Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụngcác nguồn vốn ƣu đãi trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 61 - 63)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụngcác nguồn vốn ƣu đãi trong

trong bối cảnh nƣớc có mức thu nhập trung bình

2.3.1. Các nhân tố khách quan

Có khá nhiều nhân tố khách quan chi phối đến việc cung cấp viện trợ của các nhà tài trợ, trong đó có 3 yếu tố chủ yếu sau:

Thứ nhất, thực trạng về tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia cung cấp viện trợ nhƣ tăng trƣởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân; hoặc những thay đổi chính trị ở một quốc gia, đặc biệt với những nƣớc có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đảng cầm quyền sẽ ảnh hƣởng lớn đến quyết định cung cấp tài trợ cho một nƣớc khác. Đối với các quốc gia đang cung cấp vốn, nếu bị ảnh hƣởng mạnh bởi khủng hoảng kinh tế, hoặc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát cao... có thể giảm hoặc dừng cam kết vốn ƣu đãi cho các nƣớc khác.

Thứ hai, các chính sách và tôn chỉ hỗ trợ của các Nhà tài trợ: Nhìn chung mỗi nhà tài trợ đều có tôn chỉ, mục đích tài trợ riêng. Đối với các nƣớc Bắc Âu, họ thƣờng trú trọng đến vấn đề môi trƣờng, do đó nguồn cung cấp vốn ƣu đãi của các

nƣớc này đều hỗ trợ cho các chƣơng trình, dự án trong lĩnh vực môi trƣờng nhƣ thoát nƣớc, xử lý rác thải. Trong khi đó, nhiều quốc gia sẽ quyết định cung cấp tài trợ nhằm tăng cƣờng hợp tác song phƣơng và quan tâm nhiều đến yếu tố quan hệ truyền thống hơn là lĩnh vực ƣu tiên tài trợ nhƣ Pháp, Nhật, Hàn Quốc. Các tổ chức tài chính quốc tế lớn nhƣ WB, ADB đều tập trung vào hỗ trợ phát triển hạ tầng nhƣ giao thông, năng lƣợng và phát triển đô thị.

Thứ ba, do cam kết viện trợ của các nƣớc phát triển, đặc biệt là các nƣớc G7 có xu hƣớng giảm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, xung đột vũ trang, dịch bệnh toàn cầu nên khả năng cung cấp vốn ƣu đãi có xu hƣớng giảm. Các nƣớc đã vƣợt qua mức nghèo, bƣớc sang mức thu nhập trung bình thấp hoặc trung bình sẽ có ít cơ hội tiếp nhận viện trợ hơn.

2.3.2. Các nhân tố chủ quan

Đối với nƣớc khi đã đạt đƣợc mức thu nhập trung bình thấp, vừa thoát ra khỏi nƣớc nghèo cũng có nhiều nhân tố chủ quan chi phối đến khả năng tiếp cận viện trợ của các nƣớc đang phát triển, trong đó phải kể đến 4 yếu tố chính sau:

Thứ nhất, đó là tình hình kinh tế chính trị của nƣớc nhận tài trợ: Các chỉ số nhƣ tăng trƣởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp sẽ có những tác động trực tiếp đến quá trình thu hút và sử dụng vốn ƣu đãi. Ví dụ, ở các quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, viện trợ tƣơng đƣơng 1% GDP có thể dẫn đến mức tăng trƣởng bền vững tƣơng đƣơng 0,5% GDP (Hà Thị Thu, 2014). Sự ổn định về mặt chính trị, kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng để cộng đồng các nhà tài trợ đi đến quyết định viện trợ.

Thứ hai, qui trình và sự hài hòa về thủ tục và sự minh bạch của nƣớc tiếp nhận viện trợ: Ở những quốc gia có quy trình và thủ tục đơn giản, phân cấp mạnh và có sự hài hòa cao về thủ tục giải ngân viện trợ (nhƣ quy trình phê duyệt, đấu thầu, chính sách giải phóng mặt bằng,...), sự minh bạch cao so với chính sách của nhà tài trợ sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc thu hút vốn ƣu đãi.

Thứ ba, năng lực chuyên môn của các cán bộ, các ban quản lý các chƣơng trình dự án sử dụng vốn ƣu đãi đặc biệt là năng lực về đàm phán, ký kết các điều ƣớc cụ thể về vốn vay cũng là những nhân tố hết sức quan trọng tác động đến việc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 61 - 63)