Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình cam kết, ký kết các nguồn vốn ƣu đãi trong giai đoạn 2011-
2015 sau khi Việt Nam đã trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình
3.1.1. Tình hình cam kết, ký kết
Trải qua hơn 20 năm đồng hành cùng Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam với các nhà tài trợ đã không ngừng đƣợc tăng cƣờng và phát triển. Hiện nay, ở Việt Nam có trên 50 nhà tài trợ song phƣơng và đa phƣơng đang hoạt động, cung cấp các nguồn vốn ƣu đãi cho hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam, bao gồm:
Các nhà tài trợ song phƣơng gồm Chính phủ các nƣớc: Ai-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-li-a, Luc-xem-bua, Ma-lai-xia, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôx-trây-li-a, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Singapore.
Các nhà tài trợ đa phƣơng bao gồm:
- Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ:
Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Quỹ Phát triển quốc tế của các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID), Quỹ Cô-oét, Quỹ Đầu tƣ Ả rập, Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Ngân hàng Đầu tƣ Bắc Âu (NIB).
- Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ:
Liên minh châu Âu (EU), Cao uỷ Liên hợp quốc về ngƣời tỵ nạn (UNHCR), Chƣơng trình chung của Liên hợp quốc về Phòng chống HIV/AIDS (UNAIDS), Chƣơng trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên hợp quốc (UNEP), Chƣơng trình Định cƣ Con ngƣời của Liên hợp quốc (UN- HABITAT), Chƣơng trình Tình nguyện của Liên hợp quốc (UNV), Cơ quan của Liên hợp quốc về Bình đẳng Giới và Nâng cao Quyền năng cho Phụ nữ (UN Women), Hội nghị Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển (UNCTAD), Tổ chức Văn hóa,
Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực của Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Di cƣ quốc tế (IOM), Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Quỹ Môi trƣờng toàn cầu (GEF), Quỹ Đầu tƣ Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét, Trung tâm Thƣơng mại Quốc tế (ITC), Văn phòng Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC).
Để hợp thức hóa cam kết vốn ODA bằng các văn kiện pháp lý quốc tế, Chính phủ và các nhà tài trợ đã ký kết các điều ƣớc quốc tế cụ thể về ODA trên cơ sở các chƣơng trình và dự án đƣợc các bên thông qua. Trong thời kỳ 2006-2010, vốn ODA đã ký kết trong các Điều ƣớc quốc tế cụ thể đạt 20,61 tỷ USD, cao hơn 12,7% so với chỉ tiêu đề ra trong Đề án ODA 2006-2010 (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2010). Đây là sự nỗ lực chung của các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ trong việc chuẩn bị các chƣơng trình, dự án và tiến hành các thủ tục đàm phán, ký kết các điều ƣớc quốc tế cụ thể về ODA. 4.446 5.427 5.915 8.064 7.906 2.989 3.912 4.340 6.201 3.173 1.785 2.176 2.253 4.105 3.541 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 2006 2007 2008 2009 2010 CAM KẾT KÝ KẾT GIẢI NGÂN
Đơn vị: Triệu USD
Biểu đồ 3.1. Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA thời kỳ 2006-2010
Trong thời kỳ 2006-2010 tổng vốn ODA giải ngân đạt 13,86 tỷ USD, bằng 67,25% vốn ký kết và cao hơn 11% so với chỉ tiêu đề ra trong Đề án ODA 2006- 2010. Tuy mức giải ngân vốn ODA đã có những cải thiện nhất định trong những năm gần đây, song đối với một số nhà tài trợ thì vẫn còn thấp hơn so với mức bình quân trong khu vực và quốc tế.
Cơ cấu nguồn vốn ODA đƣợc ký kết về cơ bản phù hợp với định hƣớng ƣu tiên của Chính phủ trong thời kỳ 2006-2010. Bảng dƣới đây cho thấy những lĩnh vực nhƣ năng lƣợng và công nghiệp, phát triển giao thông, thông tin liên lạc và cấp thoát nƣớc đô thị đạt mức cao hơn về giá trị tƣơng đối và đạt xấp xỉ về giá trị tuyệt đối so với chỉ tiêu dự kiến nêu trong Đề án ODA 2006-2010. Riêng các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, giáo dục,... đạt thấp hơn dự kiến từ 3-5%.
Tổng các nguồn vốn ƣu đãi ký kết trong các điều ƣớc quốc tế cụ thể thời kỳ 2011- 2015 sau khi Việt Nam đã trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình, đạt trên 27,159 tỷ USD, cao hơn 28,4% so với mức của thời kỳ 2006-2010, trong đó ODA vốn vay và vốn vay ƣu đãi ƣớc đạt 25,889 tỷ USD, chiếm khoảng 95,32% và ODA viện trợ không hoàn lại ƣớc đạt 1,270 tỷ USD, chiếm khoảng 4,68% (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2015).
