Đánh giá công tác điều phối nguồn vốn ƣu đãi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 88 - 92)

Biểu đồ 3 .2 Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1980 2015

Biểu đồ 3.5 Đánh giá công tác điều phối nguồn vốn ƣu đãi

Nguồn: Bộ Tài chính, 2014

Kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi của 59 Cơ quan chủ quản, trong đó bao gồm 7 Bộ, 41 tỉnh/thành phố và 11 Tổng Công ty/Tổ chức Hội về Phân cấp quản lý nguồn vốn đầu tƣ phát triển cho kết quả về đánh giá về phân cấp quản lý, có 18,2% ý kiến trả lời cho rằng, cấp bộ và cơ quan ngang bộ phân cấp quản lý rất tốt, 45,5% đánh giá tốt, 31,8% đánh giá bình thƣờng và 4,5% đánh giá kém. Đối với cấp tỉnh, thành phố, có 22,2% ý kiến đánh giá rất tốt, 53,3% ý kiến đánh giá tốt, 17,8% đánh giá mức độ bình thƣờng và 6,7% đánh giá kém. Từ kết quả khảo sát, điều tra có thể nhận thấy, việc phân cấp là đúng hƣớng và các cơ quan và địa phƣơng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình sau khi đƣợc phân cấp.

Bảng 3.5. Thời hạn trung bình thực hiện các dự án của AFD tại Việt Nam và trong khu vực Thời hạn trung bình (tháng) Trong khu vực Tại Việt Nam

Thời gian vƣợt của Việt Nam so với khu vực Giai đoạn thẩm cứu 13,6 20,3 49%

Để ký kết 7,8 10 28% Đợt rót vốn đầu tiên 14,2 16 13% Thời gian giải ngân 20,3 33,7 66%

Nguồn: AFD (2014)

Các chỉ số đánh giá về hiệu suất triển khai các dự án sử dụng vốn ƣu đãi do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ tại Việt Nam đều cao hơn so với khu vực trong tất cả các khâu từ giai đoạn thẩm cứu, ký kết, đợt rót vốn đầu tiên cho đến thời gian giải ngân. Vấn đề nổi cộm nhất là tình trạng chậm trễ trong việc triển khai các chƣơng trình, dự án mất hơn 66% so với khu vực. Số liệu thống kê cho thấy có đến trên 80% các dự án cho Bộ Tài chính giai đoạn 2000-2007 đều phải xin gia hạn bởi nhiều lý do.

Ví dụ điển hình về tính phù hợp và tính hiệu suất:

Dự án Quỹ Tín thác đa biên các nhà tài trợ cho hiện đại hoá quản lý tài chính công nhận được sự quan tâm và đồng tài trợ của các nhà tài trợ: Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Na Uy, Đan mạch, Vương quốc Anh - Bắc Ai len và Canađa do Bộ Tài chính thực hiện trong 3 năm với tổng giá trị viện trợ cho Quỹ là 4.315.000 USD.

Dự án hướng vào 02 mục tiêu chính bao gồm:

1. Nâng cao tính hiệu quả của của quản lý tài chính công và triển khai chương trình Hiện đại hoá Quản lý tài chính công; và

2. Cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức hội thảo và đào tạo nhằm tăng cường năng lực cho Bộ Tài chính về lập kế hoạch, triển khai và áp dụng các chính sách và qui trình cải cách quản lý tài chính công.

Đến nay, Dự án đã hoàn thành kế hoạch đầu ra, bao gồm cả những sản phẩm thể chế, chính sách, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ của bộ và các hệ thống thông tin quản lý.

Dự án trên được coi là một điển hình về tính phù hợp cao đối với các nhu cầu và ưu tiên cải cách của Bộ Tài chính. Theo kết quả thăm dò ý kiến của hơn 100 cán bộ, Dự án được đánh giá cao về nhiểu mặt (hiệu quả và tác động), đặt biệt là về tính phù hợp đối với công cuộc cải cách và hiện đại hóa quản lý tài chính công. Kết quả đánh giá do nhà tài trợ tiến hành cũng ghi nhận dự án đã “đáp ứng cao” đối với nhu cầu hỗ trợ cải cách tổng thể của toàn ngành - những việc mà hình thức hỗ trợ theo dự án song phương khó có thể thực hiện được. Ngoài ra, Dự án cũng được các đơn vị thụ hưởng ghi nhận là đã khẳng định được tính phù hợp với nhu cầu cần hỗ trợ của mình.

Trong những yếu tố góp phần tạo nên tính phù hợp cao của dự án nổi lên 3 yếu tố sau:

- Tính chủ động và sở hữu của phía Việt Nam trong quá trình triển khai dự án: Có thể coi là một điển hình về việc các hoạt động đã được thiết kế theo quy trình từ dưới lên (bottom-up). Thay vì việc các chuyên gia thuê ngoài hoặc nhà tài trợ xây dựng hoạt động cho dự án, các hoạt động cụ thể của Quỹ này đều được chính đơn vị thụ hưởng tự xây dựng, cán bộ của Ban Quản lý Quỹ chỉ hỗ trợ khi cần thiết, chủ yếu là thời gian đầu. Nhờ vậy, hoạt động của Quỹ luôn đáp ứng được yêu cầu của chính các đơn vị thụ hưởng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

