Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 106 - 107)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4. Những mặt đƣợc, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra

3.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại

Những hạn chế và yếu kém nêu trên trong công tác quản lý và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có thể nêu một số nguyên nhân chính sau:

Một là, một bộ phận không nhỏ cán bộ ở các cấp, kể cả cán bộ lãnh đạo chƣa hiểu rõ vai trò và bản chất của vốn ƣu đãi. Tính chất ƣu đãi của vốn vay và viện trợ không hoàn lại thƣờng dẫn đến việc không chú ý đến yêu cầu về hiệu quả của việc sử dụng viện trợ, chƣa quan tâm đầy đủ đến việc xác định các ƣu tiên đầu tƣ; thiếu phát huy vai trò làm chủ trong quá trình chuẩn bị dự án; công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án không đƣợc thực hiện nghiêm túc.

Hai là, không đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các chƣơng trình và dự án theo tiến độ đã đƣợc cam kết trong các điều ƣớc quốc tế cụ thể về ODA đã đƣợc ký kết với các nhà tài trợ. Đối với các dự án xây dựng công trình thƣờng chậm tiến độ do công tác đền bù, tái định cƣ gặp nhiều khó khăn, phức tạp, chính sách, cơ chế thiếu nhất quán và hay thay đổi.

Ba là, quy trình và thủ tục quản lý chƣơng trình và dự án sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi của Việt Nam còn phức tạp và không đồng bộ, đồng thời có những sự khác biệt so với các nhà tài trợ, nhất là trong ba khâu công việc quan trọng gồm đấu thầu mua sắm; đền bù, di dân và tái định cƣ và quản lý tài chính của các chƣơng trình, dự án dẫn đến tình trạng trình duyệt “kép”. Chỉ có 4% vốn ƣu đãi áp dụng các qui định về đấu thầu và 3% sử dụng hệ thống quản lý tài chính công của Việt Nam, còn lại theo cách thức của nhà tài trợ. Các báo cáo đánh giá tác động về môi trƣờng và xã hội, tỷ lệ áp dụng theo qui định của Việt Nam là 9% và 0,4% (Phan Trung Chính, 2008). Do chồng chéo, nhiều dự án sử dụng vốn vay phải thực hiện một lúc hai hệ thống thủ tục, làm gia tăng chi phí, thời gian chuẩn bị, ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án (Trần Minh Tuấn, 2011).

Bốn là, chƣa luật hóa đƣợc việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi và việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ chƣa nhất quán và có nơi có lúc chƣa nghiêm túc. Sự phối hợp trong nội bộ các bộ, ngành, giữa Trung ƣơng và địa phƣơng và với các nhà tài trợ chƣa thật sự thông suốt, nhất là các lĩnh vực có sự tham gia của nhiều nhà tài trợ hoặc các chƣơng trình, dự án đa ngành đa cấp và đa mục tiêu.

Năm là, tổ chức quản lý dự án thiếu tính chuyên nghiệp. Năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý dự án còn hạn chế, nhất là ở các địa phƣơng. Nhân sự các Ban quản lý dự án thƣờng không ổn định, trong nhiều trƣờng hợp hoạt động kiêm nhiệm. Công tác đào tạo quản lý dự án chƣa thực hiện thƣờng xuyên, có hệ thống và bài bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi việt nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)