Về cơ cấu vốn ODA và vốn vay ƣu đãi theo ngành và lĩnh vực, Bảng 3.1 dƣới đây cho thấy các lĩnh vực có tỷ trọng vốn ODA và vốn vay ƣu đãi tƣơng đối cao nhƣ: Giao thông vận tải (37,41%), môi trƣờng (18,31%), năng lƣợng và công nghiệp (16,61%); trong khi ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo, y tế, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, tăng cƣờng năng lực thể chế,... còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn (dƣới 10%). Nguyên nhân của tình hình này là tỷ lệ sử dụng vốn ODA không hoàn lại trong tổng vốn ODA và vốn vay ƣu đãi của các ngành này thƣờng cao. Hiện nay vốn ODA không hoàn lại giảm mạnh, cùng với đó phần lớn các chƣơng trình và dự án trong các ngành này không có khả năng hoàn vốn, do vậy khó sử dụng vốn vay, trong đó vốn vay ODA giảm về lƣợng, còn vốn vay ƣu đãi có lãi suất cao và thời gian trả nợ ngắn.
Bảng 3.1. ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 2011 – tháng 7/2015
Đơn vị: Triệu USD
Ngành, lĩnh vực Tổng số Tỷ lệ (%)
1. Giao thông vận tải 9.864,85 37,41 2. Môi trƣờng (cấp, thoát nước, đối phó với
biến đổi khí hậu,…) và phát triển đô thị 4.829,98 18,31 3. Năng lƣợng và công nghiệp 4.379,38 16,61 4. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Xóa
đói giảm nghèo 2.544,92 9,65 5. Y tế - Xã hội 1.026,94 3,89 6. Giáo dục và đào tạo 969,51 3,68 7. Ngành khác (khoa học công nghệ, tăng
cường năng lực thể chế,...) 2.757,43 10,46
Tổng số 26.373,01 100
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015)
3.1.2. Tình hình giải ngân
Sau khi đã trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình, các ngành, các cấp đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các chƣơng trình, dự án ODA và vốn vay ƣu đãi. Đặc biệt với sự ban hành một loạt các văn bản quy phạm, trong đó phải kể đến Nghị định số 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ đã tạo đƣợc môi trƣờng, hành lang pháp lý thuận lợi để triển khai đƣợc nguồn vốn ƣu đãi. Nghị định này đã đƣa ra đƣợc quy trình thủ tục va cơ chế triển khai các nguồn vốn ƣu đãi. Đặc biệt là việc xác định cơ quan phê duyệt cơ chế tài chính trong nƣớc đối với các nguồn vốn ƣu đãi, tạo điều kiện thuận lợi trong đàm phán với các nhà tài trợ các Hiệp định vay vốn và bảo đảm tính khả thi của Dự án.
Có thể thấy giải ngân vốn ODA và vốn vay ƣu đãi trong thời kỳ 2011 - 2015 đã có những tiến bộ vƣợt bậc so với giai đoạn trƣớc đây. Tổng vốn ODA và vốn vay
ƣu đãi giải ngân thời kỳ 2011 - 2015 ƣớc đạt 24,225 tỷ USD (bình quân khoảng 4,85 tỷ USD/năm), chiếm 90,49% tổng vốn ODA và vốn vay ƣu đãi ký kết trong thời kỳ này. Mức giải ngân này cao hơn từ 51,4 - 73,1% so với mục tiêu đề ra trong Đề án ODA 2011 - 2015 và cao gấp 1,75 lần tổng vốn ODA giải ngân trong thời kỳ 2006- 2010. Giải ngân của các nhà tài trợ lớn (WB, Nhật Bản) đã có những cải thiện đáng kể. Tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ nhì và năm 2012 đứng thứ nhất thế giới, tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012.
Bảng 3.2 dƣới đây so sánh thực trạng giải ngân các nguồn vốn ƣu đãi trong giai đoạn 2011-2015 so với giai đoạn trƣớc khi Việt Nam đạt đƣợc mức thu nhập trung bình. Kết quả phân tích cho thấy tình hình giải các nguồn vốn ƣu đãi giai đoạn 2011-2015 ( sau MIC) đã có những chuyển biến tích cực nhƣ so với giai đoạn 2006-2010: Tỷ lệ ký kết so với cam kết đạt 84% (tăng 27% so với giai đoạn 2006-2010); tỷ lệ giải ngân so với tỷ lệ cam kết đạt mức khá cao là 88% (tăng 25,5% so với giai đoạn 2006-2010).
Bảng 3.2. Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân các nguồn vốn ƣu đãi
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm Cam kết (C) Ký kết (S) Giải ngân (D) % S/C % D/S
Giai đoạn 2006-2010 2006 4446 2989 1785 67 60 2007 5427 3912 2176 72 56 2008 5915 4340 2253 73 52 2009 8064 6201 4105 77 66 2010 7906 3173 3541 40 112 Tổng số 31756 20615 13860 66 69 Giai đoạn 2011-2015 2011 7387 6814 3650 92 54 2012 6486 5869 4183 90 71 2013 6500 4594 4500 71 98 2014 - 4362 5600 - 128 Tổng số 20373 21639 17933 84 88