạn tới, Việt Nam tiếp tục duy trì tăng trƣởng cao, bền vững, dự báo mức tăng trƣởng kinh tế khoảng 6-7%/năm, do vậy nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển khá lớn. Để đạt đƣợc mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là mục tiêu then chốt, là một trong ba đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Vì vậy, nhu cầu vốn để thực hiện chƣơng trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc rất lớn (vào khoảng 5.900 - 6.100 nghìn tỷ đồng). Tính đến năm 2020, Việt Nam cần 60 - 70 tỷ USD để xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng nhƣ đƣờng cao tốc, đƣờng nội đô, nhà máy điện… (Phạm Thị Túy, 2011) do đó phải huy động

từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn vốn vay của chính phủ (ODA, vay kém ƣu đãi nƣớc ngoài, trái phiếu chính phủ) và bảo lãnh Chính phủ cho các chƣơng trình, dự án trọng điểm của Nhà nƣớc. Điều đó, gây áp lực cho công tác huy động, sử dụng vốn vay khu vực công, có thể sẽ gây sức ép đối với việc gia tăng nợ công, nợ Chính phủ và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công trong thời gian tới (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2011).

Mặc dù Việt Nam đã đứng trong hàng ngũ Nhóm các nƣớc MIC song con đƣờng phía trƣớc còn nhiều khó khăn, thách thức đan xen trong khung cảnh thế giới đầy biến động. Chính vì vậy, việc tranh thủ và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ các nguồn vốn ƣu đãi và tăng cƣờng hơn nữa quan hệ hợp tác phát triển với Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế phù hợp với bối cảnh phát triển mới trong những năm tiếp theo là hết sức cần thiết.

4.1.2. Bối cảnh quốc tế

Theo dự báo trong thời gian tới, kinh tế thế giới tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tăng trƣởng tại một số quốc gia sụt giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Khủng hoảng nợ công ngày càng nghiêm trọng đã tác động đến tất cả các nƣớc trong khu vực EU, lan sang cả khu vực ngân hàng, ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế. Suy thoái sẽ không chỉ diễn ra tại các nƣớc phƣơng Tây mà ngay tại cả Châu Á (đặc biệt là các nƣớc mới nổi), nơi luôn đƣợc xem là động lực phát triển kinh tế thế giới trong thời gian qua. Bên cạnh đó, dòng luân chuyển thƣơng mại và đầu tƣ từ các nền kinh tế phát triển vào khu vực này cũng giảm đi đáng kể, và nguồn cung vốn ƣu đãi của thế giới có khả năng giảm sút do kinh tế một số nƣớc thành viên OECD-DAC gặp khó khăn bởi tình trạng nợ công cao (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2011).

Trong thời gian qua nguồn vốn ƣu đãi chỉ đƣợc duy trì ổn định mặc dù một số nƣớc thành viên Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vấp phải tình trạng suy thoái dẫn đến ngân sách dành cho viện trợ ở các nƣớc này bị cắt giảm. Năm 2014 tổng số vốn ODA của các nƣớc thành viên DAC đạt 135,2 tỷ USD, cao hơn mức 135,1 tỷ USD của năm 2013 (Bộ

Kế hoạch và Đầu tƣ, 2015). Dự kiến trong giai đoạn 2015 - 2018 nguồn vốn ODA tiếp tục đƣợc duy trì bền vững.

Theo tập quán viện trợ phát triển quốc tế, viện trợ với những điều kiện ƣu đãi dành cho các nƣớc nghèo, chậm phát triển thu nhập thấp. Tính chất ƣu đãi của hỗ trợ phát triển thể hiện ở viện trợ không hoàn lại và vốn vay ƣu đãi. Trong quá khứ, là nƣớc thu nhập thấp, Việt Nam đã đƣợc hƣởng những ƣu đãi của ODA trong thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)