- Vai trò lãnh đạo, chủ động của Bộ Tài chính và các đơn vị thụ hưởng trong quá trình thiết kế dự án: Ngay trong khâu thiết kế, với vai trò là đầu mối điều phối ODA của Bộ, đã chủ động bám sát nội dung Chương trình Hiện đại hoá ngành Tài chính, phối hợp với các đơn vị trong Bộ để cùng tham gia thiết kế dự án với các nhà tài trợ. Nhờ vậy, Dự án đã phản ánh toàn bộ các ưu tiên và định hướng của Chương trình Hiện đại hoá ngành lúc đó. Đặc biệt, Dự án đã “trám” được những mảng chuyên môn có nhu cầu cần hỗ trợ cao mà đến thời điểm đó chưa có nhà tài trợ nào quan tâm. Có thể nói, Dự án đã tăng cường được vai trò sở hữu của Chính phủ trong việc quản lý, điều phối các nguồn tài trợ quốc tế để tổ chức thực hiện chương trình cải cách quản lý tài chính công của chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015).

Từ những kết quả khảo sát, phân tích số liệu và đánh giá về tình hình giải ngân có thể rút ra một tồn tại chủ yếu trong việc giải ngân nhƣ sau:

Thứ nhất, thời gian chuẩn bị dự án, bao gồm từ khi lập Danh mục yêu cầu tài trợ đến khi Điều ƣớc quốc tế về chƣơng trình/dự án đƣợc ký kết với nhà tài trợ thƣờng kéo dài, bình quân 2-3 năm, nhiều trƣờng hợp đến 4-5 năm. Việc đề xuất và lựa chọn các dự án sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi chƣa thực sự có căn cứ vững chắc. Một số lƣợng không nhỏ các chƣơng trình, dự án đƣợc xuất phát từ các ý tƣởng hoặc đề xuất từ các nhà tài trợ. Điều này làm nhiều dự án vừa mới ký kết xong đã lạc hậu bởi tác động của biến động về giá cả, chi phí giải phóng mặt bằng,… Đồng thời ảnh hƣởng tiêu cực đến các cân đối đầu tƣ, làm giảm sút tính ƣu tiên và hiệu quả thực tiễn của việc sử dụng nguồn vốn này.

Thứ hai, chất lƣợng văn kiện chƣơng trình, dự án chƣa cao. Tình trạng các

chƣơng trình, dự án trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần vì mục đích, nội dung và quy mô đầu tƣ không sát với thực tế, thậm chí một số dự án phải thay đổi địa điểm hoặc bị hủy bỏ xảy ra khá phổ biến. Đây là yếu tố làm tăng chi phí giao dịch, làm chậm tiến độ, gây ra nhiều thất thoát, lãng phí.

Thứ ba, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ƣu đãi trong 5 năm vừa qua của Việt Nam

nhìn chung thấp hơn tỷ lệ bình quân của khu vực và thế giới. Việc chậm giải ngân nguồn vốn này đƣơng nhiên dẫn đến giảm sút hiệu quả sử dụng vốn, giảm sút hiệu quả đầu tƣ, đặc biệt trong một số trƣờng hợp Chính phủ phải trả phí cam kết đối với số vốn chƣa giải ngân.

Thứ tư, thông tin về nguồn vốn ƣu đãi, về tình hình quản lý và thực hiện, về

những hƣớng dẫn tiếp cận đến nguồn vốn này của phía Việt Nam cũng nhƣ của một số nhà tài trợ chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi, minh bạch và tiện dụng đối với công luận cũng nhƣ các đối tác Việt Nam có nhu cầu sử dụng nguồn vốn này. Tình trạng này tạo ra những khó khăn đối với nhiều đối tác Việt Nam, nhất là các tỉnh nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, đồng thời gây ra những dƣ luận trái chiều trong xã hội.

Thứ năm, đã xảy ra một số trƣờng hợp vi phạm pháp luật, lợi dụng chức vụ và

quyền hạn, tham nhũng và hối lộ trong sử dụng nguồn vốn ƣu đãi nhƣ vụ việc xẩy ra tại Ban quản lý 18, thuộc Bộ Giao thông và vận tải. Điều này gây tác động xấu tới uy tín của Việt Nam trƣớc dƣ luận xã hội tại nƣớc tài trợ cũng nhƣ ở trong nƣớc.

3.3.3. Tác động của các nguồn vốn ưu đãi

Tác động của các chƣơng trình dự án sử dụng vốn ƣu đãi đƣợc phân tích ở cả tầm quốc gia và trong các lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Ở cấp độ quốc gia, vốn ƣu đãi đã có tác động tích cực trong việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam cũng nhƣ việc hoàn thiện các thể chế chính sách cần thiết trong quá trình đổi mới của đất nƣớc. Hầu hết các chính sách quan trọng trong quá trình cải cách đều đƣợc xây dựng và hoàn thiện với sự hỗ trợ từ các nguồn vốn ƣu đãi. Trong giai đoạn tăng cƣờng hội nhập quốc tế vừa qua, phần chất xám và kinh nghiệm quốc tế tranh thủ đƣợc qua các dự án vay các nguồn vốn ƣu đãi đã có đóng góp hết sức quan trọng, không thể thay thế trong quá trình hoàn thiện khuôn khổ chính sách của Việt Nam cho gần hơn với thông lệ và các cam kết quốc tế.

690 790 910 1010 1100 1260 1400 1730 1732 15.5 13.4 14.2 12.6 11.1 9.8 8.4 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 T ổng t hu nh ập qu ốc n B Q /ng ƣời (USD) T lệ ng hèo ( %)

Tỷ lệ nghèo Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)